Kỷ niệm 75 năm Ngày Truyền thống phòng chống thiên tai: Gắn kết quản lý rủi ro thiên tai trong bối cảnh BĐKH

Thanh Tùng (thực hiện) | 11/05/2021, 11:16

(TN&MT) - Theo các chuyên gia khí tượng, biến đổi khí hậu (BĐKH) trong tương lai có thể làm cho thiên tai trở nên khắc nghiệt hơn, vì vậy cần thiết phải thúc đẩy quản lý rủi ro thiên tai (RRTT). Để làm rõ thêm nội dung này, phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với GS.TS Trần Thục, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học KTTV & BĐKH, Chủ tịch Hội KTTV Việt Nam.

PV: Thưa GS.TS, ông có thể nêu rõ hơn về các kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy BĐKH đang làm nghiêm trọng hơn các rủi ro về thiên tai?

GS.TS Trần Thục:

RRTT là sự kết hợp của hiểm họa, mức độ phơi bày và tính dễ bị tổn thương. BĐKH do đó sẽ ảnh hưởng đến RRTT theo hai cách. Trước hết là thông qua khả năng gia tăng các nguy cơ về các sự kiện khí hậu/thời tiết cực đoan và thứ hai là thông qua sự gia tăng tính dễ bị tổn thương của cộng đồng đối với các thiên tai, đặc biệt là thông qua việc làm suy thoái hệ sinh thái, giảm nguồn cung cấp nước, thực phẩm và những thay đổi đối với sinh kế.

Đầu tiên, BĐKH đã làm gia tăng các cực đoan khí hậu/thời tiết. Dữ liệu quan trắc hơn 50 năm qua trên toàn cầu cho thấy các hiện tượng thời tiết, khí hậu cực đoan đã có xu thế gia tăng cả về cường độ và tần suất. Đến năm 2019, nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng 1,1°C so với thời kỳ tiền công nghiệp; mực nước biển trung bình toàn cầu giai đoạn 1902 - 2015 tăng khoảng 1,5 mm/năm, giai đoạn 1993 - 2015 tăng 3,16 mm/năm và giai đoạn 2006 - 2015 tăng 3,6 mm/năm; số lượng bão nhiệt đới cường độ mạnh tăng và các siêu bão ngày càng xuất hiện nhiều hơn.

GS.TS Trần Thục

Còn tại Việt Nam, nhiệt độ trung bình năm đã tăng 0,89°C trong thời kỳ 1958 - 2018, riêng giai đoạn 1986 - 2018 tăng 0,74°C; mưa cực đoan tăng ở hầu hết các vùng của cả nước; số ngày nắng nóng tăng, số ngày rét đậm, rét hại giảm; hạn hán xảy ra thường xuyên hơn; mực nước biển tăng 2,74 mm/năm; số lượng các cơn bão mạnh trên biển Đông có xu thế tăng.

Dưới tác động của BĐKH, ở Việt Nam đang chứng kiến những dấu hiệu bất thường của thời tiết, khí hậu. Một ví dụ như: Năm 2014 vào tháng Giêng - giữa mùa khô nhưng các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi lại có một đợt lũ cao bất thường, thậm chí cao hơn cả mùa mưa năm sau, trong mùa khô có lũ lớn và trong mùa mưa lũ nhỏ. Những năm gần đây, mưa ở miền Trung khá bất thường, có năm rất nhiều như 2020, có năm rất ít như năm 2018 - 2019.

Mặt khác, BĐKH cũng làm gia tăng mức độ phơi bày và tính dễ bị tổn thương. Theo đó, các hiện tượng khí hậu diễn ra chậm như hạn hán, nước biển dâng có xu hướng tác động đến sinh kế và có thể dẫn đến việc di cư lâu dài; điều này ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ phơi bày trước hiểm họa và tính dễ bị tổn thương của người dân địa phương. Theo báo cáo của Trung tâm Giám sát dịch chuyển quốc tế (IDMC) về ước tính số lượng di dân toàn cầu do thiên tai, với hơn 1 triệu người phải di dời trong giai đoạn 2008 - 2012, Việt Nam đứng thứ 17 trong 82 quốc gia có nhiều người phải di dời nhất.

PV: Vậy thích ứng với BĐKH đã góp phần quản lý RRTT ra sao? Đâu là những thách thức trong gắn kết việc thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ RRTT, thưa ông?

GS.TS Trần Thục:

BĐKH làm cho các thiên tai trở nên khắc nghiệt hơn, vì vậy, quản lý RRTT có thể được thúc đẩy trong bối cảnh BĐKH. Ví dụ, sau trận bão và lũ lụt năm 2009, thành phố Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) đã hoãn kế hoạch mở rộng thành phố về phía Bắc, tiếp giáp với đầm Thị Nại và bắt đầu phục hồi rừng ngập mặn như một biện pháp bảo vệ.

Thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ RRTT có nhiều điểm tương đồng, đều tập trung giảm nhẹ tình trạng dễ bị tổn thương của người dân. Thích ứng với BĐKH đòi hỏi phải định hình và thiết kế lại các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội để ứng phó một cách hiệu quả với những thay đổi của khí hậu. Tương tự, giảm nhẹ RRTT tìm cách tác động tới quá trình ra quyết định và bảo vệ quá trình phát triển kinh tế - xã hội trước những rủi ro liên quan đến môi trường. Ngoài ra, giữa BĐKH và thiên tai còn có các mối liên hệ qua lại như: BĐKH có thể làm thay đổi cường độ và tần suất xuất hiện thiên tai; BĐKH ảnh hưởng đến tình trạng dễ bị tổn thương trước thiên tai; Thiên tai tác động đến tình trạng dễ bị tổn thương trước BĐKH.

Tuy nhiên, thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ RRTT cũng có những khác biệt nhất định. Công tác giảm nhẹ RRTT thường tập trung nhiều hơn vào các ứng phó ngắn hạn. Thích ứng với BĐKH chủ yếu tập trung vào các chương trình dài hạn được thực hiện trong nhiều năm để thích ứng với các loại thiên tai có nguồn gốc khí hậu. Giảm nhẹ RRTT cũng tập trung nhiều hơn vào các hiện tượng cực đoan, trong khi thích ứng với BĐKH tập trung nhiều hơn vào những thay đổi về điều kiện trung bình.

Tác động của BĐKH đến các hiện tượng thời tiết cực đoan vẫn có tính không chắc chắn, do đó, quá trình lập kế hoạch ứng phó với các hiện tượng thời tiết cực đoan này trong phạm vi quản lý RRTT sẽ đem lại lợi ích kép. Công tác quản lý RRTT có thể kế thừa cách tích hợp các thông tin về khí hậu hiện tại và tương lai vào việc ra quyết định.

Hiện tượng thời tiết, khí hậu cực đoan đã có xu thế gia tăng cả về cường độ và tần suất.

Thực tế cũng cho thấy, việc gắn kết thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ RRTT có những thách thức nhất định. Đó là sự khác biệt về ngôn ngữ chuyên ngành và thuật ngữ; sự khác nhau về cách tiếp cận trong thực hiện các dự án và các rào cản về thể chế, chính sách và tài chính. Sự thiếu hợp tác trong công tác thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ RRTT cũng làm cho việc gắn kết hai lĩnh vực này khó khăn hơn.

PV: Việc thiếu gắn kết giữa thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ RRTT có thể dẫn đến hậu quả ra sao? Cần những giải pháp nào để gắn kết thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ RRTT, thưa ông?

GS.TS Trần Thục:

Việc thiếu gắn kết giữa thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ RRTT có thể dẫn đến việc gia tăng rủi ro thiên tai, tăng áp lực lên các nguồn tài nguyên thiên nhiên như  đất và nước, trong đó có khả năng tăng xung đột và gây mất an ninh. Do đó, cần xem xét kết hợp các vấn đề về thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ RRTT trong cùng chương trình nghị sự và cùng thực hiện khi có thể.

Để gắn kết thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ RRTT được hiệu quả và bền vững, đối với những người làm công tác thích ứng với BĐKH, cần sử dụng các hướng dẫn của Khung hành động Hyogo và Sendai trong cách tiếp cận giảm nhẹ rủi ro toàn diện đối với thích ứng với BĐKH; chú trọng đến giảm nhẹ RRTT trong trụ cột thích ứng thuộc khung thích ứng với BĐKH. Sử dụng các công cụ giảm nhẹ RRTT trong ứng phó với các rủi ro liên quan tới thời tiết có thể diễn ra nghiêm trọng hơn do BĐKH; tăng cường các hoạt động thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng để giảm tính dễ bị tổn thương...

Đối với người làm công tác giảm nhẹ RRTT, cần phát huy vai trò của giảm nhẹ RRTT trong các chính sách, chiến lược và chương trình thích ứng với BĐKH; cung cấp thông tin và công cụ giảm nhẹ RRTT cho những người làm công tác thích ứng với BĐKH; đảm bảo rằng tất cả các chính sách, biện pháp và công cụ giảm nhẹ RRTT có xét đến các rủi ro hiện tại có thể gia tăng hoặc mới phát sinh do BĐKH.

Ngoài ra, thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ RRTT có thể được gắn kết với nhau thông qua sự tăng cường phối hợp và hợp tác giữa các Bộ, ngành trong hoạch định chính sách, trong tăng cường thực hiện các chương trình hợp tác, cũng như trong chia sẻ các công cụ và phương pháp thực hiện.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
Đừng bỏ lỡ
  • Điện Biên: Ứng phó biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp
    (TN&MT) - Trong những năm qua, trước diễn biến phức tạp, khó lường của các hiện tượng thời tiết cực đoan như: hạn hán, rét đậm, mưa lũ, giông lốc... khiến cho ngành nông nghiệp của tỉnh Điện Biên gặp không ít khó khăn, tác động trực tiếp đến đời sống của người dân. Trước thực trạng đó, tỉnh Điện Biên đã đề ra một số giải pháp nhằm ứng phó biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp, giúp người dân ổn định sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực.
  • Tham vấn hoàn thiện Kế hoạch quốc gia về quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn
    (TN&MT) - Ngày 15/9, tại Hà Nội, trong khuôn khổ các hoạt động nhằm hưởng ứng Ngày quốc tế bảo vệ tầng ô-dôn năm 2023, Cục Biến đổi khí hậu tổ chức Hội thảo tham vấn hoàn thiện Kế hoạch quốc gia về quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát và kết quả khảo sát, đánh giá việc thực hiện quy định pháp luật về bảo vệ tầng ô-dôn. Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu Nguyễn Tuấn Quang chủ trì Hội thảo.
  • Việt Nam đóng góp tích cực vào tiến trình khôi phục tầng ô-dôn
    (TN&MT) - Năm 2023, Liên hợp quốc đã đưa ra chủ đề cho Ngày Quốc tế Bảo vệ tầng ô-dôn 16/9 là “Nghị định thư Montreal: Khôi phục tầng ô-dôn và giảm thiểu biến đổi khí hậu”.
  • Đài KTTV khu vực Nam Bộ: Đẩy mạnh sử dụng công nghệ trên nền tảng AI
    (TN&MT) - Đến nay, Đài Khí tượng thủy văn (KTTV) khu vực Nam Bộ đã chuyển toàn bộ phương pháp dự báo KTTV truyền thống sang công nghệ số, từng bước sử dụng công nghệ dựa trên nền tảng trí tuệ nhân tạo AI… để nâng cao chất lượng dự báo, cung cấp những sản phẩm chất lượng trong thời gian sớm nhất phục vụ công tác phòng chống thiên tai và các nhu cầu kinh tế - xã hội.
  • Đài KTTV khu vực Nam Trung Bộ: Từng bước chuyển đổi số
    (TN&MT) - Khí hậu thay đổi đang trở thành thách thức ngày càng lớn đối với toàn cầu và khu vực Nam Trung Bộ cũng không là ngoại lệ. Thực hiện chủ trương chuyển đổi số của Chính phủ, của Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ đã từng bước chuyển đổi số trong công tác quan trắc, truyền tin và dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn để ứng phó hiệu quả với những biến đổi cực đoan có thể xảy ra bất cứ lúc nào, bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân, hạn chế những tác động tiêu cực do thời tiết gây ra.
  • Quản lý hoạt động dự báo, cảnh báo KTTV thời đại 4.0: Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu
    (TN&MT) - Trong bối cảnh chuyển đổi số và công nghệ 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ ở tất cả các ngành, nghề, lĩnh vực tại các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, việc thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn (KTTV) là một xu hướng tất yếu.
  • Phát triển kiến trúc bền vững - thích ứng với biến đổi khí hậu
    Nằm trong khuôn khổ EXPO Kiến trúc 2023, do Bộ Xây dựng phối hợp với UBND tỉnh Kiên Giang và Hội Kiến trúc sư Việt Nam tổ chức tại thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, chiều 8/9, Hội thảo chuyên đề “Phát triển kiến trúc bền vững – Thích ứng với biến đổi khí hậu” đã diễn ra với sự tham gia của các chuyên gia trong nước và quốc tế uy tín.
  • Chủ tịch tỉnh Lào Cai thị sát công tác khắc phục hậu quả mưa lũ
    ( TN&MT) - Sáng ngày 13/9, ngay sau khi nhận thông tin mưa lũ xảy ra trên địa bàn thị xã Sa Pa gây thiệt hại lớn làm 03 người chết và 07 người mất tích, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường đã đến hiện trường thị sát chỉ đạo khắc phục hậu quả và động viên người dân bị ảnh hưởng do mưa lũ.
  • Lào Cai bất ngờ có lũ ống: 2 người chết và 5 người mất tích
    (TN&MT) - Theo báo cáo nhanh của Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lào Cai, vào tối 12/9, trên địa bàn tỉnh Lào Cai có mưa lớn, lũ ống, lũ quét xuất hiện tại nhiều địa phương, cuốn trôi nhiều người và tài sản. Theo báo cáo đã có 2 người chết và 5 người mất tích cùng nhiều tài sản hoa màu bị thiệt hại.
  • Thời tiết ngày 13/9, cả nước có mưa, nhiều nơi mưa to
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTVQG, ngày 13/9, khu vực Bắc Bộ nhiều mây, có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và rải rác có dông. Khu vực Đà Nẵng đến Bình Thuận, ngày nắng, có mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi; Riêng phía Bắc chiều tối có mưa rào và dông rải rác. Gió tây nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
  • Thúc đẩy đầu tư dựa vào tự nhiên để bảo vệ cảnh quan Trung Trường Sơn
    (TN&MT) - Ngày 11/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đã đưa ra tuyên bố về hợp tác thúc đẩy đầu tư vào các giải pháp dựa vào thiên nhiên (NbS).
  • Yên Bái: Chủ động đảm bảo an toàn giao thông khi có thiên tai xảy ra
    (TN&MT) - Yên Bái là địa phương thường xuyên chịu ảnh hưởng do thiên tai gây ra, hiện tượng lũ ống, lũ quét và sạt lở đất đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản cùng các công trình công cộng, trong đó có hệ thống giao thông. Để đảm bảo an toàn giao thông cũng như phương án xử lý khi có thiên tai xảy ra, xung quanh nội dung này phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Đỗ Nhân Nghĩa – Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Yên Bái.
  • Quảng Bình: Bàn giao nhà văn hóa cộng đồng tránh lũ tại huyện Lệ Thủy
    Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) phối hợp với Hana Bank (Hàn Quốc) và UBND huyện Lệ Thủy vừa tổ chức lễ khánh thành và bàn giao 2 nhà văn hóa cộng đồng tránh lũ tại thôn Lộc An (xã An Thủy) và thôn Đại Phong (xã Phong Thủy).
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO