Lạng Sơn: "Dồn" lực hướng đến mục tiêu thành phố xanh

Bài và ảnh: Hoàng Nghĩa | 07/02/2023, 15:57

(TN&MT) - Hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2030 đạt các tiêu chí đô thị loại I, đô thị xanh, sạch, thông minh, hiện đại, những năm qua, thành phố Lạng Sơn (tỉnh Lạng Sơn) đã tập trung khai thác, phát huy các tiềm năng, lợi thế, ưu tiên đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, từng bước kiến tạo, thay đổi diện mạo đô thị.

Được khởi công từ tháng 2/2022, Dự án Công viên bờ sông Kỳ Cùng đoạn từ cầu Đông Kinh đến khách sạn Đông Kinh là một trong những công trình chỉnh trang đô thị trọng điểm của thành phố với tổng vốn đầu tư 214 tỷ đồng. Dự án hoàn thiện góp phần tạo không gian xanh hai bên bờ sông Kỳ Cùng, xây dựng không gian sinh hoạt công cộng đáp ứng nhu cầu giải trí, thư giãn, thể dục thể thao của người dân.

Năm 2022, thực hiện mục tiêu kép vừa phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả, vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới, thành phố Lạng Sơn đã xây dựng các nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, trọng điểm để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, tạo đột phá. Đến hết năm 2022, kinh tế phát triển toàn diện, tốc độ tăng trưởng một số ngành kinh tế chủ yếu đạt 12,2%. 19/22 chỉ tiêu về kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, xây dựng Đảng đạt và vượt mục tiêu. Tỷ lệ đô thị hóa đạt 73,5% so với kế hoạch đề ra.

Cùng với Dự án này, hàng loạt các dự án như: Cải tạo khuôn viên, chỉnh trang hồ Phai Loạn; kè bờ trái sông Kỳ Cùng, đoạn từ sân bay Mai Pha đến cầu Đông Kinh; kè bảo vệ bờ sông Kỳ Cùng giai đoạn III, phường Chi Lăng; công trình chỉnh trang hệ thống đèn chiếu sáng đường Lý Thường Kiệt… đã và đang được triển khai với quyết tâm cao nhất.

Theo lãnh đạo thành phố Lạng Sơn, triển khai thực hiện Nghị quyết số 40-NQ/TU ngày 5/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn về Xây dựng và phát triển thành phố Lạng Sơn giai đoạn 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050, Ban Thường vụ Thành ủy đã ban hành 3 Nghị quyết chuyên đề về: Quản lý trật tự đô thị, chỉnh trang đô thị và giải phóng mặt bằng; xây dựng kế hoạch thực hiện nâng cấp, xây dựng hạ tầng đô thị; xây dựng quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị, tổ chức lập điều chỉnh quy hoạch chung thành phố đến năm 2030, tầm nhìn 2050…

Trên cơ sở đó, năm 2022, thành phố đã thực hiện 55 dự án, chủ yếu là các công trình cải tạo vỉa hè, xây dựng hạ tầng khu dân cư, đường giao thông, công viên, chỉnh trang và nâng cấp kết cấu hạ tầng đô thị. Kêu gọi thu hút một số doanh nghiệp đầu tư xây dựng khu đô thị, khu dân cư như Khu đô thị Phú Lộc I+II, Phú Lộc III, IV; Khu đô thị Nam Hoàng Đồng I và Nam Hoàng Đồng I mở rộng…

Đặc biệt, thành phố đã xây dựng 67 tuyến phố đạt chuẩn văn minh đô thị, được người dân đồng lòng ủng hộ, chủ động góp sức, góp của để tổ chức lắp thêm đèn chiếu sáng, vẽ tranh tường dọc các tuyến phố, duy trì thực hiện giữ vệ sinh chung các tuyến đường.

7(1).jpg

Vệ sinh môi trường, thu gom rác thải luôn được TP. Lạng Sơn quan tâm.

Cùng với đó, đẩy nhanh tiến độ lập điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung xây dựng thành phố Lạng Sơn đến năm 2025. Rà soát, điều chỉnh các quy hoạch không còn phù hợp để thực hiện các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Tích cực, chủ động phối hợp với các sở, ngành hoàn thiện báo cáo phương án mở rộng thành phố Lạng Sơn theo hướng sáp nhập toàn bộ địa giới hành chính của huyện Cao Lộc vào thành phố.

Song song nhiệm vụ phát triển đô thị, thành phố đã quan tâm, chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và giám sát, thanh, kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm trật tự đô thị, nhất là tại các tuyến phố chính, khu vực trung tâm. Nâng cao tỷ lệ thu gom rác thải, đảm bảo các tuyến đường phố luôn xanh - sạch - đẹp.

Tăng cường quản lý, chăm sóc cây xanh; cải tạo, trồng và chăm sóc hoa, cây xanh tại các trụ đảo giao thông, dải phân cách, vỉa hè trên một số tuyến đường. Thực hiện chuyển đổi hệ thống điện chiếu sáng công cộng theo hướng tiết kiệm, sử dụng năng lượng tái tạo. Qua đó, tạo chuyển biến mạnh mẽ bộ mặt đô thị toàn thành phố. Đời sống vật chất, tinh thần, nếp sống văn hóa của nhân dân được nâng lên rõ rệt.

Năm 2023, tiếp tục kiên định mục tiêu xây dựng và phát triển thành phố Lạng Sơn thành đô thị xanh, sạch, thông minh, hiện đại, UBND thành phố đang tiếp tục chỉ đạo, tập trung chỉnh trang hạ tầng đô thị một số phường trọng điểm để tạo điểm nhấn trên toàn thành phố. Chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư, giải quyết kịp thời các kiến nghị, khiếu nại của công dân; tạo mặt bằng sạch giao các nhà đầu tư. Tiếp tục thực hiện đầu tư xây dựng vỉa hè, đường giao thông nông thôn…

Bên cạnh đó, xây dựng cơ chế chính sách thu hút các doanh nghiệp đầu tư một số khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, khu đô thị ven sông Kỳ Cùng; công viên, trung tâm hội chợ, các điểm vui chơi giải trí… Điều chỉnh địa giới hành chính để tạo bước đột phá thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững. Qua đó, đưa Lạng Sơn thành một trong những cực tăng trưởng, hạt nhân quan trọng trong phát triển kinh tế vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lạng Sơn.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Mưa đá xuất hiện tại miền núi Thừa Thiên – Huế
    Một trận mưa đá vừa xảy ra tại huyện miền núi A Lưới của tỉnh Thừa Thiên – Huế, không thiệt hại về người.
  • Thời tiết ngày 25/3: Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày và đêm 25/3, ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi cục bộ có mưa vừa, mưa to.
  • Lạng Sơn: Giữ gìn, bảo tồn đa dạng sinh học giúp dân thoát nghèo
    (TN&MT) - Được ví như “lá phổi xanh” vùng Đông Bắc, với trên 8.200ha rừng trải rộng trên địa bàn 5 xã thuộc 3 huyện của tỉnh Lạng Sơn, rừng đặc dụng Hữu Liên là địa bàn sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc từ bao đời nay. Nhờ được giao khoán bảo vệ rừng, giữ gìn, bảo tồn đa dạng sinh học, làm du lịch sinh thái đã tạo nguồn sinh kế ổn định cho bà con, đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
  • Thời tiết ngày 24/3: Nắng nóng gay gắt trước khi giảm nhiệt
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, trong ngày 24/3, khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-38 độ, vùng núi phía Tây có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ trên 39 độ. Độ ẩm tương đối thấp nhất 35-45%.
  • Ngay sau nắng nóng diện rộng, miền Bắc sắp đón không khí lạnh
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn quốc gia, từ chiều tối và đêm 24/3 trở đi, có một đợt không khí lạnh ảnh hưởng đến khu vực vùng núi phía Bắc, gây mưa rào và dông mạnh ở khu vực Việt Bắc, Đông Bắc.
  • Các nước Bắc Âu chia sẻ kinh nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn
    (TN&MT) - Chiều 23/3, tại Hà Nội, Đại sứ quán các nước Bắc Âu tại Việt Nam (Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy và Thụy Điển) đã phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức tọa đàm “Giải pháp xanh cho kinh tế tuần hoàn và quản lý chất thải: Kinh nghiệm của Bắc Âu và hàm ý chính sách cho Việt Nam”.
  • Tham vấn xây dựng định mức chi phí tái chế sản phẩm, bao bì
    (TN&MT) - Sáng 23/03, Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) phối hợp với Đại sứ quán Na Uy và một số đơn vị tổ chức Hội thảo tham vấn xây dựng định mức chi phí tái chế sản phẩm, bao bì (Fs).
  • Nắng nóng ở đồng bằng đến sớm hơn trung bình 1 tháng
    (TN&MT) - Đó là thông tin vừa được ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, Tổng cục KTTV cung cấp khi ông trao đổi về tình hình nắng nóng thời gian tới.
  • Văn Yên (Yên Bái): Sâu rộng phong trào bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Văn Yên (Yên Bái) vừa tổ chức Lễ phát động Phong trào “Mỗi người - Mỗi ngày một việc, góp phần làm sạch môi trường”, phong trào đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của cán bộ, các tổ chức chính trị - xã hội và người dân.
  • Hà Tĩnh: Chặn ô nhiễm từ thuốc bảo vệ thực vật
    (TN&MT) - Nông nghiệp đã và đang chiếm ưu thế về thu hút lực lượng lao động trên địa bàn Hà Tĩnh, nhất là ở khu vực nông thôn. Song song đó làm gia tăng nhiều sức ép lên môi trường, yêu cầu cần triển khai các giải pháp để chủ động kiểm soát, đặc biệt là việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong sản xuất.
  • Công nghệ cao - giải pháp đột phá cho dự báo thiên tai
    (TN&MT) - Những năm qua, để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH), ngành khí tượng thủy văn (KTTV) luôn chú trọng ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai. Mục tiêu chung là giảm nhẹ rủi ro thiên tai, phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh trên phạm vi cả nước.
  • Thông tin KTTV: Đầu vào quan trọng của các hoạt động kinh tế - xã hội
    (TN&MT) - Nắm bắt thông tin KTTV giúp con người chủ động hơn trong các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, là điều kiện đảm bảo để quá trình phát triển hạn chế được các rủi ro từ thời tiết, khí hậu. Vì vậy, thông tin KTTV được đánh giá là đầu vào quan trọng của các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội, góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
  • Niềm tự hào của người “bắt bệnh trời”
    (TN&MT) - Đầu năm 2023, GS. TSKH. Nguyễn Đức Ngữ - nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV đã vinh dự được nhận Huân chương Độc lập. Ông đón nhận niềm vinh dự này tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 lĩnh vực KTTV vào đầu tháng 1 năm nay.
  • Ngày 23/3, nắng nóng ở hầu hết các vùng
    Theo Trung tâm Dự báo KTTVQG, dự báo thời tiết hôm nay (23/3), hầu hết khu vực trên cả nước sẽ nắng nóng, một số nơi nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO