Truyền thuyết kể rằng, vào thời nhà Trần, ở làng Bối Khê có một phụ nữ sinh được một người con trai. Năm lên 9 tuổi, sau khi bố mẹ mất, người con trai ấy vào tu ở chùa Đại Bi trong làng. Lên 15 tuổi, đến thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, thấy cảnh đẹp, người thiếu niên xin yết kiến và theo học kinh kệ với vị trưởng lão tu tại ngôi chùa trên núi. Sau mười năm học đạo, người thanh niên đó hiểu thấu mọi phép linh thông. Vua Trần nghe tiếng, sắc phong là hòa thượng, đặt hiệu là Đức Minh rồi mời về tu ở chùa trong kinh đô…
Ở sân chùa còn có gác chuông hai tầng, tám mái được xây dựng vào năm Quý Dậu tức năm 1693, do niên hiệu Chính Hòa, đời Lê Hy Tông lập lên, đây là một công trình kiến trúc có giá trị nghệ thuật rất cao. Ngôi chùa ngày nay còn giữ được rất nhiều di vật và tượng quý có tuổi thọ lâu năm. Chùa trăm gian, có cái tên rất bình dân, như đã nói lên được vẻ bề thế của ngôi chùa.
Độc đáo nhất phải kể đến 153 pho tượng trong chùa chủ yếu làm bằng gỗ, một số ít bằng đất nung phủ sơn.
Chùa Trăm Gian là một ngôi chùa cổ, nằm trên ngọn đồi cao. |
Chùa Trăm Gian là một quần thể kiến trúc độc đáo, theo cách tính cứ 4 góc cột là một gian chùa có tất cả 104 gian nhà, chia thành ba cụm kiến trúc chính. |
Chùa Trăm Gian có nhiều hình chạm rồng xen lẫn mây lửa với kiến trúc mặt bằng vuông. |
Hàng năm cứ vào ngày mùng 4 - 6 tháng Giêng chùa lại rộn ràng khai hội. |
Lan can đá chạm rồng và bậc thang dẫn lên chùa cũng làm bằng đá mang nét kiến trúc cổ kính và độc đáo. |
Được biết, một số hạng mục đã được thi công đúng thiết kế, theo đúng quy định của quy chế tu bổ, phục hồi di tích. |
Ở khu vực sân chùa có gác chuông hai tầng tám mái được dựng vào năm Quý Dậu – 1693. |
Phù điêu thập bát La hán tại chùa Trăm Gian được làm bằng gỗ. |
Hiện nay, chùa Trăm Gian được coi là một trong bốn chùa nổi tiếng và linh thiêng nhất xứ Đoài, bên cạnh chùa Thầy, chùa Trầm và chùa Tây Phương. Với lịch sự và kiến trúc giá trị, chùa Trăm Gian đã được xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia. |