Lào Cai: Đảm bảo cấp nước sạch cho vùng dân tộc thiểu số

Bích Hợp | 03/09/2021, 19:24

(TN&MT) - Cấp nước sinh hoạt nông thôn, đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số luôn được xác định là bài toán khó. Tuy nhiên, tỉnh Lào Cai đã tranh thủ nhiều nguồn lực để đưa nước sinh hoạt về cho người dân vùng cao, vùng khó khăn.

Mục tiêu đến năm 2025 của tỉnh Lào Cai là tỷ lệ cấp nước sinh hoạt nông thôn hợp vệ sinh đạt 97%, trong đó 50% được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn của Bộ Y tế. Để đạt được điều này, tỉnh Lào Cai đã đề ra nhiều giải pháp, trong đó tăng cường thông tin, truyền thông đối với quản lý, khai thác công trình, nâng cao nhận thức của chính quyền địa phương, tổ chức đoàn thể và người dân về ý thức bảo vệ công trình cấp nước sinh hoạt, bảo vệ chất lượng nước, sử dụng nước tiết kiệm gắn với xây dựng nông thôn mới.

Đồng bào Dao thôn Tả Trang, Quang Kim, Bát Xát ( Lào Cai) vui mừng được sử dụng nước sạch.

Theo kế hoạch, giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Lào Cai tập trung nâng cấp, sửa chữa và quản lý vận hành, bảo dưỡng công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn để duy trì ổn định các công trình hiện có, tăng tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch.

Dự kiến tỉnh Lào Cai sẽ đầu tư 464 tỷ đồng khôi phục 259 công trình hoạt động kém bền vững và không hoạt động, cấp nước cho hơn 27 nghìn hộ; lắp đặt công nghệ xử lý nước sạch cho một số công trình; áp dụng các công nghệ cấp nước mới phù hợp với điều kiện của Lào Cai nhằm cải thiện điều kiện cung cấp nước tại khu vực nông thôn; ứng dụng kỹ thuật xây dựng công trình thu trữ, bổ cập nước ngầm cho các vùng khan hiếm nước ở các huyện Si Ma Cai, Bắc Hà, Mường Khương.

Tỉnh Lào Cai phấn đấu đến năm 2025 tỷ lệ cấp nước sinh hoạt nông thôn hợp vệ sinh đạt 97%, trong đó 50% được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn của Bộ Y tế.

Ông Đinh Văn Sửu, Giám đốc Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Lào Cai cho biết: Để người dân vùng cao được tiếp cận với nước sạch, tỉnh Lào Cai tiếp tục ưu tiên đầu tư để cải thiện điều kiện cấp nước cho người nghèo, khu vực khó khăn về nguồn nước. Việc đầu tư không chỉ đặt trọng tâm vào xây dựng công trình mà còn giải quyết đồng bộ các yếu tố khác như quản lý, công nghệ, truyền thông nâng cao nhận thức, đồng thời kiên trì thực hiện chủ trương tiếp cận dựa theo nhu cầu và phân cấp quản lý.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Tưng bừng ngày hội các dân tộc vùng Đông Bắc
(TN&MT) - Tối 2/11, tại TP. Lạng Sơn, Bộ VHTT&DL phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
  • Lang Chánh (Thanh Hóa): Hiệu quả triển từ mô hình trồng lúa chất lượng cao
    Nhận thức được việc phát triển nông lâm nghiệp là thế mạnh của địa phương, trong những năm qua, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân thị trấn Lang Chánh (Thanh Hóa) luôn trăn trở để tìm cây trồng phù hợp với địa phương. Năm 2022, thị trấn đã triển khai thí điểm mô hình lúa chất lượng cao tại cánh đồng lúa khu phố Trùng. Cũng nhờ mô hình thí điểm này đã gợi mở ra hướng phát triển kinh tế mới, không những tạo thêm công ăn việc làm, mà còn là cây xóa đói, giảm nghèo cho người nông dân nơi đây.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO