Lâm Đồng: Phát triển cây dược liệu, cải thiện kinh tế cho đồng bào dân tộc

Minh Thư| 05/06/2015 14:07

(TN&MT) - Công tác điều tra sưu tầm duợc liệu tại Lâm Đồng đã tiến hành nhiều đợt và hiện đã xây dựng được Danh lục Tài nguyên Dược liệu Lâm Đồng để khuyến khích người dân bản địa phát triển sản xuất

Lâm Đồng có hệ thực vật, động vật phong phú, đa dạng, có nhiều loài cây thích nghi với điều kiện khí hậu cao từng vùng. Đặc biệt có vùng nằm ở độ cao từ 1.800m trở lên vành đai ôn đới nên nhiều loài cây ôn đới xuất hiện, trong đó có nhiều loài làm thuốc hơn so với các tỉnh khác.

atiso-da-lat-14.jpg

Trng cây Atisso

Diện tích rừng Lâm Đồng khá lớn, trong đó có nhiều loài làm thuốc mọc trong rừng xen với các loài thực vật khác. Các cây thuốc được di thực trồng tại Lâm Đồng phát triển tốt nhưng do trồng các loại rau, hoa trên cùng diện tích có lãi nhiều hơn nên nhân dân ít trồng.

Tình hình phá rừng, khai hoang, khai thác lâm sản, dược liệu diễn ra phức tạp nên lớp tái sinh thực vật có nhiều loại cây thuốc không được bảo vệ, nhiều cây làm thuốc bị hủy diệt đến mức không thể phát triển được. Các động vật có thể làm thuốc đa số sống tự nhiên trong rừng và có tên trong sách đỏ nên không được săn bắt; khoáng sản chưa được khai thác công nghiệp nên việc chế biến khoáng vật để làm thuốc chưa được triển khai.

Hiện tỉnh đang tích cực khuyến khích người dân trồng cây dược liệu và đã tạo được vùng trồng chuyên canh khá lớn như: Cây atisô được trồng tại Đà Lạt khoảng 50ha, cây diệp hạ châu đã trồng được 23ha tại Cát Tiên; cây mác mác trồng được 400ha tại Đà Lạt, Đức Trọng, Lâm Hà, Đơn Dương, Di Linh; cây mắc ca trồng ở Đơn Dương và một vài huyện khác; cây phúc bồn tử được trồng ở Lạc Dương, Đức Trọng. Cây đảng sâm trồng được 10ha ở huyện Lạc Dương đã có sản phẩm bán ra thị trường. Cây dó bầu, đã trồng được 90ha cây dó bầu năm thứ 6 để gây trầm hương ở vùng Đam Rông, Lâm Hà, Bảo Lâm. Cây chè dây trồng dưới tán cây dó bầu đã thu hoạch sản xuất thành phẩm bán ra thị trường....

images2173667_t31.jpg

Trồng cây dược liệu

Về chăn nuôi các loài làm thuốc hiện nay có nuôi hươu ở Đà Lạt, Đam Rông; nuôi kỳ đà, ong (Bảo Lộc), nuôi tắc kè (Bảo Lâm), nuôi dế (Lâm Hà), nuôi nhím (Đạ Huoai), tiếp tục nghiên cứu và nuôi cấy phát triển đông trùng hạ thảo (Đà Lạt, Bảo Lộc). Nhìn chung, việc nuôi trồng cây con làm thuốc do các công ty hoặc nhân dân tự phát theo nhu cầu thị trường đang có xu hướng phát triển mở rộng những năm gần đây.

Theo Ds Nguyễn Thọ Biên - Chủ tịch Hội Đông y Lâm Đồng, để đẩy mạnh và phát triển công tác dược liệu tỉnh Lâm Đồng cần có một tổ chức quản lý, kinh doanh và phải có một trung tâm nghiên cứu trồng trọt, chế biến dược liệu. Phải có một chính sách ưu đãi đối với các cá nhân, cơ sở trồng dược liệu như cho vay vốn, thuê đất, miễn giảm thuế; cần có kế hoạch bảo vệ, tái sinh, khai thác, trồng trọt cây thuốc.

Tiếp tục nghiên cứu điều tra các bài thuốc, cây thuốc theo kinh nghiệm nhân dàn, nhất là của đồng bào dân tộc và đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến kiến thức sử dụng khai thác, bao tồn, trồng trọt dược liệu cho nhân dân.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Lâm Đồng: Phát triển cây dược liệu, cải thiện kinh tế cho đồng bào dân tộc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO