Dân tộc - Tôn giáo

Lạng Sơn: Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc tại “chợ tình Pác Khuông”

Hoàng Nghĩa 11:22 10/05/2024

(TN&MT) - Từ ngày 9 - 11/5, tại xã Thiện Thuật, UBND huyện Bình Gia (Lạng Sơn) đã tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao và ngày hội Háng Pò, thu hút đông đảo nhân dân và du khách tham dự.

Ngày hội Háng Pò hay còn được người dân địa phương gọi là "Chợ tình Pác Khuông" là ngày hội truyền thống ở vùng đồng bào dân tộc Nùng, huyện Bình Gia. Theo lời kể của các cụ cao niên thì Ngày hội đã có từ xa xưa, được khắc sâu trong tâm thức của mỗi người dân nơi đây. Và đã trở thành thông lệ, cứ đến ngày mùng 2, mùng 3 tháng tư âm lịch hàng năm, người dân ở khắp nơi trong khu vực sẽ về họp chợ Pác Khuông để mua bán, trao đổi các sản phẩm nông nghiệp địa phương.

hang-po.jpg
Các tiết mục văn nghệ đặc sắc tại Lễ khai mạc Ngày hội.

Theo thời gian, đến nay chợ Pác Khuông không chỉ là nơi trao đổi hàng hóa thông thường mà đã trở thành Ngày hội - nơi mà mọi người dân trong và ngoài huyện, đặc biệt là các chàng trai, cô gái đến tuổi hẹn hò, họ đến hội thông qua những lời đối đáp, làm quen nhau, trao nhau tình cảm và nhiều đôi nam thanh nữ tú đã nên vợ nên chồng.

img_20240510_090801.jpg
Các đại biểu và đông đảo nhân dân, du khách tham dự Ngày hội.

Ngày nay hát Sli không chỉ có hát giao duyên đôi lứa, mà còn hát sli đối đáp để bày tỏ tình yêu quê hương, đất nước, nói lên mong ước khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Cứ như vậy, từ thế hệ này sang thế hệ khác, Ngày hội được tổ chức với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao đặc sắc, được được duy trì hằng năm và đã trở nên thân thuộc đối với người dân không những ở Bình Gia mà với cả các du khách ở nhiều địa phương lân cận trong và ngoài tỉnh.

Ngày hội Háng pò xã Thiện Thuật cũng đã và đang trở thành một điểm đến văn hóa, du lịch quen thuộc đối với người dân và du khách thập phương.

Ngày hội Háng Pò, xã Thiện Thuật năm nay được tổ chức gắn với các hoạt động văn hóa, thể thao đặc sắc như: Trình diễn múa sư tử, trình diễn hát Quan làng (đám cưới người Tày); trình diễn Cỏ lẩu (đám cưới người Nùng); trình diễn trò diễn sỹ - nông - công - thương trong lễ hội Cầu mùa của xã Mông Ân.

Trình diễn nấu rượu, đan lát thủ công, làm trang phục truyền thống dân tộc; chương trình giao lưu văn nghệ bảo tồn dân ca giữa các câu lạc bộ trong và ngoài huyện; tổ chức các môn thể thao, trò chơi dân gian truyền thống, thi sàng gạo, đồ xôi, thi kéo sợi...

screenshot_20240510_091543_facebook.jpg
Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Gia, ông Lèo Văn Hiệp phát biểu tại Ngày hội.

“Đây chính là những hoạt động văn hóa truyền thống tiêu biểu của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Bình Gia. Thông qua các hoạt động ngày hội nhằm tiếp tục gìn giữ và phát các di sản văn hóa truyền thống - tài sản quý giá của cộng đồng, của Nhân dân. Từ đó tạo động lực cho nhân dân tích cực, chủ động hơn nữa trong việc gìn giữ, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, phục vụ cho phát triển du lịch, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển KT-XH trên địa bàn huyện.” – Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Gia Lèo Văn Hiệp cho biết.

Một số hình ảnh tại Ngày hội:

20240509_095144.jpg
Múa sư tử - di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
20240509_101229.jpg
img_20240510_090747.jpg
Thi thêu trang phục truyền thống của dân tộc
20240509_103844.jpg
Các nghệ nhân đan lát nghề thủ công truyền thống
img_20240510_093246.jpg
Du khách và nhân dân tham quan, mua sắm tại các gian hàng giới thiệu sản phẩm OCOP của địa phương tại ngày hội.
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Điều chỉnh, bổ sung danh sách xã khu vực III, II, I vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 19/7/2024 phê duyệt điều chỉnh, bổ sung và hiệu chỉnh danh sách xã khu vực III, II, I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025.
Đừng bỏ lỡ
  • Lạng Sơn: Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc tại “chợ tình Pác Khuông”
    (TN&MT) - Từ ngày 9 - 11/5, tại xã Thiện Thuật, UBND huyện Bình Gia (Lạng Sơn) đã tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao và ngày hội Háng Pò, thu hút đông đảo nhân dân và du khách tham dự.
  • Bá Thước (Thanh Hóa): Nhiều điển hình sản xuất kinh doanh giỏi
    Trong những năm qua, nhờ có nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế ở các huyện miền Núi, vùng sâu, vùng xa đã có nhiều khởi sắc. Đặc biệt, chỉ trong 2 năm 2021- 2023, huyện Bá Thước có 5 tập thể và 21 cá nhân được Chủ tịch UBND huyện tặng Giấy khen đạt thành tích xuất sắc trong phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi cấp huyện, 30 cá nhân và 4 tập thể được Hội Nông dân khen thưởng.
  • Thủ tướng Phạm Minh Chính: 'Giữ lửa và truyền lửa' bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc
    Chiều 19/4, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đoàn đại biểu các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín nhân Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4)-những người giữ vai trò "giữ lửa và truyền lửa" bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc.
  • Xây dựng tiêu chí xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2026-2030
    (TN&MT) - Ngày 16/4, tại Hà Nội, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Quốc Tuấn đã chủ trì họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng Đề án Tiêu chí xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2026-2030.
  • Đề xuất xây dựng đạo luật về lĩnh vực dân tộc
    (TN&MT) - Đây là nội dung đặt ra tại Hội thảo xác định nội hàm và việc áp dụng trong hệ thống chính sách, pháp luật một số thuật ngữ liên quan vấn đề dân tộc và phân định vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi.
  • Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh chúc Tết Chôl Chnăm Thmây 2024 tại Cần Thơ
    (TN&MT) - Tiếp tục chuyến thăm và chúc tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2024 của đồng bào dân tộc Khmer, ngày 10/4, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Hầu A Lềnh cùng Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc đã đến chúc mừng tại buổi họp mặt mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2024 của đồng bào dân tộc Khmer tại TP. Cần Thơ do Thành uỷ, HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ Việt Nam TP. Cần Thơ tổ chức.
  • Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chúc mừng Tết Chôl Chnăm Thmây tại Kiên Giang
    Sáng 9/4, tỉnh Kiên Giang tổ chức buổi họp mặt mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2024 của đồng bào Khmer. Tham dự có Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cùng lãnh đạo tỉnh và trên 200 đại biểu là cán bộ lãnh đạo, cán bộ hưu trí, chức sắc, người có uy tín, Mẹ Việt Nam Anh hùng, gia đình chính sách tiêu biểu là đồng bào Khmer trên địa bàn.
  • Ủy ban Dân tộc chúc tết Chôl Chnăm Thmây
    (TN&;MT) - Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2024 của đồng bào Khmer, Ủy ban Dân tộc tổ chức các Đoàn công tác đi chúc Tết tại các tỉnh, thành phố (Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh… và một số địa phương); thăm, chúc mừng đồng bào Khmer và tặng quà Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là dân tộc Khmer.
  • Thủ tướng chúc mừng đồng bào Khmer dịp Tết Chôl Chnăm Thmây
    Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2024 của đồng bào Khmer, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi Thư chúc mừng đến đồng bào, đồng chí và các vị chư tăng dân tộc Khmer.
  • Lễ cúng rừng của người Mông Nà Hẩu: Bảo vệ không gian linh thiêng của con người
    Một trong những lễ hội quan trọng trong năm của người Mông Nà Hẩu ngoài Tết Nguyên Đán là lễ cúng rừng, hàng năm các thôn sẽ tổ chức lễ cúng rừng một lần vào ngày âm lịch cuối cùng của tháng Giêng. Đối với đồng bào vùng cao sống nhờ rừng, nương nhờ vào rừng, rừng vừa là nguồn sống, vừa là không gian linh thiêng cần được bảo vệ.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO