Kinh tế chia sẻ con đường mới dẫn đến tăng trưởng bền vững

Tống Minh | 20/02/2020, 13:56

(TN&MT) - Lợi ích lớn nhất của mô hình kinh tế chia sẻ là tiết kiệm tài nguyên thông qua việc sử dụng tiết kiệm tài sản trong toàn bộ vòng đời của nó. Việt Nam cũng dần định hướng thúc đẩy phát triển mô hình này trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0

Mở ra nhiều cơ hội về thu nhập và lựa chọn

Theo Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), “kinh tế chia sẻ” là một hệ thống kinh tế mà ở đó tài sản hoặc dịch vụ được chia sẻ dùng chung giữa các cá nhân, hoặc không phải trả tiền hoặc trả một khoản phí, với tính chất điển hình là thông qua các công cụ Internet. 
Mô hình và các hoạt động của nền kinh tế chia sẻ đã xuất hiện khá lâu trên thế giới, tuy vậy, đến thời điểm hiện nay mới có những bước phát triển đột phá nhờ thành tựu phát triển của khoa học - công nghệ, công nghệ thông tin, đặc biệt là trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, mô hình này được coi là yếu tố cốt lõi của nền kinh tế số. Giá trị lớn nhất của mô hình kinh doanh chia sẻ là tác động lên hầu hết các lĩnh vực kinh doanh truyền thống, buộc thay đổi và cạnh tranh, tiết giảm chi phí và tận dụng tối đa các nguồn lực…

Hình thức chia sẻ quyền sở hữu phương tiện ô tô giúp cắt giảm lượng lớn khí thải CO2

Trên thế giới, kinh tế chia sẻ đã nổi lên và đang phát triển với một tốc độ khá nhanh. Quy mô của nền kinh tế chia sẻ ước tính có giá trị 14 tỷ USD năm 2014 và sẽ tăng lên 335 tỷ USD vào năm 2025, với tốc độ tăng trưởng lên tới 34 - 35%/năm.
Cơ sở của sự phát triển này xuất phát từ việc kinh tế chia sẻ đã thực sự len lỏi vào tận văn phòng, bàn ăn, phương thức đi lại… của mỗi công dân thời đại số. Với lĩnh vực thâm nhập ngày càng đa dạng, kinh tế chia sẻ không chỉ giúp cuộc sống cá nhân thêm tiện lợi, dễ dàng và thú vị, mà còn mở ra nhiều cơ hội tăng thu nhập. Người tiêu dùng có thêm nhiều lựa chọn về sản phẩm cũng như dịch vụ với mặt bằng chất lượng cao hơn và giá cả cũng phải chăng hơn, nhờ sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. 
Theo nghiên cứu của Công ty kiểm toán PricewaterhouseCoopers tại Anh, doanh thu toàn cầu từ các công ty cung cấp nền tảng ứng dụng kinh tế chia sẻ đạt 15 tỷ USD vào năm 2014 và dự báo đạt tới 335 tỷ USD vào năm 2025, tức là tăng gấp 22 lần trong 10 năm. Tại Mỹ, tổng giá trị các doanh nghiệp tham gia kinh tế chia sẻ tính đến năm 2018 đạt trên 463,9 tỷ USD, chiếm hơn 3% GDP. Còn tại Trung Quốc, quy mô của thị trường kinh tế chia sẻ năm 2015 đã vượt ngưỡng hơn 152 tỷ USD và Chính phủ Trung Quốc kỳ vọng nền kinh tế chia sẻ sẽ đóng góp 10% GDP vào năm 2020. Tại Úc, theo số liệu của Tổ chức nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Úc (CSIRO) đến cuối năm 2018, có hơn 50% dân số nước này từng sử dụng hoặc cung cấp các dịch vụ kinh doanh chia sẻ.

Tiết kiệm tài nguyên, giảm ô nhiễm

Nền kinh tế tại các nước sẽ có tác động tích cực đến môi trường, thông qua việc giảm tổng tài nguyên cần thiết cho các dịch vụ và giảm các chất gây ô nhiễm. Khi tình trạng biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng khó lường, việc chia sẻ xe hơi có thể giúp giảm đến 37% lượng khí các bon thải ra môi trường. 
Một số nhà môi trường học cho rằng, nền kinh tế chia sẻ là một "con đường mới tiềm năng đến sự bền vững". Cơ sở của nhận định này xuất phát từ lợi ích lớn nhất của mô hình kinh tế chia sẻ là việc tiết kiệm tài nguyên thông qua việc sử dụng tiết kiệm tài sản trong toàn bộ vòng đời của nó. 
Ví dụ, các xe cá nhân được dùng cho việc cung cấp dịch vụ cho Uber, Grab, Lyft… giúp tiết kiệm tài nguyên của tài sản. Hay dịch vụ cho thuê thiết bị nông nghiệp của nền tảng Trringo do Công ty ô tô Mahindra & Mahindra ở Ấn Độ đã cho phép nông dân thuê được thiết bị, máy móc nông nghiệp bằng cách gọi điện, góp phần thúc đẩy sự thịnh vượng của vùng nông thôn. Chỉ khoảng 15% trong số 120 triệu nông dân Ấn Độ có khả năng chi trả để sở hữu thiết bị cơ khí nông nghiệp. Vì vậy, nền tảng này đã cho phép những nông dân khác cũng có thể sử dụng được máy móc nông nghiệp với chi phí thấp hơn nhiều. 
Đồng thời, với việc tiết kiệm trong sử dụng tài sản, máy móc, thiết bị, tiết kiệm tài nguyên… các hoạt động kinh tế chia sẻ cũng có tác động tích cực tới môi trường thông qua giảm phát thải khí nhà kính, giảm khối lượng các chất thải ra môi trường. 

Các mô hình kinh tế chia sẻ đã cho thấy được khả năng phục vụ cho sự phát triển của xu hướng phát triển bền vững nói chung trên toàn thế giới. Các cơ chế bán lại, cho thuê, đồng sở hữu, cho thuê hoặc cho vay ngắn hạn… tất cả đều đạt được giá trị lớn nhất là gia tăng được vòng đời sản phẩm. Sự chia sẻ quyền sở hữu ước tính có thể cắt giảm một phần tư các chi phí cá nhân và một phần ba cho các năng lượng phát thải cho sinh hoạt và sử dụng tài nguyên. Các tính toán được chỉ ra rằng, nếu các mô hình chia sẻ được thực hiện dưới các điều kiên thuận lợi, chi phí có thể tiết kiệm tới 7% và giảm lượng chất thải lên tới 20%.

Đơn cử như trong các hoạt động giao thông, các nhà nghiên cứu nhận thấy, từ việc gọi Uber đến sử dụng các công viên và thư viện công cộng, các tài nguyên được chia sẻ có thể cắt giảm mức tiêu thụ năng lượng cá nhân và giúp khắc phục biến đổi khí hậu. Các dịch vụ tham gia giao thông bằng hình thức chia sẻ quyền sở hữu phương tiện ô tô (car sharing) cho thấy việc cắt giảm đáng kể số lượng ô tô và lượng sở hữu ô tô cá nhân tại một số nước như Na Uy, Iceland và Hà Lan..., từ đó, giúp cắt giảm được 5 tấn tấn khí thải CO2 do các khâu sản xuất và bảo trì xe ô tô hàng năm. 
Riêng tại Hà Lan, việc chia sẻ một chiếc xe với 165 thành viên sẽ giúp cho việc cắt giảm khí CO2 lên tới 85 - 175 kg khí thải CO2 cho mỗi thành viên một năm. Ngoài ra, diện tích dành cho dịch vụ đỗ xe được cắt giảm đến 29% do lượng xe ô tô tham gia giao thông giảm xuống, trong khi đó, tổng lượng nhiên liệu phục vụ cho ngành giao thông giảm đi 17% hằng năm. 
Những thống kê này cho thấy, lợi ích của mô hình kinh tế chia sẻ đang phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới. Và Việt Nam cũng dần định hướng thúc đẩy phát triển mô hình này trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Lan tỏa tinh thần bảo vệ môi trường của đạo Tin Lành
(TN&MT) - Cộng đồng đạo Tin Lành Việt Nam đang phát huy nhiều sáng kiến, triển khai những mô hình hay nhằm chung tay với các tôn giáo thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Đừng bỏ lỡ
  • Vietcombank – Kỷ niệm 60 năm và đón nhận Anh hùng Lao động
    Sáng 31/3/2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).
  • Loạt ưu đãi và hỗ trợ tài chính chưa từng có của Đất Xanh Miền Trung trong dịp sinh nhật 12 năm
    Hỗ trợ lãi suất trong 5 năm, chiết khấu lên đến 12% cho các sản phẩm nhà ở đẳng cấp, đặc quyền sử dụng miễn phí hệ sinh thái Regal… là những chính sách khủng được Đất Xanh Miền Trung ban hành trong dịp kỉ niệm 12 năm thành lập (8/04/2011 - 8/04/2023).
  • Ngân hàng hạ lãi suất, bất động sản tan băng
    Thời gian gần đây nhiều ngân hàng thương mại liên tục giảm lãi suất cho vay, theo các chuyên gia đây là tín hiệu tích cực cho thị trường bất động sản.
  • Khen thưởng đột xuất các Đội QLTT trên địa bàn TP. Hà Nội
    Nhằm động viên, khích lệ tinh thần các Đội Quản lý thị trường trong công tác kiểm tra kiểm soát thị trường trên địa bàn thành phố Hà Nội, Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh đã trực tiếp trao tặng giấy khen cho 02 tập thể và 4 cá nhân có thành tích xuất sắc.
  • Nhiệt điện Phú Mỹ hưởng ứng tháng thanh niên 2023
    Vừa qua, Liên Chi đoàn Công ty Nhiệt điện Phú Mỹ đã lập kế hoạch triển khai nhiều chương trình hoạt động tuyên truyền về lịch sử, truyền thống của Đoàn, các hoạt động chào mừng kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2023); tổ chức các hoạt động về nguồn, đền ơn đáp nghĩa.
  • Ana Mandara Cam Ranh liên tiếp có tên trong nhiều đề cử tại các giải thưởng du lịch danh giá hàng đầu thế giới
    Hai giải thưởng lớn World Travel Award hay tạp chí du lịch hàng đầu Travel + Leisure liên tiếp gọi tên nàng thơ bãi Dài Ana Mandara Cam Ranh cho các hạng mục đề cử tại mùa giải năm 2023.
  • Bố trí vốn đối ứng Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành
    Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 30/3/2023 về việc bố trí vốn đối ứng của Dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành.
  • Tạo điều kiện để tiếp cận và đầu tư BĐS tại Phú Thọ
    (TN&MT) - UBND tỉnh Phú Thọ vừa có văn bản số 889/UBND-CNXD yêu cầu các cơ quan trên địa bàn thực hiện Nghị quyết số 33/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản.
  • PV GAS: Gửi tặng gần 400 áo dài cho các cô giáo vùng sâu, vùng xa
    (TN&MT) - Nhằm đẩy mạnh các hoạt động trong “Tuần lễ Áo dài” - Tháng 3/2023 và Chào mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ, Ban Nữ công Công đoàn Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) đã tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng tươi vui và ý nghĩa. Qua đó, chị em phự nữ PV GAS đã quyên góp và ủng hộ gần 400 bộ áo dài/áo dài cho các cô giáo vùng sâu, vùng xa.
  • Petrovietnam: Thúc đẩy NMNĐ Thái Bình 2 vận hành thương mại ngày 1/5/2023
    (TN&MT) - Ngày 30/3, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) Hoàng Quốc Vượng dẫn đầu đoàn công tác Tập đoàn kiểm tra tiến độ vận hành chạy thử Nhà máy Nhiệt điện (NMNĐ) Thái Bình 2, chủ trì giao ban công trường tại nhà máy.
  • Bac A Bank giảm lãi suất vay, tiếp sức kinh doanh
    Hưởng ứng chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong việc hỗ trợ thúc đẩy hoạt động sản xuất, tạo điều kiện để Khách hàng cá nhân dễ dàng tiếp cận các khoản vay phục vụ kinh doanh, tối ưu cơ hội đầu tư phát triển, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) triển khai Chương trình ưu đãi tín dụng “Tiếp sức kinh doanh” áp dụng đối với các khoản vay ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh.
  • PV GAS: Xanh hóa nguồn nhiên liệu cho phát triển
    (TN&MT) - Ngành công nghiệp Khí Việt Nam, mà PV GAS là đơn vị dẫn dắt, đang bước vào giai đoạn mới. Để duy trì và tiếp nối chuỗi phát triển của mình, Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS) đã đưa các sản phẩm năng lượng xanh, thân thiện môi trường ra thị trường... Đây cũng là những hướng đi chiến lược mà PV GAS chú trọng để hưởng ứng các cam kết của Chính phủ Việt Nam tại COP26.
  • Petrovietnam: Sẵn sàng cho cuộc đại chuyển dịch năng lượng
    (TN&MT) - Việt Nam đang trong quá trình chuyển dịch năng lượng để tạo ra một xã hội trung tính với các-bon, thực hiện cam kết giảm thải khí nhà kính theo tinh thần Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26). Trong bối cảnh đó, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) và các đơn vị thành viên đang tích cực, chủ động xây dựng chiến lược cũng như kế hoạch hành động cho cuộc đại chuyển dịch theo đúng định hướng của Đảng và Nhà nước.
  • Petrolimex: Tích cực đầu tư cho chuyển đổi năng lượng
    (TN&MT) - Chuyển đổi năng lượng là lĩnh vực được chọn làm trọng điểm trong thực hiện mục tiêu đạt phát thải ròng bằng “0” tại Việt Nam. Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đã và đang thực hiện xanh hóa sản phẩm, chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
  • PVFCCo: Phát động thi đua sáng tạo bảo dưỡng tổng thể Nhà máy Đạm Phú Mỹ
    (TN&MT) - Nhằm thực hiện nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của Tổng công ty Phân bón và Hoá chất Dầu khí (PVFCCo) trong năm 2023 là bảo dưỡng tổng thể (BDTT) Nhà máy Đạm Phú Mỹ, các tổ chức Đoàn thể bao gồm Công đoàn, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên Tổng Công ty đã tổ chức lễ phát động “Phong trào thi đua 30 ngày đêm lao động sáng tạo BDTT Nhà máy Đạm Phú Mỹ năm 2023”.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO