Kiến Thụy (Hải Phòng): Đất nông nghiệp biến thành bãi kinh doanh VLXD ngay trước mặt trụ sở xã?

Trường Giang - Xuân Vũ | 17/03/2021, 17:17

(TN&MT) - Hàng trăm mét vuông đất nông nghiệp trở thành bãi tập kết, kinh doanh vật liệu xây dựng ngay trước mặt trụ sở UBND xã Đại Hà, huyện Kiến Thụy (Hải Phòng), ngang nhiên hoạt động trái phép, mất an toàn giao thông trong nhiều năm mà không hề bị xử lý.

Nhiều hộ dân tại xứ Đồng nội, thôn Ngọc Liễn, xã Đại Hà, huyện Kiến Thụy phản ảnh, vài năm trở lại đây, xuất hiện bãi tập kết, kinh doanh vật liệu xây dựng rộng hàng trăm mét vuông trên đất nông nghiệp. Hàng ngày xe chở vật liệu hàng chục tấn chạy ầm ĩ, phá nát đường thôn, mất an toàn giao thông. Vào những ngày trời nắng nóng, bãi cát hàng ngàn khối này bị gió cuốn bụi mù đường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người dân nơi đây.

Tìm hiểu sự việc, PV ghi nhận cả ngàn mét vuông đất nông nghiệp tại thôn Ngọc Liễn bị san lấp, tập kết vật liệu cát, gạch… đúng như người dân phản ảnh. Không chỉ vậy, trên khu đất trên còn quây tôn, dựng nhà trái phép.

Hàng ngàn mét vuông đất nông nghiệp bị xâm phạm tập kết kinh doanh vật liệu tại thôn Ngọc Liễn, xã Đại Hà, huyện Kiến Thụy

Không chỉ vậy, trên khu đất trên còn quây tôn, dựng nhà trái phép.

Trao đổi với PV Báo TN&MT, ông Phạm Đức Tô - Chủ tịch UBND xã Đại Hà, cho biết: Chủ bãi kinh doanh vật liệu trên là ông Phạm Đức Hộ, sinh năm 1976 trú tại Đội 4, thôn Ngọc Liễn. Ngày 26/9/2017 ông Hộ có làm đơn trình UBND xã Đại Hà để xin thuê 900 m2 đất nông nghiệp tại vị trí xứ Đồng nội, đội 4, thôn Ngọc Liễn, xã Đại Hà.

Trên cơ sở nguyện vọng của người dân, ngày 27/09/2017, UBND xã Đại Hà đã kí hợp đồng giao khoán số 02/HĐGK theo đó đồng ý cho ông Hộ thuê 900m2 đất tại xứ Đồng nội, đội 4, thôn Ngọc Liễn, xã Đại Hà (thuộc quỹ đất 5% do UBND xã Đại Hà quản lý) với mục đích trồng lúa, rau màu. Thời hạn thuê 05 năm (từ ngày 27/09/2017 đến 27/09/2022), trả tiền thuê đất hàng năm.

Thừa nhận việc buông lỏng quản lý, ông Tô đổ lỗi cho lãnh đạo tiền nhiệm xã Đại Hà: “ Việc sai phạm của ông Hộ đã xảy ra từ lâu, năm 2017 xã cho thuê đất thì đến năm 2018 ông Hộ bắt đầu đổ đất san lấp, mỗi lúc một chút. Lãnh đạo xã cũng nhắc nhở nhưng do bận công việc nên các ‘sếp’ không quyết liệt xử lý… còn mình thì mới lên nên chưa nắm hết được”.

Cũng theo ông Tô, đến thời điểm hiện tại, xã Đại Hà chưa có bất kỳ một văn bản nào để xử lý các sai phạm nêu trên, chưa có văn bản báo cáo Huyện, mọi việc mới chỉ dừng lại ở nhắc nhở “miệng”.

Bằng mắt thường, ngay từ trụ sở UBND xã nhìn rất rõ bãi kinh doanh vật liệu trái phép.

Trên tuyến đường liên xã gần trụ sở UBND xã Đại Hà cũng ghi nhận nhiều bãi vật liệu trái phép, lấn chiếm vỉa hè.

Được biết, ông Tô có thời gian dài công tác tại xã, thời điểm ông Hộ xâm phạm đất nông nghiệp để kinh doanh vật liệu trái phép thì ông Tô là Phó Chủ tịch xã Đại Hà phụ trách nhiều lĩnh vực trong đó có quản lý đất đai.

Điều đáng nói, sai phạm này không hề khó phát hiện. Từ phòng của Chủ tịch UBND xã Đại Hà, bằng mắt thường đã có thể nhìn rất rõ bãi tập kết vật liệu xây dựng với cát, gạch ngổn ngang… nhưng không hiểu sao hành vi xâm phạm đất đai của ông Hộ bị chính quyền xã “ngó lơ” suốt một thời gian dài?.

Trước bức xúc của nhân dân, đề nghị TP Hải Phòng, huyện Kiến Thụy sớm có chỉ đạo giải quyết dứt điểm.

Báo Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục thông tin.

Bài liên quan
  • Đà Nẵng: “Nóng” khai thác vàng trái phép, chính quyền ra tay
    (TN&MT) - Sau Khe Đương hồi giữa năm 2020, từ đầu năm đến nay, chính quyền và ngành chức năng huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng tiếp tục phát hiện dấu hiệu khai thác vàng trái phép tại khu vực rừng Cà Nhông thuộc địa bàn xã Hòa Bắc. Theo cơ quan kiểm lâm, tình hình có dấu hiệu phức tạp khi các đối tượng thường xuyên lén lút vào rừng, tận dụng các hầm khai thác vàng cũ hoặc thăm dò, đào các hầm mới để thực hiện việc đãi vàng trái phép.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đại biểu Vương Thị Hương: Tháo gỡ vướng mắc chính sách để hỗ trợ đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Phát biểu thảo luận tổ sáng 24/5, đại biểu Vương Thị Hương (Đoàn ĐBQH Hà Giang) cho rằng bên cạnh những chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thì vẫn còn một số bất cập, vướng mắc đề nghị Chính phủ tiếp tục tháo gỡ để đạt được các mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
  • Chi nhánh Công ty Toàn Cầu tại Nghệ An: Liên tục lấn chiếm hành lang ATGT ?
    Hàng trăm container được tập kết, chiếm dụng hành lang ATGT trên tuyến đường tỉnh 536 đoạn trước mặt chi nhánh Công ty Toàn Cầu ở huyện Nghi Lộc (tỉnh Nghệ An). Dù đã bị xử phạt nhiều lần, nhưng đơn vị này vẫn liên tục tái diễn tình trạng trên khiến người dân hết sức bức xúc.
  • Quảng Ngãi: Hàng trăm người dân “khát” nước sạch giữa thành phố
    Nhiều năm qua, hàng trăm hộ dân ở xã Nghĩa Phú (TP. Quảng Ngãi) phải sống trong tình trạng “khát” nước sạch.
  • Vi phạm đất đai của gia đình Bí thư xã Vạn Thái: Hé lộ thêm nhiều sai phạm
    (TN&MT) - Tại Kết luận số 22/KL-UBND ngày 03/3/2023, UBND TP Hà Nội khẳng định, phần diện tích đất vi phạm của gia đình Bí thư xã Vạn Thái được chính quyền địa phương cho chuyển đổi mục đích sử dụng cũng như cho thuê thầu không đúng quy định.
  • Hà Nam: Trả lại mỹ quan và môi trường cho tuyến đường liên thôn
    (TN&MT) - Những bao rác với đủ loại từ chất thải sinh hoạt đến phế thải xây dựng tràn cả ra gần nửa phần đường liên thôn thuộc thị trấn Bình Mỹ (Bình Lục - Hà Nam).
  • Luật sư nói về sự bất công trong bồi thường dự án mở rộng Quốc lộ 1A
    (TN&MT) - Luật sư Hoàng Tùng, Trưởng Văn phòng luật sư Trung Hòa (Đoàn luật sư TP. Hà Nội) cho rằng, trường hợp cá nhân, hộ gia đình có nguồn gốc sử dụng đất giống nhau và cùng được người thân tặng cho nhưng hộ thì được mua đất tái định cư, hộ thì không được mua đã thể hiện sự bất công trong quá trình áp dụng pháp luật của cơ quan có thẩm quyền.
  • Thông tin tiếp vụ việc xây nhà lên vỉa hè ở Hải Dương: Chính quyền cần xử lý dứt điểm
    (TN&MT) - Ngày 11/4, Báo Tài nguyên và Môi trường đã có bài: “Hải Dương: Nhà tầng “mọc” trên vỉa hè” khiến người dân Khu phố Trương Hán Siêu, TP. Hải Dương bức xúc có đơn thư gửi đến Báo Tài nguyên và Môi trường, cơ quan chức năng Hải Dương về việc hộ gia đình bà Đỗ Thị Hoa xây nhà tầng lên gần hết diện tích vỉa hè, mất mỹ quan đô thi. Phóng viên tiếp tục tìm hiểu và phát hiện nhiều sai sót liên quan trong vụ việc này.
  • Hà Đông (Hà Nội): Sớm giải quyết quyền và lợi ích cho người dân
    Từ khi UBND phường Hà Cầu, UBND quận Hà Đông đầu tư xây dựng công trình phụ trợ Nhà văn hóa Hà Trì 4 đã sử dụng đất của người dân 15 năm qua nhưng đến nay vẫn chưa bồi thường, giải quyết quyền và lợi ích chính đáng cho người dân, khiến dư luận nơi đây vô cùng búc xúc.
  • Tiếp bài “Núp bóng doanh nghiệp để phá rừng ở Bắc Kạn”: Tổng cục Lâm nghiệp kiến nghị xử lý nghiêm
    Như Báo Tài nguyên và Môi trường đã phản ánh: Tổ liên ngành đã ập vào bắt quả tang một số đối tượng đang khai thác gỗ trái phép sát với Công ty TNHH Hoàng Nam. Để tiếp cận được xưởng xẻ gỗ bắt buộc phải đi qua cổng của Công ty TNHH Hoàng Nam và manh động hơn, các đối tượng đã kéo điện lưới 3 pha từ công ty này để sử dụng.  Mới đây, Tổng cục Lâm nghiệp đã có Công văn đề nghị xử lý nghiêm hành vi phá rừng.
  • Xã Tứ Hiệp -Thanh Trì: Cần công bằng trong bồi thường dự án mở rộng Quốc lộ 1A
    Nhiều hộ dân có cùng điều kiện, tiêu chí nhưng UBND huyện Thanh Trì, Tp. Hà Nội lại áp dụng các phương án tái định cư khác nhau. Điều này dẫn tới khiếu nại kéo dài và gây bức xúc cho người dân.
  • Đề nghị xử lý nghiêm vi phạm đất đai tại quận Tây Hồ, Hà Nội
    (TN&MT) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Hà Nội vừa ban hành văn bản đề nghị quận Tây Hồ chỉ đạo kiểm tra, rà soát, kiên quyết xử lý dứt điểm, triệt để các vi phạm đất đai, đê điều trên địa bàn.
  • Hải Dương: Nhà tầng “mọc” trên vỉa hè
    (TN&MT) - Người dân sinh sống tại khu phố Trương Hán Siêu, phường Quang Trung và Nhị Châu, TP. Hải Dương, tỉnh Hải Dương bức xúc, gửi đơn thư tới Báo Tài nguyên và Môi trường, phản ánh về việc gia đình bà Đỗ Thị Hoa, xây dựng nhà lấn gần hết phần vỉa hè đã được quy hoạch.
  • Bắc Kạn: Núp bóng doanh nghiệp để phá rừng tự nhiên?
    (TN&MT) - Sau khi nhận được thông tin từ người dân, tổ liên ngành gồm: Kiểm lâm, Công an huyện Chợ Đồn đã có mặt tại khoảnh rừng tiếp giáp với Công ty TNHH Hoàng Nam, thôn Cốc Thử, xã Ngọc Phái để kiểm tra. Lực lượng chức năng bước đầu đã tạm giữ một đối tượng, đồng thời xác định có một xưởng cưa rộng gần 100 m2,có lắp điện lưới 3 pha, nhiều gỗ được xẻ thành hình hộp và nhiều tang vật khác.
  • Chợ Mới (Bắc Kạn): Nhà xưởng tự phát mọc la liệt
    (TN&MT) - Thời gian qua, trên địa bàn huyện Chợ Mới xuất hiện hàng chục nhà xưởng lớn nhỏ để phục vụ sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Đặc biệt, các nhà xưởng đều xây dựng trên đất lâm nghiệp, hàng ngày “hồn nhiên” xả khí thải, nước thải ra môi trường, mặc cho người dân ý kiến nhưng đến nay các xưởng vẫn hoạt động, thách thức dư luận.
  • TP. Thanh Hóa: Cần xử lý nghiêm trạm đúc bê tông trái phép sát khu dân cư
    Trạm sản xuất cọc bê tông mang tên Công ty Mạnh Phát tại phường Quảng Phú, TP. Thanh Hóa (Thanh Hóa) hoạt động sai mục đích sử dụng đất suốt thời gian qua. Không những vậy, người dân địa phương còn phản ánh đơn vị sử dụng xe vận chuyển có trọng tải lớn, tiềm ẩn nguy cơ hư hỏng đường, gây ô nhiễm môi trường.
  • Thừa Thiên – Huế: Dân sống chung với ô nhiễm từ những “núi than” ở cảng Thuận An
    Hằng ngày, những xe chở than về cảng Thuận An (tỉnh Thừa Thiên – Huế) để tập kết, bụi mù mịt, ô nhiễm môi trường... khiến cuộc sống người dân xung quanh khổ sở.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO