Lạng Sơn: Nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững

Hoàng Nghĩa | 17/03/2023, 16:07

(TN&MT) - Lạng Sơn là tỉnh miền núi, biên giới có nhiều lợi thế về phát triển kinh tế. Những năm qua, tỉnh luôn xác định công tác bảo vệ môi trường là nhiệm vụ trọng tâm, đồng thời cũng là một trong những điều kiện để nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo nền tảng cho phát triển bền vững.

Đa dạng hóa công tác tuyên truyền

Xác định bảo vệ môi trường là một trong những nền tảng để phát triển kinh tế xanh – bền vững, huyện Hữu Lũng đã xây dựng Kế hoạch triển khai, phổ biến tới các tổ chức, gia đình, cá nhân các quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020. Hình thức tuyên truyền đa dạng như: Cổng thông tin điện tử huyện, xe lưu động, băng rôn, khẩu hiệu, pano... tới toàn bộ nhân dân.

20210929_085331.jpg
Công tác tuyên truyền về BVMT được tỉnh Lạng Sơn triển khai đến các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS.

Phòng TN&MT huyện Hữu Lũng đã tham mưu UBND huyện xây dựng tài liệu tuyên truyền với nội dung dễ hiểu, phù hợp với các nhóm đối tượng, góp phần thiết thực đưa các quy định của pháp luật đến với nhân dân. Lồng ghép cùng các hoạt động ra quân hưởng ứng Ngày Nước Thế giới, ngày Khí tượng Thế giới, ngày Quốc tế đa dạng sinh học, Tháng hành động vì môi trường, Chiến dịch làm cho Thế giới sạch hơn…

Bên cạnh đó, huyện đã chỉ đạo Trung tâm Văn hóa – Thể thao và Truyền thông - huyện xây dựng tin bài tuyên truyền về bảo vệ môi trường, treo pano, khẩu hiệu và tuyên truyền lưu động đến người dân, nhất là vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và Nhân dân đối với công tác bảo vệ môi trường.

Theo ông Chu Văn Thạch – Phó Giám đốc Sở TN&MT Lạng Sơn, những năm qua, Lạng Sơn đã lồng ghép công tác bảo vệ môi trường vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nội dung bảo vệ môi trường luôn được quan tâm, xem xét cụ thể trong quá trình thẩm định, phê duyệt các Dự án.

Đặc biệt, chú trọng đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức, trách nhiệm về bảo vệ môi trường của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và mọi người dân. Chú ý yếu tố môi trường, phát triển kinh tế xanh, bền vững trong phát triển kinh tế. Xây dựng Kế hoạch triển khai Đề án “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống rác thải nhựa giai đoạn 2021-2025” và trình UBND tỉnh chủ trương lập Đề án tuyên truyền, thí điểm mô hình thu gom, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn TP. Lạng Sơn.

Là lực lượng tiên phong, nòng cốt trong các hoạt động bảo vệ môi trường, Tỉnh đoàn Lạng Sơn cũng đã hướng dẫn đoàn thanh niên các cấp chủ động nghiên cứu, lựa chọn triển khai hoạt động tình nguyện phù hợp với điều kiện đơn vị và thiết thực với địa phương, khu dân cư.

Trong năm 2022, tại khu vực nông thôn, các đoàn viên thanh niên đã triển khai vệ sinh môi trường; trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng; thu gom, xử lý các điểm rác thải tự phát; tuyên truyền vận động người dân phân loại rác tại nguồn, thúc đẩy sử dụng chế phẩm sinh học trong xử lý phụ phẩm nông nghiệp; hỗ trợ xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh, di dời chuồng trại ra xa nơi ở.

fb_img_1621405045480-1-.jpg
Thanh niên Lạng Sơn tham gia vệ sinh môi trường.

Tại khu vực đô thị, lực lượng thanh niên đã triển khai trồng cây xanh, xây dựng mô hình đường cây - vườn cây thanh niên, khu dân cư nói không với rác thải nhựa… Thanh niên, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang phát hiện, đề xuất, phối hợp xử lý các hành động gây ô nhiễm môi trường; thực hiện các mô hình thanh niên bảo vệ môi trường… Thông qua các hoạt động, góp phần tích cực thay đổi nhận thức nhân dân, nhất là khu vực nông thôn trong việc bảo vệ môi trường.

Tạo đà phát triển kinh tế xanh – bền vững

Cùng với công tác bảo vệ môi trường, UBND tỉnh Lạng Sơn đã ban hành các Nghị quyết, chương trình, kế hoạch, các chính sách đặc thù để hỗ trợ công tác giảm nghèo, giải quyết kịp thời các vấn đề cơ bản của hộ nghèo, hộ cận nghèo, thôn, xã và huyện nghèo về nhà ở, đất ở, đất sản xuất, y tế, hạ tầng cơ sở.

Các cấp, các ngành của tỉnh Lạng Sơn đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, đề ra nhiều giải pháp để tạo thêm việc làm, tạo sinh kế bền vững cho nhân dân. Chú trọng nhân rộng, giới thiệu các cá nhân, tập thể, hộ gia đình tiêu biểu có ý chí vươn lên thoát nghèo. Làm tốt các chính sách hỗ trợ người nghèo về y tế, thẻ BHYT, cứu đói giáp hạt… góp phần đưa kinh tế - xã hội tăng trưởng toàn diện, nâng cao đời sống của một bộ phận người dân thuộc hộ nghèo, người dân vùng đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới.

Công tác kiểm tra, giám sát được thực hiện nghiêm. 100% các chính sách giảm nghèo đều đến tay đối tượng và phát huy hiệu quả. Nhân dân đồng thuận, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, ý thức trách nhiệm của mỗi người dân tham gia vào công tác giảm nghèo được nâng lên, nhiều hộ nghèo đã có chuyển biến nhận thức, chủ động vươn lên thoát nghèo bền vững. Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh năm 2022 giảm 3,28% so với năm 2021; tỷ lệ hộ cận nghèo giảm 1,71%.

Năm 2023, Lạng Sơn đề ra mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 3% trở lên. Riêng các huyện nghèo, các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao phấn đấu giảm từ 5% trở lên. Theo UBND tỉnh Lạng Sơn, để triển khai đạt các mục tiêu đề ra, thời gian tới tỉnh sẽ tiếp tục thực hiện tốt các giải pháp an sinh xã hội, nâng cao thu nhập, đời sống người dân phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Bảo đảm đa số người dân có việc làm bền vững, bình đẳng trong tiếp cận, thụ hưởng hệ thống các dịch vụ xã hội của tỉnh về y tế, giáo dục - đào tạo, giao thông vận tải, văn hóa, thông tin, cung cấp điện, nước sinh hoạt, nhà ở, môi trường... Từ đó tạo tiền đề vững chắc, góp phần bảo đảm ổn định xã hội, từng bước nâng cao đời sống Nhân dân, tạo đà phát triển kinh tế - xã hội toàn diện, bền vững.

received_1353380608198047.jpeg
Từ các hoạt động BVMT đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo nền tảng cho phát triển bền vững.

Năm 2022, Sở TN&MT đã tổ chức 3 Hội nghị tập huấn về Luật Bảo vệ môi trường 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành cho các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thành phố với hàng trăm lượt người tham dự. Tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, Tháng Hành động vì môi trường năm 2022 tại huyện Hữu Lũng; Lễ phát động hưởng ứng hưởng ứng Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2022 tại huyện Bình Gia… Đồng thời, phối hợp với Tỉnh đoàn tổ chức Phong trào “chống rác thải nhựa”; tuyên truyền giới thiệu sản phẩm thân thiện bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Lạng Sơn; tập huấn, tuyên truyền chống rác thải nhựa cho hơn 100 cán bộ đoàn.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Tăng cường quyền tiếp cận sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số
(TN&MT) - Tổ chức Helvetas vừa phối phối hợp với Liên minh Đất đai LANDA/Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Cộng đồng Nông thôn (CCRD) tổ chức Hội thảo Kết thúc dự án “Tăng cường quyền tiếp cận sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số” (L4A) tại thành phố Hòa Bình, tình Hòa Bình.
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội: Vận động người dân chấp thuận đền bù nâng công suất bãi rác Xuân Sơn
    Ngày 29-5, đại diện lãnh đạo UBND huyện Ba Vì (Hà Nội) cho biết, địa phương đang tuyên truyền rộng rãi và áp đơn giá đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng sau khi UBND thành phố Hà Nội ban hành Kết luận về chính sách hỗ trợ phục vụ công tác giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện Dự án di dân vùng ảnh hưởng môi trường (bán kính 500m) của bãi chôn lấp rác thải huyện Ba Vì kết hợp trồng cây xanh tạo hành lang cách ly.
  • “Mô hình ngôi nhà xanh” bảo vệ môi trường, hỗ trợ gia đình khó khăn
    (TN&MT) – “Mô hình ngôi nhà xanh” là một trong những mô hình sáng tạo, mang lại hiệu quả của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Yên Bái nhằm hạn chế rác thải nhựa và tạo được nguồn quỹ hỗ trợ các hội viên và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương.
  • Thời tiết 29/5: Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có mưa rào rải rác
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, dự báo thời tiết ngày 29/5 tại các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có mây, sáng sớm có mưa rào rải rác và có nơi có dông; sau có mưa rào và dông vài nơi; ngày có nắng, vùng núi phía Tây có nơi nắng nóng. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
  • Hàng trăm đoàn viên thanh niên Sơn La ra quân Ngày Chủ nhật xanh
    (TN&MT) - Ngày 28/5, tuổi trẻ toàn tỉnh Sơn La đã đồng loạt triển khai các hoạt động ra quân Ngày Chủ nhật xanh toàn quốc lần thứ 2, hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, ngày Đại dương thế giới, Tháng hành động vì môi trường 2023.
  • Khối thi đua số I và II Bộ TN&MT hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới và Ngày Đại dương Thế giới
    (TN&MT) - Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6), Ngày Đại dương thế giới (8/6) và Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam năm 2023, sáng 28/5 tại Thanh Hóa, các Khối thi đua số I, Khối thi đua số II Bộ TN&MT phối hợp với Sở TN&MT Thanh Hoá, UBND TP Sầm Sơn (Thanh Hóa), Trường Đại học TN&MT Hà Nội tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng.
  • Thời tiết ngày 28/5: Nam Bộ tiếp tục mưa to, Bắc Bộ nắng trở lại
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/5, thời tiết Nam Bộ nhiều mây, ngày nắng gián đoạn, trong ngày có mưa rào nhiều nơi. Riêng Bắc Bộ nắng nóng xuất hiện trở lại nhiều nơi.
  • Lan tỏa tình yêu với môi trường Hà Nội
    (TN&MT) - Nhóm “Hà Nội Xanh” được anh Nguyễn Tiến Huy thành lập xuất phát từ tình cảm với môi trường Hà Nội khi anh thấy các  sông, kênh mương đang gánh sức nặng ô nhiễm từ nhiều nguồn thải...
  • Đồng bào công giáo Vạn Hoà chung tay vì môi trường xanh - sạch - đẹp
    (TN&MT) - Sống “tốt đời đẹp đạo” chung tay vì một môi trường xanh - sạch - đẹp, nếp sống văn hóa là những hành động thiết thực mà bà con giáo dân xã Vạn Hòa (TP. Lào Cai) đã và đang đồng hành cùng chính quyền thực hiện.
  • Phát triển điện gió ngoài khơi hướng tới mục tiêu giảm phát thải
    (TN&MT) - Theo Quy hoạch điện VIII vừa được phê duyệt, đến năm 2030, công suất điện gió ngoài khơi phục vụ nhu cầu trong nước đạt khoảng 6.000MW, định hướng đến năm 2050 đạt 70.000 - 91.500MW với điều kiện công nghệ phát triển nhanh, giá điện và chi phí truyền tải hợp lý. Việc hiện thực hóa mục tiêu phát triển ngành công nghiệp điện gió dài hạn sẽ góp phần giảm thiểu hàng triệu tấn các-bon từ nhiệt điện.
  • Phú Thọ ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước
    (TN&MT) - Nhằm ứng phó với nguy cơ thiếu hụt nguồn nước, nắng nóng và khô hạn có thể xuất hiện trong thời gian tới, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ đã ký ban hành Văn bản số 1854/UBND-CNXD về việc chủ động triển khai các giải pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước.
  • Thời tiết ngày 26/5: Bắc Bộ ít mưa, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa giông
    (TN&MT) - Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm nay (26/5), ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và giông, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 70mm (thời gian mưa giông tập trung vào chiều và tối).
  • Thiết lập cơ sở quản lý, sử dụng tiền hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải
    (TN&MT) - Nhằm thiết lập cơ sở pháp lý cho việc quản lý, sử dụng đóng góp tài chính hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đang xây dựng dự thảo Thông tư ban hành Quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải.
  • Trấn Yên (Yên Bái): Triển khai mô hình điểm phân loại rác thải tại nguồn
    (TN&MT) - Sáng 25/5, Hội Phụ nữ huyện Trấn Yên (Yên Bái) đã phối hợp với UBND xã Minh Quán tổ chức Hội nghị ra mắt mô hình điểm phân loại rác thải tại nguồn và hướng dẫn quy trình ủ rác hữu cơ bằng ứng dụng công nghệ vi sinh theo mô hình thùng ủ tại thôn 8.
  • Dạy nghề… bảo tồn động vật hoang dã
    (TN&MT) - Để bảo tồn có thể trở thành một nghề nghiệp phổ biến tại Việt Nam, trong 4 năm qua, một khóa học về phòng chống buôn bán động vật hoang dã trái phép đều đặn được tổ chức, giúp các bạn trẻ đam mê với thiên nhiên hoang dã có cái nhìn toàn diện hơn về công việc này.
  • Thanh Hóa: Trồng rừng gỗ lớn thích ứng biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Việc xây dựng và triển khai đề án trồng rừng gỗ lớn ở huyện Như Thanh và Như Xuân (Thanh Hóa) đã cho thấy không những phát huy hiệu quả kinh tế, chống xói mòn, rửa trôi đất, ổn định kinh tế hộ gia đình, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo… mà còn là “công cụ” để thích ứng biến đổi khí hậu.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO