Lạc vào Pù Mát

Lang Đình Tiệp | 01/02/2022, 14:05

(TN&MT) - Miền Tây Nghệ An là một trong những khu vực sở hữu một diện tích lớn rừng nguyên sinh đang được bảo vệ tốt, đặc biệt là khu vực dọc biên giới Việt - Lào. Ở đó, “điểm nhấn” là Vườn Quốc gia (VQG) Pù Mát, khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống và Pù Hoạt - những nơi tập trung cao nhất đa dạng sinh học và được ví như “lá phổi xanh” của xứ Nghệ.

Xây dựng “thương hiệu” đa dạng sinh học

Khu dự trữ sinh quyển (DTSQ) thế giới miền Tây Nghệ An được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) chính thức công nhận vào năm 2007 và là Khu DTSQ thứ 6 được công nhận của Việt Nam. Điều này có ý nghĩa rất lớn, khẳng định “Thương hiệu” về đa dạng sinh học và đa dạng về bản sắc văn hóa dân tộc của miền Tây Nghệ An.

Khi được công nhận là Khu DTSQ nghĩa là chúng ta đã đăng ký với Thế giới một “Thương hiệu” về đa dạng sinh học và đa dạng về bản sắc văn hóa dân tộc. Chính vì thế chúng ta sẽ được sự quan tâm, chú ý nhiều hơn của các nước, các tổ chức, các nhà khoa học đến để nghiên cứu, đầu tư và hỗ trợ nhằm thực hiện tốt các mục tiêu của Khu DTSQ. Các hoạt động nghiên cứu về đa dạng sinh học sẽ có cơ hội được đầu tư nhiều hơn để đi sâu nghiên cứu và tiếp tục tìm ra những giá trị mới mà chúng ta chưa biết đến, qua đó làm tăng giá trị của công tác bảo tồn. Khu DTSQ được xem như “Phòng thí nghiệm sống” phục vụ công tác nghiên cứu khoa học tạo đà cho phát triển bền vững; cung cấp các dữ liệu để các nhà khoa học dựa vào đó xây dựng các giả thiết mới về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Các nghiên cứu chuyên sâu và liên ngành cũng như giám sát lâu dài về các quá trình sinh thái và đa dạng sinh học cũng sẽ được tiến hành.

Khu DTSQ cũng đưa đến một tư duy mới về khoa học bảo tồn, nó không chỉ cho thấy mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên bên trong và xung quanh những khu vực đó mà còn thể hiện cách làm sao cho hài hòa, đáp ứng nhu cầu bền vững và tiến tới một tương lai bền vững. Tư duy này hoàn toàn mới so với tư duy về “khu bảo vệ”, “khu bảo tồn”, “bảo vệ nghiêm ngặt”... với những cố gắng tách con người và các hoạt động của họ ra khỏi các khu vực này đang trở nên dễ đổ vỡ do đảo lộn các mối quan hệ vốn có giữa con người với con người và giữa con người với thiên nhiên.

anh-5.jpg
Du khách đắm say với cảnh sắc Pù Mát

Khu DTSQ mang lại cơ hội cho khu vực trong việc thu hút các dự án đầu tư, hỗ trợ trong nước và quốc tế. Do đó, các cộng đồng địa phương sẽ có cơ hội để phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm, duy trì các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc của mình và nâng cao nhận thức về bảo tồn gắn với phát triển. Khi các lợi ích được đảm bảo, đời sống kinh tế tăng cao và nhận thức của người dân được cải thiện thì áp lực của cộng đồng địa phương lên tài nguyên rừng ở các khu vực bảo vệ sẽ giảm xuống, giá trị đa dạng sinh học sẽ được duy trì và phát triển.

“Khu DTSQ miền Tây Nghệ An có tiềm năng to lớn trong việc cung cấp các giải pháp giải quyết một trong những thách thức quan trọng mà thế giới đang phải đối mặt, đó là cân bằng giữa phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết các mối đe dọa toàn cầu đang hiện hữu như nghèo đói, dịch bệnh, khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên, suy thoái môi trường và các tác động của biến đổi khí hậu”.

Ông Hoàng Nghĩa Hiếu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An

Nắm bắt cơ hội, tạo bứt phá

Nắm bắt được những cơ hội đó, trong những năm qua, cả hệ thống chính trị và các đơn vị liên quan đã chủ động, tích cực để khai thác các tiềm năng, lợi thế và cơ hội thu hút các dự án, lồng ghép các Chương trình Mục tiêu quốc gia để từng bước hoàn thiện các mục tiêu xây dựng, phát triển Khu DTSQ, góp phần quan trọng để bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn các giá trị văn hóa trong khu vực nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Với lợi thế Khu DTSQ miền Tây Nghệ An, địa phương đã thu hút đầu tư và triển khai thành công nhiều dự án trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học, đa dạng văn hóa và phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, tỉnh đã chỉ đạo thực hiện lồng ghép hiệu quả các Chương trình Mục tiêu quốc gia về bảo vệ rừng, phát triển rừng gắn với giảm nghèo bền vững và các chương trình, dự án phát triển nông thôn trên địa bàn để thực hiện tốt các mục tiêu của Khu DTSQ. Với việc thực hiện các Chương trình Bảo vệ và khoanh nuôi rừng; Chương trình chi trả dịch vụ môi trường rừng, miền Tây xứ Nghệ đang từng bước hiện thực hóa việc xây dựng hành lang xanh nối liền với 3 khu bảo vệ nghiêm ngặt và gắn với phát triển kinh tế của người dân địa phương. Đây là một mục tiêu hết sức quan trọng mà Khu DTSQ đã và đang hướng tới.

Mặt khác, Khu DTSQ miền Tây Nghệ An đang là điều kiện tốt để khai thác, phát triển các tiềm năng du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Các khu du lịch sinh thái đang dần được hình thành và khai thác hiệu quả như: Khu Du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Pù Mát, huyện Con Cuông; Khu du lịch sinh thái thác Sao Va, Thác Bảy Tầng - Quế Phong và Hang Bua, huyện Quỳ Châu.

Trong khu vực có khoảng 2.500 loài, trong đó, có khoảng 2.000 loài thực vật bậc cao (74%); có hàng trăm loài động vật lớn nhỏ đã được ghi nhận, một số loài đặc biệt quý hiếm như: voi, sao la, hổ, thỏ vằn trường sơn...; 361 loài chim; 86 loài lưỡng cư và bò sát; 83 loài cá, 39 loài dơi và 459 loài bướm.

Bài liên quan
  • Lời tri ân qua “Những ngày giông bão”
    (TN&MT) - Một bộ phim nóng rát hơi thở hiện thực và thấm đẫm yêu thương về lực lượng y tế tham gia trên tuyến đầu chống đại dịch Covid-19, đặc biệt là đợt dịch thứ tư với những cơn bão càn quét TP.HCM và các tỉnh phía Nam. Những "Chiến sĩ" áo trắng đã gác lại hạnh phúc cá nhân, gác lại những riêng tư dẫu là đơn giản nhất, "chiến đấu" quên mình, giành giật sự sống cho người bệnh và bình yên cho nhân dân...

(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
Đừng bỏ lỡ
  • Hòa tiếng nói chung nhịp đập xanh
    (TN&MT) - Chuyển đổi xanh, phát triển xanh là xu thế, là tất yếu. Với chức năng định hướng, điều chỉnh dư luận, báo chí - truyền thông đã, đang và sẽ tiếp tục góp phần thay đổi từ tư duy, nhận thức đến hành động của mỗi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và xã hội về chuyển đổi xanh, phát triển xanh.
  • Chủ động ứng phó, phòng chống thiên tai
    (TN&MT) - Ngày 22/9, tại tỉnh Bến Tre đã diễn ra “Hội nghị nhận định tình hình mưa, lũ nửa cuối năm 2023 - El Nino, nguồn nước, hạn mặn mùa khô 2023-2024 ở khu vực Nam Bộ” nhằm giúp các tỉnh, thành khu vực Nam Bộ xây dựng kế hoạch ứng phó, phòng chống thiên tai. Hội nghị do Tổng cục Khí tượng Thủy văn (Bộ TN&MT) kết hợp cùng với UBND tỉnh Bến Tre tổ chức.
  • "Tấm thẻ xanh" để Đắk Nông bứt phá
    (TN&MT) - Chỉ còn hơn 3 tháng, Đắk Nông - địa phương trẻ nhất trong các tỉnh thành trực thuộc Trung ương trên cả nước sẽ đón tuổi 20 - mốc son quan trọng được ghi dấu bằng chặng đường bền bỉ xây giá trị. Những giá trị mang dấu ấn vùng đất, con người Đắk Nông đang được kỳ vọng sẽ tạo đà cho tuổi 20 bứt phá mạnh mẽ trong tương lai.
  • Đồng Nai: Yêu cầu Công ty TNHH CJ Vina Agri - Chi nhánh Đồng Nai tạm ngưng hoạt động nuôi gia công tại 250 trang trại
    (TN&MT) - Sở TN&MT tỉnh Đồng Nai vừa có Công văn số 7604/STNMT-CCBVMT gửi Công ty TNHH CJ Vina Agri - Chi nhánh Đồng Nai về việc tạm ngưng hoạt động nuôi gia công tại các trại chăn nuôi chưa có thủ tục môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
  • Chuyển đổi xanh - một ứng xử văn hóa cấp thiết với thiên nhiên
    (TN&MT) - Gần sáng ngày 11/9/2023, cư dân vùng Derna - Libya đang say ngủ thì đột ngột bị đánh thức bởi một tiếng nổ lớn. Đó là tiếng vỡ khủng khiếp của một con đập. Dòng nước khổng lồ đã cuốn ra biển sinh mạng hơn chục ngàn người. Theo Bộ Quản lý tình trạng khẩn cấp Trung Quốc, lũ lụt, lở đất và các cơn bão đổ bộ vào đại lục mang theo lượng mưa lớn nhất chưa từng thấy trong cả trăm năm qua đều có nguyên nhân cơ bản và sâu xa của gia tăng biến đổi khí hậu. Mà gây ra biến đổi khí hậu lại có phần do con người. Như vậy, trong thiên tai có cả nhân tai.
  • Tuyên truyền, phổ biến Luật Bảo vệ môi trường đến các doanh nghiệp tại miền Trung
    (TN&MT) - Nhằm tuyên truyền, phổ biến, triển khai Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) năm 2020, ngày 22/9, tại TP. Huế, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường (Bộ TN&MT) phối hợp với Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên- Huế tổ chức Diễn đàn “Doanh nghiệp với Luật BVMT khu vực miền Trung”.
  • Cơ quan Khí tượng phân tích nắng nóng giữa mùa Thu ở Hà Nội
    (TN&MT) - Ngày 22/9 là ngày thứ 4 liên tiếp người dân thủ đô Hà Nội trải qua thời tiết nắng nóng, oi bức như đang trong mùa hè, đặc biệt vào thời điểm trưa hoặc đầu giờ chiều ở ngoài trời. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn (KTTV) quốc gia, đây không phải là hiện tượng thời tiết bất thường.
  • Thời tiết ngày 22/9: Ngày nắng, mưa về chiều và đêm
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm nay (22/9), thời tiết chủ đạo ở hầu hết các khu vực trên cả nước là có mây, ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Riêng Thủ đô Hà Nội không mưa, thời tiết ban ngày nắng nóng, có nơi trên 35 độ.
  • Ấn tượng kinh tế tuần hoàn qua ảnh
    (TN&MT) - Ngày 21/9, tại Hà Nội, Tạp chí Môi trường và Tổ chức C asean Việt Nam đã tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi ảnh Kinh tế tuần hoàn năm 2023. Tổng cộng có 9 tác phẩm đạt giải, thể hiện những góc nhìn mới lạ, nghệ thuật và đầy tính sáng tạo về chủ đề kinh tế tuần hoàn.
  • ESG - cánh cửa kết nối doanh nghiệp Việt với thế giới
    (TN&MT) - ESG (môi trường, xã hội, quản trị doanh nghiệp) là bộ tiêu chuẩn đánh giá hoạt động của một công ty mà các nhà đầu tư và đối tác thương mại sử dụng để đánh giá mức độ rủi ro và tính bền vững của một doanh nghiệp phục vụ cho mục đích đầu tư hoặc hợp tác thương mại.
  • Phát triển Hạ tầng Cây xanh - Mặt nước ở Huế
    (TN&MT) - Đó là tên gọi của Hội thảo do Viện Nghiên cứu Phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp cùng các đối tác địa phương thực hiện vào ngày 21/9.
  • Sơn La: Kiểm soát chặt hoạt động gây nuôi động vật hoang dã
    (TN&MT) - Đây là một trong những mục tiêu tỉnh Sơn La đề ra tại Kế hoạch 207/KH-UBND, thực hiện Đề án Tăng cường phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn 2050.
  • Đà Nẵng: Rác và bùn “bức tử” cống thu nước, hố ga
    Rác và bùn đất ngập trong cống thoát nước và hố ga khiến nước không thể thoát. Đây là một trong những nguyên nhân gây ngập tại Đà Nẵng sau những cơn mưa lớn.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO