Chủ Nhật, 13/4/2025 17:55 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Thứ Hai 11/10/2021 , 15:16 (GMT+7)

Làng phong Quy Hòa xanh ngát một màu

Thứ Hai 11/10/2021 , 15:16 (GMT+7)

(TN&MT) - Làng phong Quy Hòa tại phường Ghềnh Ráng, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, nơi ghi đậm dấu ấn về nhà thơ Hàn Mặc Tử được bao bọc bởi núi Xuân Vân và biển Quy Hòa giữa không gian xanh ngát của cây cỏ, hoa lá, mây trời và biển trong môi trường sống mát mẻ, sạch sẽ vì không có rác.

Không gian xanh tận chân trời

Từ trung tâm thành phố Quy Nhơn, chúng tôi vượt đèo Quy Hòa hơn 5km là đến làng phong Quy Hòa của Bệnh viện Phong – Da liễu Trung ương Quy Hòa. Đây là quần thể danh thắng diễm lệ vừa mang nét cổ điển vừa mang nét hiện đại với kiến trúc của đạo công giáo và cũng là điểm hẹn lý tưởng cho chuyến dã ngoại của những người yêu thích khám phá vùng đất xưa muốn tìm hiểu về cuộc đời nhà thơ Hàn Mặc Tử.

Ngoài những nét đẹp cổ điển, trầm mặc, nhẹ nhàng, thanh thoát, yên tĩnh mang dấu tích đạo công giáo, nơi đây khiến chúng tôi ngạc nhiên và thích thú là ngôi làng được che phủ bởi màu xanh của cây cỏ, hoa lá.

Làng phong Quy Hòa đẹp rực rỡ trên nền hoa giấy.

Rất nhiều loài cây xanh đã được trồng trong làng, từ cây lâu năm như dừa, phi lao đến loài cây hoa dại mọc bên đường đều xanh ngát một màu, hòa quyện với màu xanh của mây trời, màu xanh của nước biển Quy Hòa tạo nên khối hình bức tranh thiên nhiên tươi đẹp lấy màu xanh làm chủ đạo. Điểm xuyến giữa màu xanh của cây, lá là màu vàng, đỏ, tím, hồng của loài hoa ngũ sắc, hoa giấy nở rực rỡ trong tiết trời mùa đông.

Từ cổng làng đi vào đã thấy hình ảnh bệnh nhân phong sinh sống trong làng tất bật đi công việc của mình hay đơn giản chỉ di dạo khuôn viên làng để tận hưởng khí trời mát mẻ, không gian xanh yên tĩnh mà tạo hóa ban cho vùng đất này.  

Làng phong Quy Hòa có phần lớn bệnh nhân công giáo sinh sống.

Chúng tôi đi tham quan làng thì gặp một bà cụ ngồi trước hiên nhà đon đả chào những vị khách lạ mặt đến thăm làng. Bà tự giới thiệu mình tên Hồ Thị Tiến, năm nay 85 tuổi là người theo đạo công giáo. Bà kể cho chúng tôi nghe, bà vào làng chữa bệnh phong từ năm 13 tuổi và sống ở làng 72 năm rồi. Bà yêu thích mảnh đất này vì nơi đây khí hậu mát mẻ, không khí trong lành, ở đâu cũng có cây xanh, là điều kiện sống rất tốt cho những bệnh nhân phong như bà.

Làng không có rác

Theo lời bà Hồ Thị Tiến trò chuyện thì làng phong Quy Hòa không những có không gian xanh thoáng mát mà người dân ở đây cũng rất ý thức trong việc bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp. Bà Hồ Thị Tiến chia sẻ: Ở trong làng sạch sẽ lắm, ai cũng ý thức trách nhiệm quét dọn rác sinh hoạt từ nhà mình ra đến nơi công cộng trong làng. Rác được gom lại trong bao để xe rác đến chở đi vào thứ 4 và thứ 7 hàng tuần.

Khi nghe bà Tiến nói chúng tôi mới quan sát kỹ hơn, quả đúng như lời bà chia sẻ, tất cả mọi con đường giao thông trong làng đều sạch sẽ tinh tươm, rác được bỏ gọn vào bao và không có tình trạng vứt rác ra đường nội bộ hay ở trước hiên nhà. 

Ngôi nhà xanh của cụ bà Hồ Thị Tiến tại làng phong Quy Hòa.

Trò chuyện thêm với phóng viên, bà Lê Thị Vân (64 tuổi) chia sẻ thêm: Tôi bị bệnh phong 60 năm rồi, tôi quê ở tỉnh Ninh Thuận, mới đến làng phong sinh sống để chữa bệnh được 6 năm. Điều tôi yêu thích nơi đây là không gian xanh, khí hậu trong lành, môi trường sống an toàn, sạch sẽ. Nhà nào cũng trồng cây xanh, trồng hoa, trồng cây ăn trái để cải thiện bữa ăn. Mục đích trồng cây, trước là tạo cảnh quan cho ngôi nhà mình, sau là tạo không gian xanh cho làng phong Quy Hòa.

Ông Phan Giải cho biết thêm: Công tác bảo vệ môi trường ở đây rất tuyệt vời, hàng tuần có người thu gom rác tại các tuyến đường và các hộ gia đình. Việc này duy trì đã nhiều năm rồi. Ngoài ra, nơi đây cảnh quan thiên nhiên thích thú, vừa có cây xanh hấp thụ, quang hợp ánh sáng vừa có biển đem làn gió mát trong lành nên rất phù hợp để bệnh nhân phong sinh sống và chữa bệnh.

Tiếp và trò chuyện với chúng tôi, ông Trần Công Nghĩa – Trưởng Ban Hội đồng bệnh nhân của Bệnh viện Phong – Da liễu Trung ương Quy Hòa chia sẻ: Những người sinh sống trong làng phong Quy Hòa là bệnh nhân phong và gia đình của bệnh nhân. Nhiều bệnh nhân đến làng để chữa bệnh rồi cùng nhau tạo lập gia đình, sinh con đẻ cái, sống hết quảng đời tại làng phong. Ở đây có khoảng 1.000 nhân khẩu với gần 300 hộ gia đình. Người dân ở đây phần lớn là đồng bào công giáo còn lại là phật giáo và người không theo đạo. Họ sống đoàn kết, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau vượt lên nỗi đau bệnh tật và cuộc sống.

Không gian xanh trước nhà thờ Quy Hòa.

Nói về công tác bảo vệ môi trường tại làng phong Quy Hòa, ông Trần Công Nghĩa cho biết: Người dân ở đây ý thức rất cao trong công tác bảo vệ môi trường tại nơi ở sinh hoạt của gia đình cũng như nơi công cộng. Hàng tuần, hàng tháng sinh hoạt hội đồng bệnh nhân, chúng tôi không quên nhắc nhở bà con thực hiện tốt nếp sống văn minh, giữ gìn vệ sinh môi trường, dọn rác sạch sẽ nơi công cộng. Chúng tôi đều gắn quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của bà con trong việc giữ vệ sinh chung nên hộ gia đình nào cũng nghiêm túc thực hiện. Hàng năm vào mùa mưa, bà con tập trung vớt rác ở mương nước để không bị ùn tắc tại các ống thoát nước.

Chúng tôi rời làng phong Quy Hòa trong niềm xúc động bởi câu chuyện của những bệnh nhân phong. Nhờ nếp sống văn minh “sống xanh”, “nghĩ hồng” mà những con người ấy đã chiến thắng bệnh tật, khỏe mạnh, lạc quan, yêu đời, vui vẻ sống trọn cuộc đời tại ngôi làng xanh này trước khi về với đức mẹ, thiên chúa.

  • Bắc Kạn: Hàng vạn du khách dự Lễ hội Lồng Tồng Ba Bể

    (TN&MT) - Hàng năm, cứ mỗi dịp xuân về, người dân Ba Bể lại tổ chức lễ hội để cầu chúc cho một năm mới có nhiều may mắn. Lễ hội Lồng Tồng Ba Bể là lễ “xuống đồng” lớn nhất của tỉnh Bắc Kạn, đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2014. Chính hội vào ngày mùng 10 tháng Giêng hàng năm, tại thôn Bó Lù, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể.

  • Hội nghị Lãnh đạo Phật giáo ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ 2

    Sáng 25/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tổ chức khai mạc Hội nghị Lãnh đạo Phật giáo ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ 2.

  • Nét đặc trưng Lễ hội thờ Thần nước vùng đất Tiền Bạt

    Người dân vùng đất Tiền Bạt, phường Thạch Quý, thành phố Hà Tĩnh coi lễ hội ở Miếu Đôi rất quan trọng, có tác động không nhỏ đến sự an cư của làng. Bởi vậy, trong nghi lễ thờ thần nước, với quan niệm “đất có thổ công, sông có hà bá”, lễ cầu mưa là một trong những tín ngưỡng đặc trưng.

  • Lễ “Bun huột nặm” của người Lào ở Điện Biên

    (TN&MT) - Tỉnh Điện Biên rất nhiều dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc Lào có khoảng hơn 4.000 người. “Bun huột nặm” là tiếng gốc Lào – dịch sang tiếng Việt có nghĩa là Tết té nước. Đây là lễ hội đặc trưng của dân tộc Lào, để chào đón năm mới theo phật lịch.

  • Tín ngưỡng thờ nước ở vùng đồng bằng sông Hồng

    (TN&MT) - Định cư quần tụ dọc theo hàng chục con sông lớn nhỏ từ ngàn năm nay, cộng đồng cư dân vùng đồng bằng sông Hồng vẫn luôn gìn giữ tín ngưỡng thờ nước và nghi lễ thỉnh nước trong các lễ hội dân gian.

  • Phật giáo Đà Nẵng bảo vệ môi trường

    Triết lý Phật giáo có nhiều răn dạy phật tử về sống hài hòa với tự nhiên, sống tiết kiệm, trân quý sinh vật sống rất phù hợp với lối sống xanh, bảo vệ môi trường hiện nay. Một nghiên cứu khảo sát của PGS.TS Lưu Quý Khương (Đại học Đà Nẵng) đã cho thấy, Phật giáo đóng vai trò tích cực trong tuyên truyền cũng như thực hành các hoạt động môi trường tại cộng đồng.

  • Chuẩn hóa lễ hội truyền thống

    (TN&MT) - Được xem là bảo tàng “sống” về văn hoá của các dân tộc đã được lưu truyền qua nhiều thế kỷ, lễ hội truyền thống đang đứng trước nhiều nguy cơ bởi tác động của xu thế hội nhập, “thương mại hóa”, “nhất thể hóa”, “đơn điệu hóa”… Trong bối cảnh đó, Bộ tiêu chí về xây dựng môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống (Bộ tiêu chí) được ban hành có ý nghĩa quan trọng, không chỉ hài hòa giữa yếu tố bảo tồn và phát triển, mà còn đảm bảo sự sống còn của những giá trị văn hóa truyền thống.

  • Góc nhìn của Phật giáo trong bảo vệ môi trường

    (TN&MT) - Trong giáo lý nhà Phật, môi trường được coi là một trong những yếu tố quan trọng để che chở, bao bọc cho sự sống con người. Với triết lý từ bi hỷ xả, Phật giáo mang đến thông điệp con người không nên gây tổn hại đến bất cứ điều gì, kể cả môi trường.

  • “Chuyển biến xanh” tại các lễ hội ở Lào Cai

    (TN&MT) - Tuyên truyền người dân và du khách ý thức hơn trong việc xả rác, đặt thêm các thùng rác, dọn dẹp vệ sinh trước, trong và sau các Lễ hội, thành lập các tổ kiểm tra nhắc nhở ý thức bảo vệ môi trường - đó là những hành động thiết thực của cơ quan chức năng tỉnh Lào Cai để nâng cao ý thức của nhân dân và du khách về bảo vệ môi trường tại các lễ hội trên địa bàn.

  • Sơn La: Quan tâm bảo vệ môi trường các lễ hội

    (TN&MT) - Nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, Sơn La hội tụ 12 dân tộc anh em với kho tàng di sản văn hóa mang sắc thái riêng độc đáo của từng dân tộc, đã tạo nên bức tranh văn hoá đa dạng, phong phú, cùng hệ thống lễ hội đa sắc thái. Quan tâm phát triển lễ hội gắn với bảo vệ môi trường là những mục tiêu trọng tâm đang được địa phương chú trọng triển khai.

  • Luật hóa quy định quản lý môi trường lễ hội

    (TN&MT) - Bảo vệ môi trường được xem là một trong các tiêu chí đánh giá năng lực công tác quản lý nhà nước, hiệu quả tổ chức lễ hội ở địa phương. Nhiều văn bản pháp luật đã quy định rõ về trách nhiệm, hướng dẫn việc quản lý môi trường, để hướng đến những “lễ hội xanh”.

  • Xanh - sạch - đẹp tại các lễ hội truyền thống dân tộc, tôn giáo

    (TN&MT)- Trong thời gian qua, các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long tích cực triển khai các giải pháp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp tại các lễ hội truyền thống dân tộc, tôn giáo diễn ra hàng năm.

Xem thêm

Đọc nhiều nhất