Lai Châu: Cần rà soát kỹ nhu cầu sử dụng đất

Hà Thuận | 02/04/2021, 06:07

(TN&MT) - Đó là chỉ đạo của đồng chí Hà Trọng Hải – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu, Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện trên địa bàn tỉnh tại Hội nghị quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất năm 2021 của các huyện: Sìn Hồ, Mường Tè.

Quang cảnh Hội nghị quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất năm 2021 của các huyện: Sìn Hồ, Mường Tè. Ảnh: Thu Hoài.

Theo báo cáo tại Hội nghị, tổng diện tích tự nhiên của huyện Sìn Hồ năm 2020 là 152.45,18 ha. Trong đó, diện tích hiện trạng đất nông nghiệp là 92,557,45 ha; diện tích hiện trạng đất phi nông nghiệp là 7.748,10 ha; diện tích hiện trạng đất chưa sử dụng là 51.939,63 ha.

Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng thời kỳ 2011 - 2020 của huyện Sìn Hồ: Diện tích đất nông nghiệp là 92.557,45 ha; đất phi nông nghiệp là 7.748,10 ha; đất chưa sử dụng là 51.939,63 ha; đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp là 699,02 ha; chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp theo quy hoạch là 2.435,00 ha; đất chưa sử dụng chuyển sang đất nông nghiệp là 23.821,00 ha và chuyển sang đất phi nông nghiệp là 219,50 ha. Trong giai đoạn 2011 - 2020, huyện Sìn Hồ đã thực hiện được 426 công trình, dự án.

Phương án quy hoạch sử dụng đất năm 2021 của huyện Sìn Hồ: Đất nông nghiệp là 93.655,74 ha; đất phi nông nghiệp là 8.182,76 ha; đất chưa sử dụng là 50.406,68 ha. Tổng số công trình dự án trong kế hoạch sử dụng đất năm 2021 là 113 công trình với diện tích là 2.756,34 ha. Trong đó, có 72 công trình, dự án chuyển tiếp từ kế hoạch năm 2020 và 41 công trình, dự án đăng ký mới.

Phương án quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030 của huyện Sìn Hồ: Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp là 2.623,79 ha; chuyển đổi cơ cấu trong nội bộ đất nông nghiệp là 80,88 ha; đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở là 15,62 ha. Danh mục công trình dự án có sử dụng đất trong thời kỳ 2021 - 2030 là 486 công trình với diện tích là 10.265,64 ha. Tổng các công trình dự kiến thực hiện trong kỳ quy hoạch 2021 - 2030 là 1.078 công trình với diện tích là 18.302,12 ha.

Đại biểu phát biểu ý kiến vào Hội nghị quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất năm 2021 huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Ảnh: Thu Hoài

Đối với huyện Mường Tè, theo Kế hoạch thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2020 trên địa bàn huyện Mường Tè: Diện tích đất nông nghiệp theo quy hoạch được duyệt là 201.649,78ha, kết quả thực hiện là 208.102,49 ha; diện tích đất phi nông nghiệp theo quy hoạch được duyệt là 60.244,20 ha, kết quả thực hiện là 4.972,87 ha; diện tích đất chưa sử dụng theo quy hoạch được duyệt là 25.410,66 ha, kết quả thực hiện là 54.772.69 ha. Diện tích đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp theo quy hoạch được duyệt là 2.949,89 ha, kết quả thực hiện là 2.341,10 ha; chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp theo quy hoạch được duyệt là 2.756,15 ha, kết quả thực hiện là 690,98 ha; đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở theo quy định được duyệt là 10,40 ha, kết quả thực hiện là 2,08 ha.

Căn cứ vào tiềm năng đất đai, hiện trạng sử dụng đất lợi thế của địa phương; trên cơ sở đăng ký nhu cầu của các cơ quan đơn vị và UBND các xã, thị trấn; các sở, ban, ngành có sử dụng đất trên địa bàn huyện, UBND huyện Mường Tè đã có phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 - 2030 với tổng 773 công trình với diện tích 30.268,13 ha. Đồng thời, đưa ra chỉ tiêu sử dụng các loại đất đến năm 2030 trên địa bàn huyện đảm bảo đáp ứng yêu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn.

Phương án kế hoạch sử dụng đất năm 2021, huyện Mường Tè với tổng số công trình, dự án trong kế hoạch sử dụng đất năm 2021 là 206 công trình với diện tích là 15.293,84 ha, trong đó có 119 công trình, dự án chuyển tiếp từ kế hoạch năm 2020 và 87 công trình, dự án đăng ký mới…Thảo luận tại Hội nghị, các đại biểu cơ bản nhất trí với báo cáo tóm tắt Quy hoạch sử dụng đất 2021 - 2030 và Kế hoạch sử dụng đất năm 2021 của các huyện. Đề nghị huyện Sìn Hồ đánh giá bổ sung biến động diện tích đất tự nhiên tăng giảm so với các tỉnh và huyện lân cận; bổ sung phần đo đạc bản đồ địa chính chính quy tỷ lệ 1/2.000 đối với đất nương. Đề nghị huyện Mường Tè quan tâm bố trí diện tích đất quy hoạch xây dựng các Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã và nhà văn hóa - khu thể thao thôn (nhất là đối với những xã, bản chưa có nhà văn hóa); bố trí thêm đất cho các nhà văn hóa xã, bản còn thiếu diện tích theo quy định, nhất là các nhà văn hóa thôn, bản, khu phố sau khi sáp nhập…

Ông Hà Trọng Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu yêu cầu các địa phương cần rà soát kỹ nhu cầu sử dụng đất của năm 2021 và thời kỳ 2021 - 2030 để đảm bảo kế hoạch, quy hoạch được xây dựng bài bản, có tầm nhìn xuyên suốt.

Thảo luận tại Hội nghị, các đại biểu cơ bản nhất trí với báo cáo tóm tắt Quy hoạch sử dụng đất 2021 - 2030 và Kế hoạch sử dụng đất năm 2021 của các huyện. Đề nghị huyện Sìn Hồ đánh giá bổ sung biến động diện tích đất tự nhiên tăng giảm so với các tỉnh và huyện lân cận; bổ sung phần đo đạc bản đồ địa chính chính quy tỷ lệ 1/2.000 đối với đất nương. Đề nghị huyện Mường Tè quan tâm bố trí diện tích đất quy hoạch xây dựng các Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã và nhà văn hóa - khu thể thao thôn; bố trí thêm đất cho các nhà văn hóa xã, bản còn thiếu diện tích theo quy định, nhất là các nhà văn hóa thôn, bản, khu phố sau khi sáp nhập…

Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Hà Trọng Hải - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu nhấn mạnh: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là căn cứ quan trọng, trên cơ sở đó để thực hiện và đưa ra kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, huyện. Do vậy, đề nghị các huyện phải rà soát kỹ nhu cầu sử dụng đất của năm 2021 và thời kỳ 2021 - 2030 để đảm bảo kế hoạch, quy hoạch được xây dựng bài bản, có tầm nhìn xuyên suốt cả giai đoạn; trong đó, phải chú trọng ưu tiên quy hoạch quỹ đất trồng lúa nước; rà soát lại tất cả các công trình đã huỷ bỏ và chuyển tiếp trong kỳ quy hoạch 2010-2020...

Bài liên quan
  • Lai Châu: Bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ các dự án
    (TN&MT) - Để nắm bắt khó khăn, vướng mắc cho các Nhà đầu tư, lãnh đạo UBND tỉnh Lai Châu đã chủ trì, cùng với lãnh đạo các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố tổ chức buổi làm việc với các Nhà đầu tư có dự án đang chậm tiến độ và dự án đưa vào khai thác sử dụng năm 2021 trên địa bàn.

(0) Bình luận
Nổi bật
Trượt lở đất đá: Hiểu để ứng phó kịp thời
(TN&MT) - Những năm gần đây, trượt lở đất đá là một trong số các dạng tai biến địa chất xảy ra với tần suất khá cao, mức độ trầm trọng và trên diện ngày càng rộng, gây nên nhiều thiệt hại về người và cơ sở vật chất cho cộng đồng. Chính vì vậy, người dân cũng như các cấp chính quyền cần có hiểu biết đầy đủ về hiện trạng, nguyên nhân, cũng như cơ chế và quá trình hình thành các loại trượt lở đất đá cùng với các dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh.
Đừng bỏ lỡ
  • Phân vùng sạt lở để chủ động phòng tránh
    (TN&MT) - Trượt lở, lũ bùn đá, lũ ống, lũ quét là những hiện tượng thiên tai vô cùng nguy hiểm, hàng năm đều gây thiệt hại về người và tài sản cho tại các tỉnh miền núi. Nhằm giảm thiểu rủi ro, tăng cường năng lực dự báo, cảnh báo, các nhà khoa học của Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản đã xây dựng bản đồ phân vùng phục vụ phòng chống thiên tai một cách chủ động hơn.
  • Sơn La: Quan tâm bảo vệ môi trường các lễ hội
    (TN&MT) - Nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, Sơn La hội tụ 12 dân tộc anh em với kho tàng di sản văn hóa mang sắc thái riêng độc đáo của từng dân tộc, đã tạo nên bức tranh văn hoá đa dạng, phong phú, cùng hệ thống lễ hội đa sắc thái. Quan tâm phát triển lễ hội gắn với bảo vệ môi trường là những mục tiêu trọng tâm đang được địa phương chú trọng triển khai.
  • Luật hóa quy định quản lý môi trường lễ hội
    (TN&MT) - Bảo vệ môi trường được xem là một trong các tiêu chí đánh giá năng lực công tác quản lý nhà nước, hiệu quả tổ chức lễ hội ở địa phương. Nhiều văn bản pháp luật đã quy định rõ về trách nhiệm, hướng dẫn việc quản lý môi trường, để hướng đến những “lễ hội xanh”.
  • Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
    (TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
  • Vang mãi tiếng chiêng ba

    Vang mãi tiếng chiêng ba

    15:32 22/09/2023
    Có dịp lên Ba Tơ (Quảng Ngãi) vào ngày lễ, Tết hay mừng lúa mới, du khách sẽ được nghe tiếng chiêng ba vang vọng khắp núi rừng. Âm thanh băng qua khe suối, vọng lên núi đồi, khi trầm hùng, khi rạo rực, thổn thức… như đời người nơi làng quê đi qua những mùa bão tố rồi mùa xuân yên vui, như vòng đời của đồng bào dân tộc từ thời thơ ấu đến khi trưởng thành…
  • Kỳ vọng đổi thay vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Khánh Hòa
    Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tỉnh Khánh Hòa quyết liệt triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, với kỳ vọng đổi thay diện mạo vùng miền núi còn nhiều khó khăn.
  • Xanh - sạch - đẹp tại các lễ hội truyền thống dân tộc, tôn giáo
    (TN&MT)- Trong thời gian qua, các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long tích cực triển khai các giải pháp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp tại các lễ hội truyền thống dân tộc, tôn giáo diễn ra hàng năm.
  • Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên của người Mường ở Thanh Hóa
    Theo nghiên cứu của TS. Quách Công Năm (Trường Đai học Hồng Đức), người Mường ở Thanh Hoá là tộc người bản địa, có đời sống tôn giáo hết sức sinh động. Trong đó, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên khá phổ biến cho thấy, người Mường rất quý đất, quý nước và quý rừng.
  • Những bản làng “thay áo mới”
    (TN&MT) - Biến những bản làng hoang sơ nhiều hủ tục, quen lối sống du canh, du cư, tự cung tự cấp thành những bàn làng sầm uất, sạch sẽ, ấm no là nỗ lực của các cấp chính quyền tỉnh Lào Cai, huyện Bát Xát trong nhiều năm qua.
  • Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
    Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
  • Lãnh đạo Trung ương MTTQ Việt Nam và Ủy ban Dân tộc tiếp xúc với đồng bào DTTS 14 tỉnh phía Bắc
    Ngày 14/9, tại Yên Bái, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam chủ trì tổ chức Hội nghị Đoàn Chủ tịch tiếp xúc với đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ năm 2023.
  • Tỉnh Kon Tum đẩy mạnh phát triển công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến nông sản, năng lượng tái tạo
    Tỉnh Kon Tum đẩy mạnh phát triển công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến nông sản, năng lượng tái tạo. Khai thác tốt hơn lợi thế của khu kinh tế cửa khẩu Bờ Y và các tuyến đường nối với Lào, Campuchia.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO