Kinh tế Việt Nam sau hội nhập TPP cần 3 đột phá

19/02/2016 00:00

(TN&MT) - Đây là khẳng định của TS Trần Du Lịch - Uỷ viên Uỷ ban Kinh tế Quốc hội tại hội thảo “Kinh tế Việt Nam trong dòng chảy hội nhập thế hệ mới TPP-FTA - Những tác động đối với doanh nghiệp Việt Nam. Sự kiện này được tổ chức bởi Hiệp hội phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam, sáng 19/02 tại Hà Nội.

Toàn cảnh buổi hội thảo
Toàn cảnh buổi hội thảo

Sau hội nhập TPP, Việt Nam có nhiều cơ hội mới để phát triển nền kinh tế thoát khỏi nguy cơ “bẫy thu nhập trung bình thấp” trong giai đoạn 2016 - 2020. Tuy nhiên, để không bị tuột mất cơ hội, Việt Nam cần phải có 3 đột phá để tạo ra thời cơ mới cho kinh tế Việt Nam phát triển nhanh và bền vững.

Đầu tiên, nền kinh tế vĩ mô trong giai đoạn mới cần ổn định hơn nữa. Cụ thể trong Nghị quyết đã được Quốc hội thông qua về phát triển kinh tế - xã hội năm 2016, xác định mục tiêu tổng quát năm 2016: “Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, chú trọng cải thiện chất lượng tăng trưởng, đảm bảo phát triển bền vững.”

Thứ hai, thể chế kinh tế và khuôn khổ pháp luật được đổi mới theo hướng thị trường. Sự đổi mới hệ thống pháp luật trong lĩnh vực kinh tế phải hướng đến 2 mục tiêu: Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trong nước và hội nhập với khu vực và thế giới.

Thứ ba là hội nhập sâu rộng thế hệ mới. Hội nhập tạo điều kiện thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế và cải thiện môi trường kinh doanh. Việt Nam trong giai đoạn mới cần hội nhập khu vực và quốc tế theo đúng tinh thần “chủ động và tích cực”.

Tham gia vào sân chơi toàn cầu, cơ hội và thách thức luôn luôn đan xen nhau, nên buộc nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp Việt Nam nói riêng phải biết lựa chọn những lợi thế và loại bỏ những bất lợi để giành thắng lợi trong cuộc cạnh tranh sẽ diễn ra rất gay gắt. Việt Nam phải cạnh tranh trên cả 3 giác độ: Cạnh tranh quốc gia; Cạnh tranh doanh nghiệp và cạnh tranh sản phẩm hàng hoá dịch vụ.

Tuy nhiên, muốn nền kinh tế Việt Nam phát triển bền vững, TS Trần Du Lịch cho rằng: Nhà nước Việt Nam ngoài thực hiện đẩy mạnh các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh thì cần phải cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy sản xuất.


Vũ Vân

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Kinh tế Việt Nam sau hội nhập TPP cần 3 đột phá
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO