Lai Châu: Dân tộc Thái (trắng) tổ chức Lễ hội Then Kin Pang

Hoàng Châu | 21/04/2021, 18:58

(TN&MT) - Hàng năm, đến ngày 10/3 (âm lịch) là dịp người Thái (trắng) huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu lại tề tựu về nhà Then, ở tại xã Khổng Lào, huyện Phong Thổ dự Lễ hội Then Kin Pang.

Lễ cúng Then, một trong những nghi thức không thể thiếu trong Lễ hội Then Kin Pang

Theo truyền thuyết của dân tộc Thái (trắng) Lai Châu kể lại rằng: Sau Pô Phà (Vua trời) là Then và các vị Then đều yêu thiên nhiên cỏ cây, con người. Vì vậy, Vua trời đã phái các thần Then xuống hạ giới đầu thai thành người phàm trần để cứu nhân độ thế. Ai đau ốm thì được Then cứu chữa. Người nào gặp rủi ro, vận hạn Then sẽ cầu phúc cho tai qua nạn khỏi. Then cũng là người đại diện để cầu nguyện các vị thần linh trên trời tạo phúc cho dân, ban cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, bản Mường yên vui no ấm. Đây cũng là ngày các Lụ liệng - Lụ hương (tức là những người con nuôi được Then cầu hồn, chữa bệnh) dâng lễ tạ ơn Then……

Bàn thờ Then được trang trí rực rỡ, nhiều màu sắc. Hoa Bó mạ là lễ vật chủ đạo. Vì loài hoa này được xem là biểu tượng của Then Kin Pang – có hoa Bó mạ mới có ngày hội Then.

Ngoài ra, trên bàn thờ còn có con én gấp bằng giấy màu, đàn tính tẩu, quả còn; trên mâm có một con lợn, một con gà luộc để nguyên con, xôi nếp, rượu, nước... Các lễ vật cúng đã thể hiện sự đầy đủ của vạn vật cỏ cây hoa lá, để báo hiệu một năm mới no đủ, tươi mới đã về. Ngoài ra, Then Kin Pang bao giờ cũng có một mâm lễ cúng tạ ơn những người có công lập bản dựng Mường; tạ ơn những vị anh hùng đã có công đánh giặc giữ Mường.

 

Mọi người đến với lễ hội đều tâm niệm thắp hương lên bàn thờ Then để cầu nguyện một năm may mắn, cuộc sống an lành, gia đình hạnh phúc. Các gia đình có người chết cũng dâng các lễ vật để nhờ Then xin với các vị thần linh cho các hồn ma về hưởng.

Ngày đầu tiên làm lễ, ông (bà) Then kiêng kị không ăn thịt các con vật; các cô gái được chọn làm Sao Chẩu phải có sắc đẹp và chưa chồng để hầu hạ các vị thần xuống trần gian vui chơi. Bước vào hành lễ, người đủ tiêu chuẩn được dân bản bầu ra mặc trang phục của Then, tay đánh đàn tính tẩu trông uy nghi như một vị tướng. Những hành động dâng hoa, dâng lễ, mời rượu, cùng những lời diễn xướng của Then như đối thoại được với các đấng thần linh tối cao trên trời. Con người đã làm cho thiên nhiên say đắm. Kết thúc phần lễ, Then và các Sao chẩu múa điệu quát bó héo (quét hoa tàn). Đó là niềm tin vào sự luân hồi bất diệt.

Nhứng món ăn trong Lễ hội

Lễ hội Then Kin Pang là nét văn hoá đặc sắc, là hình thức diễn xướng dân gian độc đáo của dân tộc Thái khu vực Mường So, huyện Phong Thổ; là dịp để trai bản, gái mường gặp gỡ và thể hiện mình qua những câu hát, điệu múa. Sau Lễ hội, nhiều đôi trai gái đã nên vợ chồng. Lễ hội Then có sức mạnh lan tỏa ra một vùng và thu hút các dân tộc khác cùng tham gia. Qua đó, tạo ra sức mạnh đoàn kết để xây dựng, phát triển bản mường.

Có thể khẳng định Then Kin Pang có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thái là một tổng thể những diễn xướng dân gian bày tỏ nguyện vọng về một cuộc sống bình an, khỏe mạnh; ước mong một mối quan hệ tốt đẹp với các lực lượng thiên nhiên…

Bài liên quan
  • Ấm tình quân dân nơi biên cương Nậm Chảy
    (TN&MT) - Vừa qua, tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai, Bộ Tư lệnh Quân khu 2 phối hợp với UBND tỉnh Lào Cai tổ chức Chương trình “Xuân biên cương vui Tết quân dân” và Ngày hội “Bánh chưng xanh”.

(0) Bình luận
Nổi bật
Lễ cúng rừng của người Mông Nà Hẩu: Bảo vệ không gian linh thiêng của con người
Một trong những lễ hội quan trọng trong năm của người Mông Nà Hẩu ngoài Tết Nguyên Đán là lễ cúng rừng, hàng năm các thôn sẽ tổ chức lễ cúng rừng một lần vào ngày âm lịch cuối cùng của tháng Giêng. Đối với đồng bào vùng cao sống nhờ rừng, nương nhờ vào rừng, rừng vừa là nguồn sống, vừa là không gian linh thiêng cần được bảo vệ.
Đừng bỏ lỡ
  • [Infographic] - Các tôn giáo TP.HCM bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu
    Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM cho biết, trong giai đoạn 2020-2023, TP.Hồ Chí Minh đã xây dựng được 112 mô hình tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu của cộng đồng tôn giáo.
  • Chuyện những người “gieo chữ” ở vùng cao A Lưới
    (TN&MT) - Vượt qua những vất vả, gian nan, những giáo viên đang “cắm bản” tại rẻo cao A Lưới (tỉnh Thừa Thiên – Huế) luôn nỗ lực truyền dạy, động viên đưa các em học sinh gần hơn với con chữ ở đại ngàn Trường Sơn.
  • Già làng, trưởng bản – Tuyên truyền viên về bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, nhất là tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, một trong những yếu tố quan trọng nhất là ý thức, sự chủ động vào cuộc, chung sức đồng lòng của bà con nhân dân. Trong hành trình ấy, già làng, trưởng bản chính là những hạt nhân uy tín, đi đầu, định hướng tuyên truyền để bà con hiểu, cùng nhau thực hiện các hoạt động ra quân bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu.
  • Nỗi niềm người gieo chữ trên vùng đất đỏ
    “Hôm nay em phải ở nhà coi em để bố mẹ đi hái cà phê thuê cô ạ !”. Làm giáo viên ở những vùng bản làng xa xôi của Đắk Nông, việc nghe những câu nói như vậy không phải hiếm nhưng sao chua xót...
  • Dạy tiếng dân tộc, giữ gìn văn hóa bản địa
    Việc dạy tiếng dân tộc trong trường tiểu học mang lại hiệu quả giáo dục to lớn đồng thời góp phần giữ gìn và phát huy giá trị ngôn ngữ, văn hóa các dân tộc thiểu số. Nhiều tỉnh đã tích cực triển khai tại hệ thống trường phổ thông.
  • Hiến đất làm trường gieo mầm tương lai
    (TN&MT) - Thấm thía những thiệt thòi và nhọc nhằn của con em mình khi không biết chữ, nhiều hộ dân tại thôn Bản Sài, xã Liên Minh, thị xã Sa Pa (Lào Cai) đã tình nguyện hiến gần 12.000 m2 đất để xây dựng trường học. Những tấm lòng thơm thảo ấy đã đang thầm lặng gieo những “mầm xanh” cho tương lai.
  • Những bữa cơm tiếp sức cho trẻ vùng cao tới trường
    (TN&MT) - Trong thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã có nhiều chính sách nhân văn hỗ trợ các em học sinh, đặc biệt là hỗ trợ bữa ăn cho các em học sinh bán trú tại các trường vùng cao của hai huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải để các em có điều kiện đến trường học tập.
  • Người Dao Thanh Phán phát triển du lịch tại Bình Liêu, Quảng Ninh
    (TN&MT) - Bình Liêu là huyện biên giới ở phía Đông tỉnh Quảng Ninh, có gần 50 km đường biên giới với Trung Quốc. Nơi đây có tới gần 96% đồng bào là dân tộc thiểu số, chủ yếu là Tày, Dao, Sán Chỉ, Hoa… Trong đó người Dao Thanh Phán đông thứ 3 sau Tày và Sán Chỉ.
  • Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Đổi mới chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số
    Bà Đoàn Thị Thanh Mỹ, Vụ trưởng Vụ Đất đai (TN&MT) cho biết, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 đã có những quy định cụ thể nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng về chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
  • Nhọc nhằn “cõng” chữ lên non
    (TN&MT) - Đường lên bản Sân Bay mùa này rất khó đi. Đất đá lởm chởm vì những con dốc đang được hạ độ cao và những khúc cua tay áo được nắn thẳng. Xe chúng tôi đang vượt dốc lao lên bỗng khựng lại vì phía trước mặt, một chiếc xe tải chở vật liệu rú ga khiến bột đất đỏ au tung lên mịt mù. Đó là con đường duy nhất đến ngôi trường thầy Lù Văn Thủy đã gắn bó, suốt 20 năm nhọc nhằn “cõng” con chữ lên non.
  • Chuyển biến chất lượng giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Huyện Mường Nhé (Điện Biên) có 94% học sinh là người dân tộc thiểu số. Chất lượng giáo dục đang dần được nâng lên nhờ sự chung tay góp sức của cả hệ thống chính trị địa phương, sự tận tụy của các thầy cô và nỗ lực của chính các em.
  • Lai Châu: Lưu truyền văn hóa dân tộc Lự
    (TN&MT) - Việt Nam ta có nền văn hóa thống nhất trong đa dạng. Dân tộc Lự, là một trong những dân tộc thiểu số dưới 10.000 người sinh sống tại Lai Châu. Tỉnh đã có nhiều chính sách bảo tồn văn hóa của người Lự . Nhờ đó, đã góp phần hòa cùng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO