Kinh tế tuần hoàn - Hướng phát triển bền vững cho doanh nghiệp

Thu Trang | 23/10/2020, 19:19

(TN&MT) - Ngày 23/10, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với Tạp chí Kinh tế và Dự báo tổ chức hội thảo “Kinh tế tuần hoàn: Hướng phát triển bền vững cho doanh nghiệp Việt Nam”.

Hội thảo nhằm trao đổi, chia sẻ kiến thức kinh nghiệm cho các doanh nghiệp trong việc triển khai các sáng kiến mô hình kinh tế tuần hoàn trong việc tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Trần Quốc Phương – Thứ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư cho biết, kinh tế tuần hoàn hội tụ 4 lợi ích để doanh nghiệp phát triển bền vững: Tích kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển kinh tế, lợi ích xã hội.

Đặc tính của kinh tế tuần hoàn là biến rác thải ngành này thành nguồn của ngành kia, đồng thời góp phần giảm thiểu phát thải khí nhà kính và BĐKH. Do đó, mô hình kinh tế tuần hoàn sẽ góp phần giảm tiêu thụ nguyên liệu, thu hồi chất thải cho đồng bào sản xuất, giảm chi phí sản xuất cho doanh nghiệp.

Ông Trần Quốc Phương – Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát biểu tại hội thảo

Ông Trần Quốc Phương cho rằng, Việt Nam là một trong những quốc gia đạt được nhiều thành quả trong quá trình phát triển bền vững. Tuy nhiên, Việt Nam đang phải đối mặt với lượng chất thải phát sinh ngày càng lớn, trong khi nguồn nguyên liệu thô, hoá thạch ngày càng cạn kiệt. Bên cạnh đó, các công nghệ còn lạc hậu, lỗi thời, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, thiếu nguồn lực đầu tư cho công nghệ tái chế. Do đó. Thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn sẽ tránh cho doanh nghiệp Việt Nam lệ thuộc kinh tế bên ngoài, phát triển nhanh và bền vững hơn, đạt mục tiêu kinh tế - xã hội, môi trường, ứng phó BĐKH.

Cùng chung quan điểm, ông Nguyễn Quang Vinh, Tổng thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận định: Kinh tế tuần hoàn cũng là giải pháp giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, khả năng phục hồi của mỗi nền kinh tế. Việc chuyển đổi còn giúp bảo vệ an ninh nguồn cung nguyên liệu, ứng phó với BĐKH, thúc đẩy đổi mới sáng tạo...

PGS. TS. Nguyễn Thế Chinh, Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách Tài nguyên và Môi trường, Bộ TN&MT phát biểu tại hội thảo

PGS. TS. Nguyễn Thế Chinh, Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách Tài nguyên và Môi trường, Bộ TN&MT cho biết, kinh tế tuần hoàn không chỉ là vấn đề chất thải mà cần tiếp cận thực hiện 4 khâu/giai đoạn của vòng đời sản phẩm, bao gồm: Sản xuất, tiêu dùng, quản lý chất thải , biến chất thải trở lại thành tài nguyên. Toàn khối EU đã đưa ra kế hoạch hành động Kinh tế tuần hoàn từ năm 2015 thay thế cho Đề xuất lập pháp về vấn đề chất thải – sự thay đổi về mặt triết lý. Tại Việt Nam, nắm bắt được xu hướng và tầm quan trọng của kinh tế tuần hoàn cho phát triển của doanh nghiệp, nhiều giải pháp đã được các Bộ, ngành và các doanh nghiệp triển khai. Tuy nhiên, để phát triển rộng khắp mô hình kinh tế tuần hoàn vẫn còn nhiều thách thức.

Toàn cảnh buổi hội thảo

Theo ông Chinh, hiện nay một số mô hình tái chế chất thải nhưng lại chính là nguồn phát sinh chất thải. Các doanh nghiệp sản xuất chưa phải là một vòng đầy đủ của kinh tế tuần hoàn.

Để giải quyết vấn đề này, cần có một hành lang pháp lý rõ ràng cho hình thành, phát triển kinh tế tuần hoàn, từ chủ trương của Đảng đến pháp luật của Nhà nước; phát triển kinh tế tuần hoàn cần phải dựa trên các ngành, lĩnh vực và địa phương đã và đang triển khai các mô hình kinh tế gần với cách tiếp cận kinh tế tuần hoàn...

Bài liên quan
  • Năm 2020, tăng trưởng kinh tế có thể đạt 2,8%
    (TN&MT) - Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 9 tháng năm 2020 đạt 2,12% so với cùng kỳ năm trước; nếu dịch bệnh được kiểm soát tốt, tăng trưởng cả năm có thể đạt khoảng 2,6-2,8%. Đây là những thông tin được đưa ra tại Tọa đàm "Công bố Báo cáo Kinh tế Vĩ mô Quý III và chín tháng đầu năm 2020” do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) tổ chức sáng 21/10, tại Hà Nội.

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO