Kinh tế tuần hoàn - Chìa khóa để phát triển bền vững toàn diện

Yên Thi | 13/02/2020, 10:35

(TN&MT) - Chuyển dịch từ Kinh tế tuyến tính sang Kinh tế tuần hoàn là cách tốt nhất để phá vỡ mối liên hệ lâu nay giữa tăng trưởng kinh tế và các ảnh hưởng tiêu cực tới cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm và suy thoái môi trường. Đó cũng là cách để không còn phải đánh đổi giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, thực hiện được đồng thời nhiều mục tiêu của phát triển bền vững.

Manh nha từ các mô hình

Theo các nhà khoa học thuộc Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường, xem xét từ bản chất, nội hàm, quá trình hình thành và phát triển để khái quát hóa mô hình kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam có thể nhận thấy, hiện nay, chúng ta chưa có mô hình kinh tế tuần hoàn, tuy vậy, những manh nha hình thành và nhìn nhận từ động lực kinh tế từ trước đến nay, những mô hình gần với kinh tế tuần hoàn đã có khá sớm.

Đó là mô hình vườn - ao - chuồng (VAC), vườn - rừng - ao - chuồng (VRAC) từ những thập niên 70 - 80 của thế kỷ XX, mô hình kinh tế sinh thái từ những thập niên 90 - 2000. Những mô hình này là sự kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi theo dạng chuỗi thức ăn, sau này đến sau năm 2000 bổ sung thêm thu hồi khí từ chất thải vật nuôi dạng hầm Biogas.

Việt Nam mới manh nha có nền kinh tế tuần hoàn

Đối với ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, có các làng nghề truyền thống ở Việt Nam sử dụng các phế liệu, phụ phẩm , chất thải từ chất thải sản xuất công nghiệp như: Sản xuất thép tái chế - Đa Hội (Bắc Ninh), sản xuất giấy tái chế Dương Ổ - Bắc Ninh, sản xuất đồ nhựa, ni lông tái chế Minh Khai (Hưng Yên), Làng nghề đúc đồng từ phế liệu đồng ở Ý Yên (Nam Định), thủy tinh tái chế … xuất hiện sớm, đến nay vẫn tồn tại và phát triển.

Sản xuất sạch hơn đã được triển khai trong các doanh nghiệp và đem lại hiệu quả nhất định đối với các doanh nghiệp có công nghệ cũ sử dụng lãng phí tài nguyên, năng lượng và xả thải trực tiếp ra môi trường. Mô hình này được tiếp cận dựa trên cơ sở sinh lời của doanh nghiệp nhờ cải tiến các công đoạn sản xuất, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng và thu hồi chất thải, chính vì vậy đã huy động được sự tham gia của các doanh nghiệp trên nguyên tắc tự nguyện là chính. Điển hình như Công ty Sàng tuyển than Cửa Ông, Quảng Ninh thay vì nước rửa than trước đây thải ra biển Bái Tử Long, sau đó, chuyển sang thu hồi nước, lắng đọng cặn dạng than bùn, sử dụng lại nước rửa than, hạch toàn kinh tế tăng lợi nhuận cho công ty và không xả thải ra môi trường.

Bên cạnh đó, sự ra đời của của khu công nghiệp sinh thái ở Hải Phòng, Ninh bình và một số địa phương khác từ chỉ đạo của Chính phủ đã có sự đánh giá tổng kết của UNIDO là mô hình gần với kinh tế tuần hoàn mang lại hiệu quả kinh tế điển hình ở Việt Nam.

Gần đây, một số sáng kiến tái chế đã được các doanh nghiệp áp dụng, như sáng kiến Không xả thải ra thiên nhiên (Zero Waste to Nature) do Phòng Thường mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI khởi xướng; sáng kiến tái chế nắp bia Tiger thành sắt làm cầu tại Tiền Giang (giúp thu hồi sắt); ống hút làm từ cỏ và gạo thay thế cho ống hút nhựa (giúp giảm phát thải nhựa), mô hình tái chế rác thải nhựa làm vật liệu xây dựng của công ty Upp!; mô hình chế biến phụ phẩm thủy sản (vỏ tôm, đầu tôm,…) tạo ra Chitosan và SSE, đặc biệt là sự xuất hiện của Liên minh Tái chế Bao bì Việt Nam (Pro Việt Nam) gồm 9 công ty: Coca-Cola Việt Nam, Friesland Campina, La Vie, Nestlé Việt Nam, NutiFood, Suntory PepsiCo Việt Nam, Tetra Pak Việt Nam, TH Group và URC Việt Nam,…

Cần xây dựng lộ trình thực hiện

Để chuyển dịch sang nền kinh tế tuần hoàn, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần xây dựng lộ trình để thực hiện. Các lộ trình này thường dài từ 15 - 20 năm, nêu rõ các mục tiêu và các quy định cụ thể cho từng giai đoạn nhỏ.

Theo đó, Việt Nam có thể cân nhắc đưa cả hai cách tiếp cận thực hiện kinh tế tuần hoàn của quốc tế vào lộ trình của mình. Đó là cách tiếp cận theo nhóm ngành, sản phẩm, nguyên liệu hoặc vật liệu, nghĩa là tập trung tuần hoàn một số vật liệu nhất định, khuyến khích các sáng kiến và điển hình tốt, phù hợp với đặc điểm của lĩnh vực đó, từ đó nhân rộng. Ví dụ, xây dựng lộ trình “không rác thải nhựa dùng một lần” và “không rác thải” tại Malaysia, Canada, cách tiếp cận dựa vào thị trường tại Mỹ, Úc,…

Để phát triển nền kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam, theo các chuyên gia, cần sự nỗ lực của mọi thành phần trong xã hội, đặc biệt doanh nghiệp là động lực trung tâm, nhà nước đóng vai trò kiến tạo, dẫn dắt và cộng đồng tham gia thực hiện để thay đổi cả về nhận thức và hành vi của toàn xã hội.

Cũng có thể tiếp cận theo quy mô kinh tế, tức là thành lập các không gian địa lý như khu công nghiệp, các thành phố kiểu mẫu, những hoạt động kinh doanh và sản xuất trong các không gian này được thiết kế sao cho kết nối với nhau thành các vòng tuần hoàn, sau đó nhân rộng các mô hình thành công, như Đan Mạch, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Canada,… đã áp dụng.

Đặc biệt, các lộ trình kinh tế tuần hoàn cần xác định rõ doanh nghiệp chính là động lực trung tâm thực hiện. Theo đó, cần tạo cơ chế để hình thành động lực thị trường dựa trên các tiêu chí của hiệu quả đầu tư, khuyên khích doanh nghiệp, khu vực tư nhân đầu tư mạnh mẽ thực hiện các mô hình kinh tế tuần hoàn, đẩy mạnh trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Số liệu thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, trong năm 2019, riêng nhập khẩu 43,5 triệu tấn than đá đã tiêu tốn gần 3,75 tỷ USD, tăng 190% về lượng và tăng 148% về trị giá. Trong khi đó, nhập khẩu dầu thô cũng không kém cạnh, với 7,64 triệu tấn, trị giá 3,615 tỷ USD, tăng 148% về lượng và tăng 131,6% về trị giá so với 2018. Đối với xăng dầu, Việt Nam cũng nhập lên tới 5,930 tỷ USD, trong khi khí đốt hóa lỏng trên 900 triệu USD. Tổng chi ngoại tệ nhập khẩu của nhóm hàng này lên tới 14,2 tỷ USD. Năm 2020, tiếp tục là năm dự báo chi nhập khẩu tài nguyên tiếp tục gia tăng, điển hình là than khi nhu cầu than cho điện năm 2020 gần 50 triệu tấn và có thể tăng lên gấp đôi vào 2030

Ngoài ra, lộ trình cũng cần tiếp tục thực hiện các nội dung khác của kinh tế tuần hoàn, như khuyến khích năng lượng tái tạo, thúc đẩy sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, hoàn thiện và phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn đã có tại Việt Nam…

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
K130 được vinh danh với thành tích xuất sắc trong công tác PCCC&CNCH
Tại Lễ phát động toàn dân phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH), đại diện tập thể Đội PCCC chuyên ngành - Xí nghiệp Kho vận Xăng dầu K130 vinh dự được nhận quà lưu niệm của Chủ tịch Quốc hội và Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công an trao tặng, tuyên dương các điển hình đã có thành tích xuất sắc trong công tác PCCC&CNCH, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.
Đừng bỏ lỡ
  • Lạng Sơn: Khởi công dự án khu đô thị 674 tỷ đồng
    Dự án Khu đô thị phía Đông Nam Thị trấn Đồng Mỏ (Chi Lăng, Lạng Sơn) có tổng mức đầu tư 674 tỷ đồng, quy mô sử dụng đất 198.217m2; diện tích đất xây dựng nhà ở là 58.203,4m2; loại nhà ở liền kề, biệt thự với quy mô dân số trên 3.900 người.
  • Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Kết nối - đồng hành - phát triển
    (TN&MT) - Chặng đường 5 năm với nhiều kết quả quan trọng, nhiều thành tựu rực rỡ; nhiều giá trị, ý nghĩa sâu sắc đã khẳng định tính đúng đắn của việc thành lập Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
  • Tập đoàn Hanaka trao hàng nghìn suất quà nhân dịp Trung thu 2023
    Nhân dịp Tết Trung thu 2023, tối 28-29/9/2023 tại Đình Đền Tướng Quốc, Yên Phong, Bắc Ninh, Hội đồng hương Bắc Ninh tại Hà Nội phối hợp với Tập đoàn Hanaka cùng các nhà hảo tâm và đại diện lãnh đạo chính quyền địa phương đã trao hơn 1000 suất quà cho trẻ em xã Văn Môn có hoàn cảnh khó khăn đạt thành tích xuất sắc trong học tập.
  • EVN tổ chức phát động thi công xây dựng công trình đường dây 500KV Monsoon – Thạnh Mỹ
    Ngày 30/9/2023, tại xã Tà Bhing, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tổ chức phát động thi công xây dựng dự án đường dây 500kV Monsoon – Thạnh Mỹ (đoạn trên lãnh thổ Việt Nam).
  • Petrovietnam và PV GAS đồng hành cùng “Kết nối công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam 2023”
    Bộ KH&CN phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức sự kiện Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam (Techconnect & Innovation Vietnam 2023) trong 2 ngày 29 và 30/9/2023. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam)/Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) đã tham gia đồng hành tài trợ cho sự kiện quan trọng này, đồng thời khai trương Khu vực giới thiệu công nghệ trong lĩnh vực dầu khí.
  • Vinhomes Sky Park hút khách với hệ tiện ích sống đẳng cấp bậc nhất Bắc Giang
    Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh đang đặt ra những tiêu chuẩn mới về nhà ở và không gian sống tại TP. Bắc Giang. Là điểm sáng trong khu vực từ ngày đầu ra mắt, quỹ căn Vinhomes Sky Park thu hút đông đảo khách hàng khi thiết lập chuẩn sống thượng lưu mới giữa lòng thành phố.
  • Thực hành ESG và chuyển đổi năng lượng trong doanh nghiệp tư nhân Việt Nam
    (TN&MT) - Ngày 29/9, tại TP.HCM, PwC Việt Nam đã phối hợp với Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam (VYEA) và Phuc Khang Corporation tổ chức Hội thảo “Doanh nghiệp Việt Nam và cuộc cách mạng ESG”, tập trung thảo luận xoay quanh chủ đề thực hành ESG và chuyển đổi năng lượng đối với doanh nghiệp tư nhân.
  • Xanh SM đón khách hàng thứ 6 triệu
    Ngày 29/9, Xanh SM công bố khách hàng thứ 6 triệu chỉ sau 5 tháng ra mắt thị trường. Đây là mức tăng trưởng kỷ lục, minh chứng rõ rệt về tiềm năng phát triển cũng như vị thế vượt trội của Xanh SM trong lĩnh vực vận tải hành khách tại Việt Nam.
  • Bộ Công Thương yêu cầu đảm bảo cung ứng điện năm 2023
    Ngày 29/9/2023, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có Công điện 6718/CĐ-BCT về việc đảm bảo cung ứng điện cuối năm 2023 và các năm tiếp theo.
  • PTSC Quảng Ngãi thi đua về đích dự án bảo dưỡng Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn 2023
    Công ty Cổ phần Dịch vụ Dầu khí Quảng Ngãi PTSC (PTSC Quảng Ngãi) đã tổ chức Lễ phát động phong trào thi đua về đích Dự án Bảo dưỡng tổng thể Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn nhằm kêu gọi, khích lệ tinh thần toàn thể người lao động tại dự án phát huy trí tuệ, trách nhiệm, tinh thần đoàn kết, sáng tạo, tích cực thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo dưỡng tổng thể nhà máy năm 2023.
  • Phân bón Cà Mau trao học bổng “Hạt ngọc mùa vàng” tới sinh viên Đại học Nông lâm TP.HCM
    Hòa trong không khí khai giảng năm học 2023 - 2024 của Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (Phân bón Cà Mau/PVCFC) đã trao tặng 30 suất học bổng “Hạt ngọc mùa vàng” trị giá 210 triệu đồng tới các sinh viên của trường.
  • PV GAS Run - Hành trình Năng lượng xanh 2023
    Thực hiện kế hoạch hoạt động Chào mừng kỷ niệm 33 năm ngày thành lập Tổng công ty Khí Việt Nam - PV GAS (20/9/1990 - 20/9/2023), trong tháng 9/2023, Hội thao PV GAS được tổ chức với đa dạng môn thi đấu. Sáng ngày 30/9/2023, Giải chạy bộ của toàn PV GAS và Lễ tổng kết - trao giải thưởng Hội thao sẽ được tổ chức tại TP.HCM, khép lại chuỗi sự kiện đoàn kết chào tuổi mới của PV GAS.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO