Đất đai

Lạng Sơn: Gỡ vướng thủ tục hành chính về đất đai

Hoàng Nghĩa 10:37 16/05/2023

Năm 2022, tỷ lệ hồ sơ chậm giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) về đất đai của Văn phòng Đăng ký đất đai Lạng Sơn là 1,6%; quý 1/2023 là 1,3%. Tỷ lệ này dù thấp, song trên thực tế, việc giải quyết TTHC về đất đai tại Lạng Sơn còn một số vướng mắc cần sớm tháo gỡ.

Theo số liệu tổng hợp từ Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Lạng Sơn, trong năm 2022, Văn phòng đã tiếp nhận, giải quyết 377 hồ sơ của các tổ chức; gần 38.000 hồ sơ hộ gia đình, cá nhân. Trong đó, 587 hồ sơ chậm hạn, chiếm 1,6%. Quý 1/2023, đã giải quyết 3.612/3.661 hồ sơ, còn 49 hồ sơ chậm hạn, chiếm 1,3%. Tỷ lệ nộp hồ sơ trực tuyến mức độ 3, 4 của Văn phòng và các chi nhánh đạt 68% so với hồ sơ tiếp nhận.

Thiếu nguồn lực

Theo ông Nguyễn Đại Dương - Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh, có nhiều nguyên nhân dẫn đến còn tình trạng chậm giải quyết TTHC về đất đai. Điều cơ bản nhất là hạ tầng công nghệ thông tin chưa được đầu tư đồng bộ, hệ thống máy chủ hoạt động chưa ổn định, vẫn còn tình trạng chậm hoặc không truy cập được. 11 Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai tại các huyện, thành phố chưa có trụ sở làm việc riêng; nơi làm việc, kho lưu trữ chưa đáp ứng yêu cầu quản lý, lưu trữ hồ sơ địa chính.

anh-2-bai-dat(1).jpg
Cổng thông tin dữ liệu đất đai tỉnh Lạng Sơn đi vào hoạt động đã hướng tới công khai, minh bạch toàn bộ các thông tin về đất đai.

Biên chế được giao chưa tương xứng với nhiệm vụ, khối lượng công việc. Với khối lượng hồ sơ tiếp nhận, giải quyết trung bình 33.000 hồ sơ/năm, 1 cán bộ Văn phòng phải giải quyết khoảng 50 hồ sơ đất đai/tháng. Chưa kể, một số địa phương có lượng giao dịch đất đai lớn như thành phố Lạng Sơn, bình quân một ngày tiếp nhận, xử lý 70 hồ sơ đất đai, chủ yếu là TTHC về chuyển quyền sử dụng đất, giao dịch bảo đảm và cấp đổi Giấy chứng nhận (GCN). Năm 2022, Chi nhánh thành phố có 290 hồ sơ chậm hạn, cao nhất trong các chi nhánh.

Ngoài việc giải quyết hồ sơ TTHC, cán bộ Văn phòng Đăng ký đất đai còn tham gia phối hợp giải quyết các vụ việc theo đề nghị của các sở, ngành. Để kịp thời giải quyết các nhiệm vụ, đặc biệt là hồ sơ TTHC, Văn phòng Đăng ký đất đai đang phải ký hợp đồng lao động với 38 trường hợp nhằm giải quyết áp lực về nguồn lực lao động.
Đặc biệt, những năm qua, tình hình biến động đất đai trên địa bàn tỉnh rất lớn.

Chỉ riêng thực hiện chỉnh lý hồ sơ địa chính do sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã và sáp nhập, giải thể các thôn bản, khối phố thì việc chỉnh lý biến động hồ sơ, GCN có khối lượng rất lớn. Sau sáp nhập, giải thể, toàn tỉnh có hơn 252.000 GCN đã cấp bị ảnh hưởng. Đến cuối năm 2022, còn tồn trên 185.000 GCN chưa chỉnh lý, hơn 5.700 mảnh bản đồ địa chính, 292 quyển sổ mục kê, gần 600 quyển sổ sách các loại…

Trong khi đó, phần mềm Elis không ổn định, chưa liên kết hỗ trợ giải quyết hồ sơ TTHC liên thông với các cơ quan có liên quan. Thực tế, TTHC sau khi giải quyết xong, cán bộ Văn phòng Đăng ký đất đai và các chi nhánh phải cập nhật vào cơ sở dữ liệu địa chính, mất nhiều thời gian giải quyết.

Hoàn thiện 30% cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường

Bên cạnh đó, việc hướng dẫn người sử dụng đất nộp hồ sơ TTHC trực tuyến gặp nhiều khó khăn, do người dân và doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến các dịch vụ công trực tuyến.

Đáng lưu ý, vẫn còn tình trạng một bộ phận người dân sử dụng đất tự ý chuyển mục đích sử dụng, chưa chủ động thực hiện khai báo khi có biến động đất đai như: Chuyển nhượng trái quy định, không đúng trình tự, thủ tục; làm thay đổi hiện trạng (đào ao, hạ mặt bằng…); lấn chiếm đất đai… gây khó khăn cho quản lý nhà nước về đất đai, đặc biệt là cập nhật, chỉnh lý bản đồ, hồ sơ địa chính. Một số tổ chức thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng khi thực hiện thu hồi đất không thu hồi GCN, hoặc không chuyển GCN đến Văn phòng Đăng ký đất đai để thực hiện chỉnh lý với các thửa đất bị thu hồi toàn bộ hoặc một phần.

Cổng thông tin dữ liệu đất đai tỉnh Lạng Sơn đi vào hoạt động từ 12/1/2022, tích hợp cơ sở dữ liệu địa chính 148 xã, thị trấn; bản đồ quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 - 2026, 2021 - 2030 các huyện, thành phố, phục vụ nhu cầu tra cứu thông tin của người dân, doanh nghiệp. Văn phòng Đăng ký đất đai đã thực hiện chia sẻ dữ liệu 7 huyện đang vận hành trên phần mềm Elis lên trục liên thông tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh (LGSP) của tỉnh; đang phối hợp với đơn vị tư vấn, Trung tâm chuyển đổi số (Sở Thông tin và Truyền thông) để kết nối, lấy dữ liệu Elis cloud đã chia sẻ từ trục LGSP về Cổng thông tin dữ liệu đất đai...

Ông Nguyễn Đại Dương cho biết, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống Văn phòng, đẩy mạnh cải cách TTHC, Văn phòng Đăng ký đất đai Lạng Sơn đã và đang tiếp tục kiện toàn tổ chức, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thi hành công vụ của đội ngũ cán bộ, viên chức, người lao động. Tiếp tục rà soát, chuẩn hóa các TTHC đất đai; nỗ lực giảm tỷ lệ giải quyết hồ sơ chậm hạn. Tiếp nhận hồ sơ thuộc thẩm quyền giải quyết mức độ 3, 4 trên Cổng thông tin dịch vụ công đạt trên 50% tổng số hồ sơ.

Kịp thời nắm bắt, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng thẩm định hồ sơ, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu cấp GCN năm 2023. Đẩy mạnh khai thác, vận hành, cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai; thường xuyên cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai vào hồ sơ địa chính dạng giấy và hệ thống cơ sở dữ liệu địa chính với các xã đã có cơ sở dữ liệu dạng số. Hoàn thiện 30% cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường, kết nối liên thông với hệ thống thông tin, cơ cở dữ liệu các sở, ban, ngành, địa phương.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Quảng Ngãi: Đẩy nhanh tiến độ đấu giá đất
Từ đầu năm đến nay, việc đấu giá, thu tiền sử dụng đất của tỉnh Quảng Ngãi đến nay chỉ đạt khoảng 25% so với chỉ tiêu. Hiện địa phương đang đẩy nhanh tiến độ đấu giá nhiều diện tích đất khác ở các địa phương.
Đừng bỏ lỡ
  • Infogarphic: Điều chỉnh đối tượng được hỗ trợ đất sản xuất vùng đồng bào dân tộc
    Báo TN&MT xin giới thiệu với bạn đọc hiểu thêm về Thông tư 02/2023/TT-UBDT của Ủy ban Dân tộc ban hành ngày 21/8/2023 sửa đổi Thông tư 02/2022/TT-UBDT hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025. Trong đó có sửa đổi đối tượng được hỗ trợ đất sản xuất vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
  • Bình Định: Đảm bảo đất sản xuất, đất ở cho người nghèo, vùng dân tộc thiểu số
    Các số liệu thống kê cho thấy, tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Định còn khá phổ biến. Do đó, những năm qua, Bình Định đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, nhằm giải quyết căn cơ tình trạng này để đồng bào dân tộc thiểu số ổn định đời sống, đảm bảo an sinh xã hội, vươn lên thoát nghèo.
  • Hà Tĩnh: Nâng cao ý thức pháp luật về đất đai giúp người dân ổn định phát triển kinh tế
    Nhờ làm tốt công tác hòa giải, tuyên truyền nâng cao ý thức pháp luật cho người dân về lĩnh vực đất đai đang góp phần giúp huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) ổn định tình hình, đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở địa phương.
  • Bộ TN&MT làm việc với các tỉnh Đông Nam Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ về điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất
    Sáng 26/9, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức buổi làm việc với UBND 13 tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ về phương án điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050, kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 -2025 theo Quyết định 326/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân chủ trì buổi làm việc.
  • Đồng bào dân tộc thiểu số được hỗ trợ chuyển đổi nghề, ổn định sinh kế
    Ủy ban Dân tộc vừa ban hành Thông tư số 02/2023/TT-UBDT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2022/TT-UBDT hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025. Trong đó đã sửa đổi, bổ sung một số quy định về hỗ trợ đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số hoặc hỗ trợ chuyển đổi nghề cho người dân.
  • Bộ TN&MT làm việc với các tỉnh Vùng ĐBSCL về điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất
    Sáng 22/9, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức buổi làm việc với 13 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long về phương án điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050, kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 -2025 theo Quyết định 326/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân chủ trì buổi làm việc.
  • Quảng Ngãi: Không đạt kế hoạch thu ngân sách từ đất
    Nhiều năm liền, nguồn thu tiền sử dụng đất của Quảng Ngãi đạt rất thấp. Từ đầu năm đến nay, tiến độ thu tiền sử dụng đất chỉ mới đạt 25% kế hoạch đề ra (khoảng 415/1.645 tỉ đồng).
  • Bộ TN&MT làm việc với các tỉnh khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc về điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất
    Chiều 21/9, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức buổi làm việc với 14 tỉnh, thành phố khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc về phương án điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050, kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 -2025 theo Quyết định 326/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân chủ trì buổi làm việc.
  • Bà Rịa - Vũng Tàu: Quy định mới về tách thửa đất
    (TN&MT) - Nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc tách thửa đất, bảo đảm đúng quy định của pháp luật và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ban hành Quyết định số 44/2023/QĐ-UBND (Quyết định 44) quy định về điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh.
  • Bộ TN&MT gỡ vướng về quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Phú Yên
    Ngày 21/9, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân đã chủ trì buổi làm việc với UBND tỉnh Phú Yên về việc tháo gỡ một số khó khăn vướng mắc liên quan đến lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh.
  • Nghị định 10/2023/NĐ-CP: Tháo gỡ nhiều vướng mắc
    (TN&MT) - Sau gần 4 tháng đi vào cuộc sống, Nghị định 10/2023/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai đã tháo gỡ nhiều vướng mắc, bất cập ở các địa phương, góp phần đưa đất đai vào phát triển kinh tế - xã hội.
  • Nghị định 10/2023/NĐ-CP: Nghị định ra đời từ sự lắng nghe
    (TN&MT) - Trong những năm qua, Bộ TN&MT luôn xác định công tác xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật là nhiệm vụ quan trọng, ưu tiên hàng đầu của ngành tài nguyên và môi trường, trong đó có lĩnh vực đất đai, qua đó, góp phần tháo gỡ những bất cập, vướng mắc ở địa phương, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO