Lào Cai đảm bảo an toàn hộ đập trước mùa mưa lũ

Bích Hợp | 03/07/2020, 17:56

(TN&MT) - Nhằm tăng cường công tác quản lý, an toàn hồ đập, hồ chứa thủy lợi và khắc phục các tình trạng hư hỏng nứt đập, hồ chứa...trước, trong và sau mùa mưa lũ, tỉnh Lào Cai đã triển khai phương án an toàn hồ đập trước mùa mưa lũ năm 2020.

Do đó, để đảm bảo an toàn các hồ đập trước, trong và sau mừa mưa lũ, UBND tỉnh Lào Cai yêu cầu : UBND các huyện, thành phố, thị xã chủ động triền khai các biện pháp, ứng phó với mưa lũ, cực đoan bảo đảm an toàn hồ chứa; rà soát đánh giá năng lực của hồ chứa, đánh giá năng lực của các tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ thủy lợi. Bố trí kinh phí để sửa chữa, năng cấp và quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi đảm bảo an toàn.

Toàn tỉnh Lào Cai có 108 hồ chứa nước, trong đó 59 hồ chứa đã hư hỏng cần sửa chữa để đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ.

Giao Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương tùy chức nằng nhiệm vụ tiếp tục tổ chức kiểm tra, đánh giá các đập hồ chứa thủy lợi, hồ thủy điện, hồ chứa chất thải sau khai khoáng có phương án khắc phục để đảm bảo án toàn hồ đập mùa mưa lũ. Hồ chứa thủy lợi có phương án khắc phục để đảm bảo tích nước phục vụ sản xuất và các Chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ xây dựng các hồ chứa thủy lợi đảm bảo vượt lũ tiểu mãn và chống lũ an toàn. Các hồ thải tuyển quặng đuôi rà soát và bổ sung các phương án bảo vệ đập, phương án ứng phó thiên tai trong tình huống khẩn cấp. Các doanh nghiệp có hồ, đập thải bổ sung các hạng mục còn thiếu trong hồ sơ thiết kế (như tràn xả lũ, hệ thống tiêu thoát thu gom nước mặt, nước thải, nước ngầm...) đảm bảo tuyệt đối an toàn đập, hồ chứa bùn thải trong mùa mưa lũ năm 2020. Các hồ thủy điện, hồ chứa nước phải cập nhật thường xuyên tình trạng đập, các thiết bị, công trình nhận nước, xả lũ, tình hình hoạt động của hệ thống cảnh báo vận hành phát điện, cảnh báo lũ; chuẩn bị đầy đủ nhân lực, vật tư, trang thiết bị phục vụ công tác phòng chống thiên tai năm 2020; cập nhật, báo cáo kịp thời thông tin vận hành xả lũ về cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai các cấp, các địa phương, đơn vị liên quan

Hồ thủy lợi xã Phong Niên, huyện Bảo Thắng được làm từ những năm 80 của thế kỷ trước. Hồ có dung tích chứa 400.000 m3 nước, trước đây đập dâng đắp bằng đất, nên sau 40 năm khai thác và sử dụng, hồ đã xuống cấp nghiêm trọng, gây mất an toàn hồ đập. Do vậy, khi được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt danh mục đầu tư, bố trí vốn, Ban Quản lý Dự án sửa chữa và nâng cao an toàn đập đã khẩn trương tổ chức đầu thầu, triển khai thi công ngay, với mục tiêu hoàn thành công trình vượt tiến độ và đảm bảo chất lượng. Thi công từ tháng 2/2020 đến nay, công trình đã hoàn thành 60% khối lượng. Toàn bộ các hạng mục chính như nâng cấp đập dâng, kiên cố hóa mái thượng lưu, hạ lưu, làm mới tràn xả lũ, cống xả đáy, nhà van đều đang bước vào giai đoạn cuối, phấn đấu đến tháng 8/2020 sẽ hoàn thành và bản giao công trình, vượt tiến độ 4 tháng.

Tỉnh Lào Cai đang gấp rút sửa chữa các hồ, đập hư hỏng không đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ.

Còn hồ Phố Ràng, huyện Bảo Yên được làm từ những năm 1960, đến nay bị xuống cấp nhiều, phần đập chính bằng đất bị xói lở phía thượng lưu; tràn thoát lũ nhỏ, không đảm bảo tiêu thoát lũ. Sau khi thẩm định, hồ Phố Ràng được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt danh mục đầu tư, bố trí vốn để triển khai thi công. Bắt đầu thi công từ tháng 2/2020, do đặc thù là thi công công trình thủy, nên nhà thầu tận dụng thời tiết thuận lợi để đẩy nhanh tiến độ. Đến nay, khối lượng thi công đạt 50%, gồm đổ bê tông mở rộng hệ thống tràn xả lũ gấp 4 lần tràn xả lũ đầu tư trước đó, phù hợp với mặt thoáng của hồ, đảm bảo an toàn tiêu thoát lũ; kiên cố hệ thống đập dâng; gia cố cửa lấy nước bằng bê tông cốt thép, có van đóng mở đảm bảo cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và nuôi thủy sản. Hiện, nhà thầu tập trung tối đa nhân lực, thiết bị thi công, phấn đấu đến tháng 10/2020 sẽ hoàn thành và bàn giao.

Đây chỉ là 2 trong 6 hồ thủy lợi được đầu tư theo Dự án sửa chữa và nâng cao an toàn đập WB8, tỉnh Lào Cai do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư. Ngoài hồ Phong Niên, Phố Ràng, còn có các hồ: Tân An, Sung Lảng (Văn Bàn), Phú Nhuận (Bảo Thắng), Tả Sín (Bát Xát) được phê duyệt đầu tư sửa chữa, nâng cấp với tổng mức đầu tư trên 70 tỷ đồng.

Theo hợp đồng, cả 6 dự án đều hoàn thành và bàn giao vào ngày 31/12/2020, mặc dù dịch Covid – 19 đã làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công, tuy nhiên, chủ đầu tư và các nhà thầu đều cố gắng hoàn thành đúng, thậm chí vượt tiến độ.

Lào Cai có 32 hồ bị hỏng các hạng mục như: van, cống, tràn, mái và thân đập, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.

Được biết, toàn tỉnh Lào Cai có 108 hồ chứa nước, trong đó 59 hồ chứa đã hư hỏng. Hiện, 12 hồ chứa đang được sửa chữa, nâng cấp, còn lại 47 hồ chưa được sửa chữa; trong đó có 15 hồ chứa bị hư hỏng nặng cần sửa chữa ngay, 32 hồ còn lại bị hỏng các hạng mục như van, cống, tràn, mái và thân đập, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Hầu hết các đập hồ chứa đều được xây dựng từ rất lâu, đến nay nhiều hồ chứa đã bị bồi lắng lòng hồ, không đảm bảo yêu cầu trữ nước theo thiết kế.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
Đừng bỏ lỡ
  • TP. Vinh (Nghệ An): Tất cả các mẫu nước sạch đều đạt yêu cầu
    Mới đây, vào ngày 06/9/2023, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An đã có báo cáo về kết quả giám sát chất lượng nước sạch sử dụng vào mục đích sinh hoạt tại các nhà máy nước cung cấp cho thành phố Vinh và các vùng phụ cận. Theo đó, tất cả 10/10 mẫu nước sạch đều đạt QCĐP 01:2021/NA.
  • Quảng Ngãi: Nhiều bất cập trong đầu tư công trình nước sạch
    Bằng nhiều nguồn kinh phí khác nhau, những năm qua tỉnh Quảng Ngãi đầu tư hàng trăm công trình nước sạch, mỗi công trình có kinh phí đầu ít nhất là 500 triệu đồng, thậm chí có những công trình hơn 10 tỷ đồng. Thế nhưng, vì nhiều lý do có hơn 90% các công trình cấp nước ở nông thôn không hoạt động hoặc hoạt động kém hiệu quả gây lãng phí.
  • Mù Cang Chải (Yên Bái): Nhanh chóng khắc phục kênh mương thuỷ lợi sau mưa lũ
    (TN&MT) – Sau khi bị ảnh hưởng do mưa lũ gây ra vào đầu tháng 8/2023, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã tích cực phối hợp với các đơn vị tu sửa lại hệ thống kênh mương thuỷ lợi đảm bảo đủ nước cho bà con sản xuất vụ mùa.
  • Ninh Thuận: Thực hiện vận hành các hồ chứa trong mùa mưa lũ năm 2023
    (TN&MT) - Theo nhận định xu thế khí tượng thủy văn mùa mưa, bão, lũ năm 2023 của Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, trên các lưu vực sông cả nước sẽ có những diễn biến hết sức phức tạp, phạm vi ảnh hưởng do mưa bão rộng, đặc biệt là khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, cảnh báo nguy cơ lũ lớn, lũ quét và sạt lở đất tại các tỉnh miền Trung trong thời gian từ tháng 9 đến tháng 11.
  • Để những mạch nguồn chảy mãi
    Việt Nam được dệt thêu bởi 3.450 sông, suối - tạo nên sự đa dạng cảnh sắc, con người và văn hóa độc đáo. Thế nhưng, sông ngòi - những mạch sống của các hệ sinh thái đang bị đầu độc bởi con người. Ngày nay, khó có thể kiếm được con sông nào giữ được một vài nét nguyên sơ.
  • Lạng Sơn: Đưa nước sạch đến với người dân vùng khó khăn
    (TN&MT) - Là tỉnh miền núi có mạng lưới sông suối, ao, hồ khá đa dạng với hơn 270 hồ chứa, trên 970 đập dâng các loại, tỉnh Lạng Sơn đã và đang triển khai nhiều giải pháp đảm bảo cấp nước an toàn cho khu vực nông thôn, góp phần tiết kiệm, giảm tỷ lệ thất thoát nước, bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân.
  • Đà Nẵng và Quảng Nam thống nhất đề nghị thành lập tổ chức quản lý lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn
    Sáng 29/8, UBDN TP. Đà Nẵng và UBND tỉnh Quảng Nam đồng tổ chức Hội thảo ký kết các văn bản làm cơ sở tiếp tục thử nghiệm ban điều phối quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn và vùng bờ Quảng Nam – Đà Nẵng.
  • Phù Yên (Sơn La): Tăng cường quản lý tài nguyên nước
    (TN&MT) - UBND huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La vừa ban hành Công văn số 1284/UBND-TNMT, về tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn huyện.
  • Luật hóa quy định bảo vệ lòng, bờ, bãi sông
    (TN&MT) - Để nâng cao vai trò của cơ quan quản lý tài nguyên nước trong việc thống nhất các hoạt động bảo vệ, quản lý tài nguyên lưu vực sông hiện nay, đồng thời tăng cường chức năng, tính hiệu lực, hiệu quả về bảo vệ lòng, bờ, bãi sông, phù hợp với yêu cầu thực tế, Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đã sửa đổi, bổ sung và luật hóa các quy định liên quan đến bảo vệ lòng, bờ, bãi sông.
  • Tìm giải pháp làm "sống lại" 4 con sông nội đô
    (TN&MT) - Chiều 22/8, tại Hà Nội, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội tổ chức Tọa đàm “Làm “sống lại” 4 con sông nội đô: Tô Lịch – Kim Ngưu – Lừ - Sét”. TS.LS Đồng Xuân Thụ, Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam và GS.TS Trần Đức Hạ, Ủy viên Ban thường vụ  Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Cấp thoát nước và Môi trường Việt Nam chủ trì buổi tọa đàm.
  • Kiến tạo quản lý bền vững tài nguyên nước: Đặt niềm tin vào thế hệ trẻ
    (TN&MT) - Diễn đàn các nhà khoa học trẻ vì tài nguyên nước bền vững 2023 (YP4W 2023) với chủ đề "An ninh nguồn nước và khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu tại Việt Nam" vừa được UNESCO Việt Nam phối hợp với Viện Quy hoạch Thủy lợi, Bộ NN&PTNT tổ chức tại tòa nhà Xanh Một Liên hợp quốc (Hà Nội).
  • Tạo hành lang pháp lý đồng bộ quản lý tài nguyên nước
    (TN&MT) - Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW về “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”, đến nay, đã có khoảng hơn 24.000 công trình khai thác, sử dụng nước và xả nước thải vào nguồn nước được quản lý từ Trung ương đến địa phương thông qua công cụ cấp phép.
  • Hương Khê- Hà Tĩnh: Bất ổn ở một Dự án cấp nước sạch
    Hứng nước mưa, sắm dụng cụ đi xin nước về dùng là cách mà hàng trăm hộ dân ở xã biên giới Hương Vĩnh, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đã làm nhiều năm nay để có nước đảm bảo vệ sinh sử dụng. Vậy nhưng, khi Dự án nhà máy cung cấp nước sạch được đầu tư xây dựng chính ngay trên địa bàn thì những người dân này lại không được đưa vào đối tượng phục vụ ?.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO