Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020: Bảo đảm bình đẳng cho thí sinh, đề phòng sử dụng khẩu trang để gian lận

Mai Đan | 08/08/2020, 12:09

(TN&MT) - Cần căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng địa phương để vừa bảo đảm an toàn cho thí sinh về phòng chống Covid-19, vừa phòng ngừa được gian lận.

Đó là khẳng định của PGS.TS Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT), Phó trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 trong buổi trao đổi với báo chí vào chiều 7/8 tại Hà Nội.

Chú trọng giải pháp khoa học bảo đảm bình đẳng cho thí sinh

Theo PGS.TS Mai Văn Trinh, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay khiến Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 được tổ chức thành 2 đợt, đề thi vẫn phải được xây dựng đáp ứng yêu cầu bảo đảm bình đẳng cho các thí sinh.

“Để làm được điều đó, về mặt giải pháp khoa học, chúng ta phải có cấu trúc đề thi thể hiện ma trận đề thi. Xuất phát từ ngân hàng câu hỏi phong phú, các câu hỏi được xây dựng theo hướng chuẩn hoá. Trên cấu trúc đề thi vậy và sử dụng câu hỏi ngân hàng, chúng ta sẽ xây dựng nên đề thi đáp ứng mục đích của kỳ thi”, PGS.TS Mai Văn Trinh nhấn mạnh.

"Với cấu trúc đề thi ổn định, ngân hàng câu hỏi đã có sẵn, bằng các giải pháp kỹ thuật, chúng ta sẽ xây dựng được một đề thi có độ khó, độ tương đồng ở mức độ chấp nhận được, tạo quyền lợi và sự bình đẳng cho các thí sinh thi đợt sau" – PGS Mai Văn Trinh cho biết.

PGS.TS Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT)

Quy chế thi tốt nghiệp THPT quy định rõ: Nội dung thi nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12. Đề thi cần bảo đảm chính xác, khoa học và tính sư phạm; lời văn, câu chữ phải rõ ràng; bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình THPT; bảo đảm phân loại được thí sinh.

Đề thi tự luận phải ghi rõ số điểm của mỗi câu hỏi; điểm của bài thi tự luận và bài thi trắc nghiệm được quy về thang điểm 10 đối với toàn bài và cả đối với các môn thi thành phần của các bài thi tổ hợp.

Khuyến cáo ngăn ngừa gian lận thi từ khẩu trang

Theo PGS.TS Mai Văn Trinh, trong nhiều năm trở lại đây, Bộ GD&ĐT đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an, triển khai quyết liệt ở các địa phương việc phòng chống gian lận, trong đó có gian lận có tổ chức, gian lận sử dụng thiết bị công nghệ cao; năm nay vẫn tiếp tục phối hợp như vậy.

“Bộ Công an đã quán triệt khả năng thiết bị gian lận công nghệ cao năm nay có chiều hướng tinh vi hơn, nhỏ gọn hơn, chỉ đạo Phòng an ninh chính trị nội bộ (PA03) các địa phương. Ngoài ra, trong quá trình tập huấn, các thầy cô cũng đã được giới thiệu những kiến thức, kỹ năng nhất định để phát hiện các thiết bị gian lận công nghệ cao” - PGS.TS Mai Văn Trinh nhấn mạnh.

Tuy nhiên, theo PGS.TS Mai Văn Trinh, trong thực tế, việc phát hiện thiết bị công nghệ cao khá khó khăn, do đó việc quan trọng nhất là các cán bộ coi thi phải phát hiện gian lận qua việc quan sát diễn biến tâm lý, những tình huống cụ thể, những hành động bất thường của thí sinh.

“Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19, năm nay, thí sinh được đeo khẩu trang trong phòng thi, do đó có thể sẽ có trường hợp sử dụng khẩu trang để gian lận” - PGS.TS Mai Văn Trinh cho biết.

“Nếu khả năng này xảy ra, các địa phương nếu có điều kiện cần trang bị đồng loạt khẩu trang y tế cho thí sinh. Nếu không, cần đưa ra quy định chung về sử dụng khẩu trang y tế; những thí sinh mang khẩu trang khác, có nghi vấn thì sử dụng khẩu trang dự phòng có sẵn tại điểm thi để phát cho các em” - PGS.TS Mai Văn Trinh khuyến cáo.

Tuy nhiên, ông Mai Văn Trinh cho rằng điều quan trọng nhất vẫn là tiếp tục tuyên truyền, giáo dục để học sinh nhận thức rõ dù trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay, Bộ GD&ĐT, các địa phương, các thầy cô giáo, sở ban ngành liên quan sẽ nỗ lực để tổ chức một kỳ thi an toàn, nghiêm túc, công bằng. Thí sinh sẽ là người chịu thiệt thòi lớn nhất nếu gian lận trong kỳ thi.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Bộ Xây dựng bổ nhiệm nhà báo Lý Ngọc Thanh giữ chức Phó Tổng biên tập Tạp chí Xây dựng
    (TN&MT) - Chiều 29/9 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Hồng Minh đã chủ trì Lễ công bố và trao Quyết định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc bổ nhiệm Phó Tổng biên tập Tạp chí Xây dựng cho nhà báo Lý Ngọc Thanh.
  • Cảnh báo thủ đoạn giả mạo website bán vé concert Westlife chiếm đoạt tài sản
    (TN&MT) - Trước phản ánh về website giả mạo nền tảng Ticketbox lừa đảo bán vé concert, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã có biện pháp xử lý kịp thời, ngăn chặn trang web giả mạo.
  • Tuổi trẻ Phù Yên vì môi trường xanh
    (TN&MT) - Những năm qua, phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện vì cộng đồng, tuổi trẻ huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đã triển khai nhiều hoạt động, phong trào thiết thực, hiệu quả, hướng tới nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, xây dựng nếp sống xanh cho đội ngũ đoàn viên, thanh niên và cộng đồng dân cư.
  • Diễn đàn Tổng biên tập "Truyền thông chính sách - Góc nhìn từ các cơ quan báo chí”
    (TN&MT) - Ngày 29/9, tại TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Báo Nhà báo và Công luận tổ chức Diễn đàn Tổng Biên tập với chủ đề “Truyền thông chính sách - Góc nhìn từ các cơ quan báo chí”.
  • Báo chí thực hiện xây dựng kênh truyền thông hiệu quả trên mạng xã hội
    Thực hiện Dự án “Phát triển báo chí Việt Nam” năm thứ 4: 2023, trong hai ngày 29 và 30 tháng 09 năm 2023, Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin Truyền thông với sự đồng hành của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã tổ chức khóa tập huấn “Xây dựng kênh truyền thông hiệu quả trên mạng xã hội” tại Bắc Giang cho các nhà báo, phóng viên và biên tập viên đến từ các cơ quan báo chí khu vực miền Bắc.
  • Nâng cao chất lương du lịch cộng đồng để giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Làm du lịch cộng đồng cần đưa dịch vụ của khách sạn 5 sao vào nhà dân “không có sao”. Khi thu nhập từ du lịch tăng lên, người dân hiểu rằng khách đến với họ vì cảnh quan thiên nhiên, bản sắc văn hóa thì họ sẽ chủ động giữ gìn và bảo vệ.
  • Thái Nguyên: Đồng bộ các giải pháp giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Thời gian qua, công tác giảm nghèo ở tỉnh Thái Nguyên đã có bước chuyển biến rõ nét, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên. Kết quả này có được là nhờ vào sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh để từng bước thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương ngày càng phát triển.
  • Đề xuất nới phạm vi chi trả bảo hiểm y tế, thêm quyền lợi cho người bệnh
    Bộ Y tế cho biết, thuốc là cấu phần quan trọng và luôn chiếm tỷ trọng chi lớn nhất trong tổng chi khám chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, chi phí để điều trị bệnh hiếm, trong đó tiền mua thuốc hiếm rất tốn kém. Vì vậy, Bộ Y tế đã đề xuất nới phạm vi chi trả bảo hiểm y tế với một số nhóm thuốc đặc thù.
  • Ưu tiên hỗ trợ kinh phí thực hiện các dự án, mô hình giảm nghèo giai đoạn 2021 -2025
    Các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi sẽ được ưu tiên hỗ trợ kinh phí thực hiện các dự án, kế hoạch, phương án, mô hình phát triển sản xuất thực hiện trên địa bàn.
  • Đà Nẵng: Có lợi thế rất lớn để phát triển, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
    Ngày 29/9, TP. Đà Nẵng đã tổ chức khai mạc Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo – SURF 2023 với chủ đề “Khát vọng sông Hàn - Khơi nguồn sáng tạo” và thông điệp “Đà Nẵng - Thành phố đổi mới sáng tạo"
  • Chi Lăng (Lạng Sơn): Gắn xây dựng nông thôn mới với nhiệm vụ giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Những năm qua, huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để triển khai hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ Chương trình MTQG xây dựng NTM. Tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện, nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
  • Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa tỉnh Cao Bằng
    (TN&MT) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng đang thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trong năm 2023, với mục tiêu tổ chức lại việc sản xuất nông nghiệp ở một số khu vực, nhằm phát triển nông nghiệp bền vững, bảo đảm an ninh lương thực, góp phần xóa đói giảm nghèo, thích ứng với biến đổi khí hậu.
  • Hà Nam khởi sắc nhờ nông thôn mới
    Sau hơn 12 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, diện mạo nông thôn Hà Nam đã có sự thay đổi toàn diện, cảnh quan môi trường nông thôn theo hướng sáng - xanh - sạch - đẹp. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân có nhiều cải thiện.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO