Lạng Sơn: Phát triển chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường, giúp dân thoát nghèo

Hoàng Nghĩa | 17/11/2022, 21:53

(TN&MT) - Xác định phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung là một trong những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để nâng cao thu nhập cho người dân, những năm qua, tỉnh Lạng Sơn đã chủ động tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang hình thức gia trại, trang trại tập trung. Qua đó, góp phần kiểm soát ô nhiễm môi trường chăn nuôi, hướng tới giảm nghèo bền vững.

Huyện Bắc Sơn có gần 90% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, với 17 xã, thị trấn. Có tiềm năng, lợi thế về phát triển chăn nuôi, huyện đã chú trọng phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm. Toàn huyện hiện có trên 200 mô hình gia trại, trang trại có thu nhập từ 100 triệu đồng trở lên/năm.

Trong đó, 20 mô hình thực hiện liên kết tiêu thụ sản phẩm với một số doanh nghiệp lớn, như: Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam liên kết chăn nuôi lợn quy mô trang trại 2.000 con/năm tại xã Tân Thành; Công ty TNHH Japfa ComFeed Việt Nam liên kết chăn nuôi gà an toàn sinh học tại xã Long Đống với quy mô 60.000 con/năm, Công ty TNHH Chicken P.T (Hải Dương) liên kết chăn nuôi gà tại xã Nhất Hòa với quy mô 50.000 con/năm….

anh-bvmt-cn-2.jpg

Đồng bào DTTS ở Lạng Sơn đã dần chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung.

Lãnh đạo UBND huyện Bắc Sơn cho biết, những năm gần đây, cấp ủy, chính quyền các cấp đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân thay đổi tư duy, mạnh dạn đầu tư chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện từng bước chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ, không tập trung sang chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại nhằm kiểm soát dịch bệnh, nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Đến nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 515.000 con.

Song song đó, huyện cũng luôn quan tâm tới bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng. UBND huyện đã yêu cầu các cơ sở chăn nuôi chủ động đầu tư chuồng trại, hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi, đảm bảo các yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường trong sản xuất kinh doanh. Khuyến khích bà con áp dụng tiến bộ khoa học trong chăn nuôi, tăng cường kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ môi trường với các trang trại chăn nuôi… Chăn nuôi phát triển đã tạo thêm thu nhập, cải thiện đời sống cho bà con; góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo của huyện. Hết năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo tại Bắc Sơn còn 14,62%.

Còn tại Văn Quan, một trong những huyện nghèo theo chương trình 30a của Chính phủ, để giảm nghèo bền vững, huyện đã chú trọng phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, hàng hóa, ứng dụng tiến bộ khoa học, chú trọng sản phẩm chăn nuôi có lợi thế cạnh tranh, đặc sản, đặc hữu của huyện, an toàn sinh học, nâng cao năng suất, chất lượng, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.

anh-bvmt-cn-1.jpg

Trang trại chăn nuôi lợn chất lượng cao ở xã Lương Năng, huyện Văn Quan với quy mô 7.000 con lợn thịt/lứa.

Đến nay, Văn Quan có khoảng 12.200 hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm và 2 trang trại chăn nuôi lớn của các doanh nghiệp, hợp tác xã. Nhờ thực hiện hiệu quả các chương trình giảm nghèo, bộ mặt nông thôn và đời sống nhân dân nơi đây đã có nhiều khởi sắc. Mục tiêu năm 2022, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 16,78%.

Theo ông Bành Văn Dân - Trưởng phòng TN&MT huyện Văn Quan, để đảm bảo vệ sinh môi trường trong chăn nuôi, Phòng đã tham mưu cho UBND huyện yêu cầu các chủ cơ sở chăn nuôi ứng dụng, cải tiến, phát triển chuồng trại phù hợp từng loại hình vật nuôi. Ứng dụng các công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi gắn với sản xuất phân bón hữu cơ như hệ thống biogas công suất lớn vật liệu HDPE, đệm lót sinh học sản xuất phân bón theo hướng tuần hoàn.

Tuy nhiên, do số hộ chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ, hộ gia đình còn chiếm số lượng lớn, việc đầu tư công trình xử lý chất thải còn hạn chế, dẫn đến vẫn còn tình trạng mùi, chất thải gây ảnh hưởng đến môi trường. Do đó, huyện đã chỉ đạo các phòng, đơn vị liên quan tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân trong công tác bảo vệ môi trường chăn nuôi. Tuyên truyền, vận động người dân di dời chuồng trại ra xa khu vực nhà ở, tránh gây ô nhiễm. Tăng cường kiểm tra, nhắc nhở các hộ dân không xả chất thải trực tiếp ra môi trường… nhằm phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững.

Theo lãnh đạo Sở TN&MT tỉnh Lạng Sơn, nhìn chung, thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường trong chăn nuôi đã được chính quyền các địa phương quan tâm triển khai; kịp thời phát hiện, xử nghiêm các trường hợp vi phạm.

anh-bvmt-cn-3.jpg
Tại các gia trang, trang trại chăn, vấn đề vệ sinh môi trường luôn được quan tâm, đảm bảo sạch sẽ.

Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 của tỉnh Lạng Sơn nêu rõ, thời gian tới, Lạng Sơn sẽ tiếp tục phát triển chăn nuôi theo hướng gia trại, trang trại tập trung gắn với các cơ sở giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Duy trì quy mô, nâng cao hiệu quả sản xuất với chăn nuôi nông hộ theo phương thức hữu cơ, chăn nuôi trang trại theo hướng sản xuất hàng hoá có kiểm soát đảm bảo vệ sinh.

Bên cạnh đó, khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến để xử lý chất thải chăn nuôi, sản xuất phân bón hữu cơ và chế phẩm sinh học từ nguồn chất thải chăn nuôi. Đầu tư, phát triển các khu chăn nuôi tập trung khép kín, đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học, thân thiện với môi trường…

img_1660100762451_1660181300156.jpg
Việc đảm bảo vệ sinh môi trường trong chăn nuôi đã góp phần làm cho cảnh quan, môi trường nông thôn ở Xứ Lạng thêm xanh - sạch - đẹp. 

Theo số liệu của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Lạng Sơn, theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2016 - 2020, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh năm 2015 là 25,95%; đến hết năm 2020 giảm còn 7,88%; bình quân mỗi năm giảm 3,61%. Theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh năm 2021 là 12,2%, hộ cận nghèo là 12,07%. Lạng Sơn phấn đấu, năm 2022 giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 3% trở lên. Giai đoạn 2023-2025 giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 2 – 2,5%/năm; phấn đấu 1 huyện nghèo thoát nghèo.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Lan tỏa tinh thần bảo vệ môi trường của đạo Tin Lành
(TN&MT) - Cộng đồng đạo Tin Lành Việt Nam đang phát huy nhiều sáng kiến, triển khai những mô hình hay nhằm chung tay với các tôn giáo thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Đừng bỏ lỡ
  • Lai Châu: Áp dụng hệ số k quy đổi trong việc chi trả dịch vụ môi trường rừng
    (TN&MT) - Quỹ Bảo vệ phát triền rừng Lai Châu, thực hiện Quyết định số 2987/QĐ-UBND, ngày 30/12/2022 của UBND tỉnh Lai Châu, phê duyệt kế hoạch thu, chi tiền dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) năm 2023 trên địa bàn. Trong đó chú trọng đến việc áp dụng hệ số k quy đổi liên quan đến diện tích rừng, loại rừng và lưu vực sông. Đến nay đơn vị đã thực hiện theo đúng yêu cầu và chi trả tiền quản lí, bảo vệ rừng cho các chủ rừng ở Lai Châu.
  • Tăng cường năng lực thực thi các mục tiêu khí hậu của Việt Nam
    (TN&MT) -Trong gần 4 năm triển khai (2019 – 2023), Dự án hỗ trợ Việt Nam thực hiện Thỏa thuận Paris (VN-SIPA) đã đóng góp tích cực cho quá trình xây dựng khung chính sách và pháp luật về biến đổi khí hậu. Đồng thời, tăng cường năng lực cho các cơ quan đầu mới quốc gia, các Bộ, ngành và địa phương trong việc quản lý và phối hợp thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) và Thỏa thuận Paris.
  • Thời tiết 31/3: Hà Nội có mưa nhỏ và sương mù
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, sáng và đêm có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù. Gió nhẹ.
  • Để Phú Yên mãi xanh

    Để Phú Yên mãi xanh

    21:11 30/03/2023
    (TN&MT) - Công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Phú Yên thời gian qua có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều tuyến đường, khu dân cư, không gian công cộng trở nên xanh - sạch - đẹp, cảnh quan môi trường đô thị và diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, chất lượng môi trường ngày càng nâng cao…
  • Sứ mệnh xanh

    Sứ mệnh xanh

    21:10 30/03/2023
    (TN&MT) - Là đất nước có tên trong danh sách các quốc gia dễ bị tổn thương nhất do biến đổi khí hậu, nếu không có các giải pháp, ước tính Việt Nam sẽ mất khoảng 14,5% GDP vào năm 2050 vì biến đổi khí hậu - đây là nhận định của các nhà khoa học nghiên cứu về hệ lụy gây ra do BĐKH tại Việt Nam.
  • Xanh lại dòng Ba

    Xanh lại dòng Ba

    21:02 30/03/2023
    (TN&MT) - Ai trong đời cũng có một dòng sông. Nhắc đến quê hương, ấn tượng đầu tiên thường sẽ là sông; dù ngắn, dù dài, dù xanh trong hay màu mỡ phù sa; dù mùa lũ dâng trào hay nhẹ trôi khi vào hạ.
  • 93% dân số Sơn La được phủ sóng 4G để tiếp nhận kịp thời thông tin cảnh báo thiên tai
    (TN&MT) - Đây là thông tin được Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh đưa ra tại Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) năm 2022, triển khai nhiệm vụ 2023, diễn ra ngày 30/3.
  • Ngày 30/3, Bắc Bộ có mưa rào và dông vài nơi
    Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, dự báo thời tiết hôm nay (30/3) khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông vài nơi, đêm có mưa rào rải rác và có nơi có dông. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Sáng và đêm trời rét.
  • Đông đảo người dân tham gia trồng cây “Honda Trading Việt Nam - Chung tay vì Việt Nam xanh”
    (TN&MT) - Sáng 29/3, tại Hà Nội, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với Trung tâm Khai thác bến xe Hà Nội và Công ty TNHH Honda Trading Việt Nam tổ chức sự kiện trồng cây “Honda Trading Việt Nam - Chung tay vì Việt Nam xanh”.
  • Đảm bảo công tác PCCCR tại Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé
    (TN&MT) - Để chủ động thực hiện có hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR), hạn chế tối đa số vụ cháy và thiệt hại do cháy rừng gây ra. Những năm qua, Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Mường Nhé đặc biệt chú trọng đến công tác xây dựng kế hoạch, tuyên truyền, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của người dân trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và PCCCR.
  • Lai Châu rừng phủ xanh nhờ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
    (TN&MT) - Nhờ thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm qua, rừng ở Lai Châu luôn được bảo vệ tốt. Cùng với đó, đời sống người dân tham gia bảo vệ rừng được nâng lên; đời sống, kinh tế - xã hội ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh đã có nhiều đổi thay tích cực.
  • Kinh nghiệm để không còn hộ nghèo từ huyện Xuyên Mộc
    Theo báo cáo của UBMTTQ huyện Xuyên Mộc, hiện hàng nghìn hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện Xuyên Mộc (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) đã được hướng dẫn kỹ thuật, vay vốn sản xuất, hình thành nhiều mô hình giúp nhau làm kinh tế, từng bước thoát nghèo và ổn định đời sống. Thu nhập bình quân tại các xã nông thôn mới đạt 61 triệu đồng/người/năm.
  • Thừa Thiên - Huế: Đầu tư gần 2.000 tỷ đồng thu gom, xử lý chất thải rắn
    Tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa phê duyệt Đề án tổng thể thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn đến năm 2030 với tổng kinh phí gần 2.000 tỷ đồng.
  • Trao giải thưởng báo chí “Nữ phóng viên tiên phong vì môi trường”
    (TN&MT) - Ngày 29/3, tại Hà Nội, Quỹ Vì tầm vóc Việt (VSF) và Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) đã trao 11 giải thưởng báo chí “Nữ phóng viên tiên phong vì môi trường”.
  • Nâng cao vai trò của phụ nữ trong việc ứng phó BĐKH
    Ngày 29/3, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội (CSRD) tổ chức hội thảo tổng kết dự án “Nâng cao vai trò của phụ nữ trong việc tăng cường khả năng chống chịu của cộng đồng và hệ sinh thái ven biển miền Trung Việt Nam”.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO