Lạng Sơn: Vướng mắc trong xây dựng phương án sử dụng đất có nguồn gốc từ lâm trường

Hoàng Nghĩa | 25/09/2019, 13:12

(TN&MT) – Tại tỉnh Lạng Sơn, việc xây dựng phương án sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường trả về địa phương đang gặp nhiều vướng mắc.

Ảnh 1 họp bàn PA
Tỉnh Lạng Sơn họp bàn phương án xử lý vấn đề tranh chấp đất lâm nghiệp, lập phương án sử dụng đất có nguồn gốc từ nông lâm trường.

Theo Sở TN&MT Lạng Sơn, các Công ty lâm nghiệp ở các huyện: Hữu Lũng, Đình Lập và Lộc Bình sau khi chuyển trực thuộc Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam đã trả địa phương trên sổ sách với diện tích hơn 13,1 nghìn héc ta đất lâm nghiệp. Để quản lý, sử dụng, UBND tỉnh Lạng Sơn giao Sở TN&MT triển khai dự án xác định ranh giới, cắm mốc ranh giới sử dụng đất, đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính, lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất… Sau đó bàn giao và hướng dẫn UBND các huyện xây dựng phương án sử dụng trình UBND tỉnh phê duyệt.

Ảnh 2 vướng mắc trong xây dựng PASDĐ
Việc xây dựng phương án sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường trả về địa phương ở Lạng Sơn gặp nhiều vướng mắc.

Đến nay đã thực hiện xong công việc đúc mốc, chôn mốc ranh giới được 697 mốc đạt 100% khối lượng; cơ bản hoàn thành đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính tại các xã. Sở cũng đã bàn giao hồ sơ cho UBND các huyện. Huyện Hữu Lũng và Đình Lập đã xây dựng được phương án tổng thể như: dự kiến đất phát triển kinh tế, đất đầu tư công trình công cộng và đất dự kiến giao cho các hộ dân sử dụng. Riêng huyện Lộc Bình chưa xây dựng được phương án cụ thể và còn 3 xã chưa nhận bàn giao đất gồm: Sàn Viên, Lợi Bác, Tam Gia. Nguyên nhân là trong quá trình triển khai gặp vướng mắc như: một số diện tích đất của công ty lâm nghiệp trước đây, người dân có chứng nhận sử dụng đất (sổ xanh) nhưng do Hạt Kiểm lâm huyện cấp, không đúng thẩm quyền; người dân có sổ đỏ nhưng không có hồ sơ, giấy tờ liên quan…

Tại huyện Đình Lập, mặc dù việc nhận bàn giao hồ sơ thực địa các khu đất đã được huyện tiếp nhận và đã xác định phương án sử dụng đất, nhưng sản phẩm đo đạc bản đồ chưa được hoàn thiện như: một số vị trí thửa đất đo sai ranh giới hiện trạng sử dụng đất; nhiều thửa đất chưa được quy chủ và một số thửa đất quy sai tên chủ sử dụng. Ngoài ra, phần lớn diện tích đất của các công ty lâm nghiệp trả về cho địa phương đang có hộ gia đình, cá nhân trực tiếp quản lý sử dụng, nhưng việc xử lý các hợp đồng giao khoán và tài sản trên đất giữa công ty và người dân chưa được giải quyết dứt điểm. Điều này cũng gây khó khăn cho việc xác định tình hình quản lý, sử dụng của người sử dụng đất.

Theo đánh giá của Sở TN&MT, tiến độ xây dựng phương án sử dụng đất có nguồn gốc từ các công ty lâm nghiệp trả về địa phương còn chậm, chưa đảm bảo về chất lượng theo chỉ đạo của UBND tỉnh (hoàn thành trong tháng 8). Để thực hiện công tác này đảm bảo theo kế hoạch đề ra, Sở tiếp tục chỉ đạo các đơn vị tư vấn bám sát cơ sở, phối hợp chặt chẽ với UBND các xã, thị trấn khẩn trương sửa chữa, bổ sung sản phẩm đo đạc bản đồ, quy chủ tạm thời phục vụ quá trình lập phương án sử dụng đất của UBND cấp huyện. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc, phối hợp, hướng dẫn các huyện trong việc xây dựng phương án sử dụng đất. Kiểm tra, nghiệm thu, hoàn thiện hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt theo quy định.

“Sở đang xây dựng quy trình, hướng dẫn cụ thể các bước thực hiện xây dựng phương án sử dụng đất, đảm bảo đúng quy định hiện hành và phù hợp tình hình thực tế của địa phương. Đồng thời sẽ trực tiếp hướng dẫn mỗi huyện làm điểm từ 1 đến 2 xã, sau đó rút kinh nghiệm và thực hiện nhân rộng ra các xã khác.” - Phó Giám đốc Sở TN&MT Lạng Sơn Ngô Viết Hải cho biết.


(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Quản lý đất đai cấp cho đồng bào dân tộc còn bất cập
    Theo báo cáo mới nhất về kết quả điều tra thực trạng kinh tế-xã hội 53 dân tộc thiểu số của Ủy ban Dân tộc (năm 2019), cả nước còn có 24.532 hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất ở; 210.400 hộ dân tộc thiểu số có nhu cầu hỗ trợ đất sản xuất.
  • “Sổ đỏ” mang tên cả vợ lẫn chồng : Tạo điều kiện để phụ nữ chủ động phát triển kinh tế, góp phần xóa đói, giảm nghèo
    Phụ nữ và nam giới bình đẳng về quyền sử dụng (QSD) đất được đề cập trong các văn bản pháp luật hiện hành tại Việt Nam. Nội dung này được thể hiện trong Hiến pháp 2013, Luật đất đai 2013, Bộ luật Dân sự 2015, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 cùng các văn bản hướng dẫn thi hành.
  • Thanh Hoá: Có 429.337 ý kiến góp ý vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
    UBND tỉnh Thanh Hoá vừa có Báo cáo số 47/BC-UBND, ngày 19/3/2023 về việc tổng hợp kết quả tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với Luật Đất đai (sửa đổi). Các tổ chức, cá nhân góp ý 16 chương với 429.337 lượt ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
  • Infographic: Chính sách đất đai đối với hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số
    Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo trong đó, có nhiều chính sách về đất đai hỗ trợ về đất ở, đất sản xuất, qua đó góp phần vào công cuộc xóa đói – giảm nghèo.
  • Thanh Hóa: Công khai 109 dự án vi phạm pháp luật đất đai
    Thực hiện quy định tại Luật đất đai năm 2013 và các văn bản quy định thi hành, theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường vừa có Văn bản số 654/STNMT- TTr báo cáo UBND tỉnh Thanh Hóa về việc công khai 109 dự án vi phạm pháp luật đất đai.
  • Nhiều chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai góp phần xóa đói giảm nghèo
    (TN&MT) - Trên cơ sở định hướng tại các Nghị quyết của Đảng và Nhà nước, Luật Đất đai năm 2013 đã có nhiều quy định quan trọng trong quản lý, sử dụng đất nông nghiệp nói chung, trong đó có thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung đất đai cho sản xuất nông nghiệp nói riêng nhằm hướng tới sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo.
  • Có chính sách phù hợp ưu tiên giao đất cho đồng bào dân tộc thiểu số
    Chính phủ yêu cầu Bộ TN&MT chủ trì, phối hợp với một số Bộ ngành địa phương có chính sách phù hợp ưu tiên giao đất cho đồng bào dân tộc thiểu số, cùng với các cơ chế hiệu quả để ngăn chặn người dân chuyển nhượng sau khi được giao đất; có quy định tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sản xuất cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo quy hoạch…
  • Khẩn trương tổng hợp, xây dựng Báo cáo kết quả lấy ý kiến nhân dân dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
    Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 164/CĐ-TTg ngày 18/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
  • Hoàn thiện chính sách, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất
    Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 37/NQ-CP ngày 17/3/2023 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”.
  • 32 địa phương đề nghị điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2025
    Sáng 16/3, tại trụ sở Bộ TN&MT, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân đã có buổi làm việc với Cục Quy hoạch và phát triển tài nguyên đất và một số đơn vị liên quan về công tác chuẩn bị thẩm định Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021-2025) cấp tỉnh và điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2025 đã được Thủ tưởng Chính phủ phân bổ.
  • Kon Tum: Nỗ lực cấp đất ở, đất sản xuất cho người đồng bào dân tộc thiểu số
    Hiện tại, tỉnh Kon Tum đã thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo để triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Đồng thời, Kon Tum còn tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các địa phương thực hiện các chính sách trên đạt hiệu quả; phấn đấu đến năm 2025, 100% hộ đồng bào DTTS có đất ở, đất sản xuất để phát triển kinh tế, hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững.
  • Quảng Bình: Chú trọng tính hiệu quả trong sử dụng nguồn vốn Quỹ phát triển đất
    (TN&MT) - Quỹ phát triển đất của địa phương do UBND cấp tỉnh thành lập, có chức năng nhận vốn từ nguồn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền thu từ đấu giá quyền sử dụng đất để ứng vốn và chi hỗ trợ trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; tạo quỹ đất và phát triển quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tại Quảng Bình, những năm qua, hoạt động hiệu quả của Quỹ phát triển đất đã góp phần tăng thu cho ngân sách địa phương.
  • Lào Cai ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện định giá đất năm 2023
    (TN&MT) - Để chủ động trong việc tổ chức thực hiện, bảo đảm kịp thời, đáp ứng tiến độ của các dự án và làm cơ sở để bố trí nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước cho việc tổ chức thực hiện định giá đất. Vừa qua, UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành Kế hoạch số 121/KH-UBND định giá đất cụ thể năm 2023 trên địa bàn toàn tỉnh.
  • UBND tỉnh Vĩnh Phúc lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
    (TN&MT) - Ngày 14/3, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Khước chủ trì Hội nghị lấy ý kiến đóng góp đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
  • Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã cụ thể và khoa học hơn
    Sáng 14/3, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)” với hình thức trực tiếp tại điểm cầu trụ sở Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam kết hợp trực tuyến tại 3 điểm cầu tại Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ, Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ, Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO