Lan tỏa các hoạt động của phụ nữ bảo vệ môi trường

Khánh Ly | 31/05/2022, 18:47

(TN&MT) - Hưởng ứng Tháng Hành động vì môi trường và Ngày Môi trường thế giới năm 2022, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã tổ chức sự kiện trực tuyến "Tử tế vì môi trường" để giới thiệu những mô hình, cách làm hay, sáng tạo và lồng ghép tuyên truyền Luật Bảo vệ môi trường 2020.

Cũng tại sự kiện, Hội LHPN Việt Nam phối hợp với cơ quan Liên Hợp Quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) công bố kết quả và trao giải Cuộc thi "Sáng tác thông điệp truyền thông về bình đẳng giới trong phòng chống thiên tai trước bối cảnh Covid-19 và đề cử các gương mặt phụ nữ, sáng kiến về bình đẳng giới trong phòng, chống thiên tai".

img_6105.jpg
Tọa đàm Phân loại và xử lý rác có sự tham gia của đại diện Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT), doanh nghiệp và hội viên phụ nữ thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường

Chia sẻ về các hoạt động của Hội LHPN Việt Nam thời gian qua, bà Hà Thị Nga - Chủ tịch Hội nhấn mạnh: Phụ nữ là nhân tố tích cực, lực lượng quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường, thích ứng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Với trách nhiệm của mình, nhiều năm qua, Hội LHPN Việt Nam đã phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức quốc tế tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm vận động hội viên, phụ nữ chủ động tham gia bảo vệ môi trường hiệu quả.

Các cấp Hội đã triển khai sâu rộng công tác bảo vệ môi trường, gắn với cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch", Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới, phong trào "Chống rác thải nhựa", đề án "Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025"... Nhiều mô hình, cách làm hay, sáng tạo đã và đang góp phần tích cực tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành động bảo vệ môi trường của cộng đồng.

Chỉ tính riêng Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới có tới gần 17 nghìn công trình/phần việc bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu do các chi hội/tổ phụ nữ đảm nhận. Đợt phát động trồng cây chào mừng thành công Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ 13 năm 2022 cũng tạo ra làn sóng thi đua mạnh mẽ với hơn 34 nghìn công trình và hơn 6,6 triệu cây xanh trồng mới. Bên cạnh đó, các cấp Hội tích cực triển khai rất nhiều hoạt động "tử tế vì môi trường" đã được như thu gom, phân loại, xử lý rác; giảm thiểu và tái chế rác thải nhựa; trồng cây xanh, con đường hoa… 

img_6100.jpg
Bà Hà Thị Nga - Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam phát biểu tại hội thảo

Đây là minh chứng sinh động khẳng định vai trò, trách nhiệm của phụ nữ, của tổ chức Hội góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường, từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường sống – bà Hà Thị Nga khẳng định. Tại sự kiện, đại diện Hội viên phụ nữ tại Hà Nội, Bắc Giang, Cà Mau đã trao đổi kinh nghiệm triển khai các mô hình cụ thể về phân loại và xử lý rác thải hữu cơ.

Theo đại diện Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT), Ngày Môi trường Thế giới (5/6) năm nay được Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) phát động với chủ đề "Chỉ một Trái đất" (Only One Earth) nhằm truyền tải ý nghĩa thông điệp cùng xây dựng lối sống bền vững, hài hòa với thiên nhiên; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua các chính sách, hoạt động hướng tới lối sống xanh hơn, sạch hơn.

Tại Việt Nam, năm 2022, có ý nghĩa quan trọng với việc Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi năm 2020 có hiệu lực từ ngày 1/1/2022. Đây cũng là giai đoạn chuyển đổi mạnh mẽ trong việc bảo vệ môi trường hướng tới mục tiêu cao nhất cải thiện chất lượng môi trường, bảo vệ sức khỏe người dân, cân bằng sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển kinh tế bền vững; hiện thực hóa các cam kết của Chính phủ Việt Nam về ứng phó với biến đổi khí hậu tại COP 26.

img_6113.jpg
Bà Elisa Fernandez Saenz - Trưởng Đại diện UN Woman tại Việt Nam trao giải hạng mục "Sáng tác thông điệp truyền thông"

Nhân dịp này, Hội LHPN Việt Nam Việt Nam phát động cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến: Tìm hiểu về Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi năm 2020 và tuyên truyền, giới thiệu các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường của hội viên, phụ nữ trên trang fanpage của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, fanpage Phụ nữ sống xanh.

Cuộc thi "Sáng tác thông điệp truyền thông về bình đẳng giới trong phòng chống thiên tai trước bối cảnh Covid-19 và đề cử các gương mặt phụ nữ, sáng kiến về bình đẳng giới trong phòng, chống thiên tai" được phát động từ ngày 28/12/2021 - 31/3/2022.

Đối với hạng mục "Sáng tác thông điệp truyền thông", Ban tổ chức đã trao 1 Giải Nhất, 1 Giải Nhì, 3 Giải Ba, 2 Giải Khuyến khích và 1 Giải Bình chọn.

Đối với hạng mục "Đề cử các gương mặt phụ nữ", Ban tổ chức đã trao 2 Giải Nhất, 2 Giải Nhì, 2 Giải Ba, 2 Giải Khuyến khích.

Đối với hạng mục "Đề cử sáng kiến", Ban tổ chức lựa chọn ra 5 sáng kiến đạt danh hiệu "Sáng kiến tốt nhất cuộc thi". Đồng thời, 3 tập thể được vinh danh "Tập thể tham gia, hưởng ứng tích cực".

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • Du lịch Thích ứng BĐKH ở Bến Tre: Phát triển mô hình sinh thái - xanh - bền vững
    (TN&MT) - Là tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu (BĐKH) gây ra, tuy nhiên, với địa hình và vị trí tự nhiên đa dạng phong phú, thời gian qua, tỉnh Bến Tre đã tận dụng thế mạnh địa phương, tập trung đầu tư, phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái theo hướng xanh, bền vững, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống, vật chất và tinh thần của người dân địa phương.
  • Sơn La: Xây dựng những miền quê đáng sống
    (TN&MT) - Với 188/204 xã khu vực nông thôn, thời gian qua, tỉnh Sơn La đã quan tâm chỉ đạo các cấp, ngành, các địa phương nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường nông thôn, đặc biệt là tại các xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM).
  • Chống rác thải nhựa: Cần sự vào cuộc của các bộ, ngành
    (TN&MT) - Tại nội dung chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang về việc đồng ý chủ trương Việt Nam tham gia đàm phán Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa đã chỉ rõ trách nhiệm của các bộ, ngành tham gia hoạt động đàm phán với việc phân công trách nhiệm, chủ trì đàm phán rõ ràng để đảm bảo tính khả thi của cam kết khi thực thi một Thỏa thuận có tính chất pháp lý toàn cầu về rác thải nhựa.
  • Việt Nam tham gia thỏa thuận toàn cầu về rác thải nhựa đại dương: Chuẩn bị tốt điều kiện và nguồn lực
    (TN&MT) - Ngày 16/8/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1407/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Việt Nam chủ động chuẩn bị và tham gia xây dựng Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa đại dương. Với Quyết định này, Việt Nam đã thể hiện sự cam kết mạnh mẽ với các quốc gia trên thế giới và thực hiện những bước đi tiên phong trong cuộc chiến với rác thải nhựa đại dương.
  • Sông Đà mùa nước cạn
    (TN&MT) - Sông Đà được mệnh danh là con sống lớn nhất Khu vực Tây Bắc… và hung dữ nhất trong các hệ thống sông ngòi của Việt Nam với diện tích lưu vực 52,500km2, cung cấp 55% lượng nước và là chi lưu lớn nhất của hệ thống sông Hồng là một trong những yếu tố làm nên 50% trận lũ lụt sông Hồng hàng năm. Nhưng đến nay, con sông này đã đổi thay, nước đang cạn trơ đáy…
  • Quảng Trị: Cứu hộ thành công một cá thể vích quý hiếm
    Ngày 30/5, theo thông tin từ Ban quản lý Khu bảo tồn biển (BQL KBTB) đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị), đơn vị vừa cứu hộ và thả trở lại về biển một cá thể vích có trọng lượng khoảng 15 kg.
  • Phù Yên (Sơn La): Chủ động phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm môi trường
    (TN&MT) - Là địa phương đang trên đà phát triển, những năm qua, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đã triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường; đặc biệt, ưu tiên công tác phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát nguy cơ ô nhiễm, đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
  • Sơn La: Phát động mỗi địa phương có 1 mô hình Chống ô nhiễm nhựa
    (TN&MT) - Đây là một trong những hoạt động nhằm hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5/6, Tháng hành động vì môi trường 2023, theo nội dung Công văn số 1755/STNMT- QLMT của Sở TN&MT tỉnh Sơn La.
  • Thích ứng BĐKH ở Bến Tre: Phát triển du lịch sinh thái, nâng cao đời sống người dân
    (TN&MT) - Trong thời gian qua, là một tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu (BĐKH) gây ra, nhưng với địa hình và vị trí tự nhiên có nhiều tiềm năng, tỉnh Bến Tre đã tập trung đầu tư, phát triển du lịch, nhất là du dịch sinh thái theo hướng xanh, bền vững, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống, vật chất và tinh thần của người dân địa phương.
  • Du lịch sinh thái gắn với bảo vệ đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Ba Bể
    (TN&MT) - Những năm gần đây, Vườn quốc gia (VQG) Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn) tập trung phát triển du lịch sinh thái và ngày càng thu hút đông du khách đến tham quan. Báo Tài nguyên và Môi trường đã phỏng vấn ông Phạm Văn Nam - Phó Giám đốc Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Bể để hiểu rõ hơn về kinh nghiệm lồng ghép công tác bảo tồn đa dạng sinh học với phát triển du lịch, vừa tăng thu nhập cho người dân vừa tạo điểm nhấn cho du lịch địa phương.
  • Lào Cai: Triển khai đồng bộ giải pháp bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Nhằm hưởng ứng tháng hành động về môi trường và truyền thông tới người dân chung tay bảo vệ môi trường và bảo tồn, phục hồi đa dạng sinh học. Vừa qua UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành công văn triển khai đồng bộ giải pháp bảo vệ môi trường.
  • Giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành nông nghiệp
    (TN&MT) - Với thực trạng phát thải khoảng 1 triệu tấn chất thải nhựa/năm, ngành nông nghiệp đang thúc đẩy các giải pháp giảm thiểu chất thải nhựa một cách có hệ thống, hướng tới nền kinh tế nông nghiệp tuần hoàn, thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
  • Vinh danh các thương hiệu kinh doanh xanh toàn cầu
    (TN&MT) - Dự kiến vào tháng 7/2023, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Diễn đàn Kinh tế toàn cầu và Lễ công bố Thương hiệu xuất sắc toàn cầu 2023. Một trong các hạng mục chính là Nhãn xanh toàn cầu 2023.
  • Điểm sáng trong công tác bảo tồn động vật hoang dã ở Thừa Thiên Huế
    (TN&MT) – Những năm gần đây tại Thừa Thiên Huế, nhiều loài động vật quý hiếm đã được người dân tự nguyện giao nộp để thả về môi trường tự nhiên, qua đó cho thấy sự quan tâm của cộng đồng trong công tác bảo vệ, bảo tồn động vật hoang dã (ĐVHD), góp phần lan tỏa những giá trị tốt đẹp, nhân văn.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO