Kiến nghị xử lý gần 4.000 tỷ đồng liên quan sai phạm đất đai tại Hà Nội

Thùy Linh | 29/07/2021, 10:48

(TN&MT) - Qua kiểm tra 38 dự án bất động sản tại Hà Nội, Thanh tra Chính phủ phát hiện 20 dự án có vi phạm quy hoạch xây dựng, số tiền kiến nghị xử lý về tài chính đất đai lên tới 3.974 tỉ đồng.

Thanh tra Chính phủ vừa công bố kết luận thanh tra một số dự án đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn vay; việc chuyển đổi, chuyển nhượng nhà đất của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, nhà đất có vị trí đắc địa sang mục đích khác tại TP Hà Nội, giai đoạn 2003-2016.

Theo kết luận thanh tra, hàng loạt dự án tại Hà Nội có vi phạm quy hoạch xây dựng như dự án nhà ở kinh doanh kết hợp dịch vụ thương mại tại lô đất 2.6 - NO Lê Văn Lương; chung cư cao tầng và trung tâm thương mại - văn phòng 250 Minh Khai; trung tâm thương mại dịch vụ, văn phòng và nhà ở cao tầng số 87 đường Lĩnh Lam; khu nhà ở cao tầng, văn phòng làm việc và nhà ở thấp tầng 89 phố Thịnh Liệt; dự án văn phòng làm việc và cho thuê tại 210 Trần Quang Khải và 17 Tôn Đản; dự án Sakura Tower số 47 Vũ Trọng Phụng…

Dự án C3 Nam Trung Yên  (Hà Nội) dính nhiều sai phạm.

Các lỗi vi phạm phổ biến là xây vượt số tầng được cấp phép, xây sai mật độ xây dựng, sai hệ số sử dụng đất, xây thêm tầng hầm, tầng kỹ thuật, nâng chiều cao các tòa nhà.

Trong đó có 10 dự án xây thêm tầng kỹ thuật không đúng với quy hoạch đã được phê duyệt. Một số chủ đầu tư dự án tự ý chuyển đổi công năng tầng kỹ thuật thành trung tâm thương mại, văn phòng, dịch vụ nhưng chưa được TP Hà Nội và các cơ quan chức năng thu tiền sử dụng đất, gây thất thoát ngân sách nhà nước.

Có 11 dự án xây dựng công trình tầng hầm vượt chỉ giới xây dựng, vi phạm quy định của Chính phủ về quản lý không gian xây dựng ngầm.

Việc xác định tiền sử dụng đất của 38 dự án theo kết luận thanh tra có nhiều sai phạm, dẫn đến chủ đầu tư các dự án được hưởng lợi lớn trong khi ngân sách nhà nước thất thu số tiền lớn. Số tiền thất thu cơ quan thanh tra tạm tính đối với 30/38 dự án khoảng 1.480 tỉ đồng.

Khi kiểm tra 38 dự án, Thanh tra Chính phủ phát hiện 8 dự án còn nợ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền phạt chậm nộp khoảng 1.951 tỉ đồng. Qua phát hiện của đoàn thanh tra, một số chủ đầu tư đã nộp bổ sung 1.106 tỉ đồng, số tiền còn nợ hiện nay hơn 844 tỉ đồng.

Thanh tra Chính phủ cho rằng, Sở Quy hoạch - Kiến trúc chấp thuận phương án kiến trúc không tuân thủ quy định của pháp luật và Sở Xây dựng cấp phép xây dựng theo phương án kiến trúc cho 10 dự án có thêm các tầng kỹ thuật không đúng với quy hoạch đã được phê duyệt.

Công tác quản lý quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng chưa được chú trọng; việc thực hiện quy hoạch chi tiết được duyệt, quá trình triển khai thiếu kiểm tra đôn đốc các chủ đầu tư, có dấu hiệu tự điều chỉnh quy hoạch, tự ý điều chỉnh mục đích sử dụng đất, sử dụng không đúng công năng, mục đích, ảnh hưởng đến cộng đồng, gây thất thu ngân sách nhà nước.

Thanh tra Chính phủ kết luận, trách nhiệm thuộc UBND Thành phố Hà Nội, các Sở ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường.

Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Xây dựng tổ chức kiểm điểm trách nhiệm trong việc hướng dẫn và thẩm định một số dự án; giao UBND TP.Hà Nội tổ chức kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, cá nhân qua các thời kỳ, đồng thời chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, cá nhân qua các thời kỳ trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, tham mưu, đề xuất, thiếu kiểm tra, đôn đốc, chậm phát hiện xử lý các sai phạm trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo kết luận thanh tra

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Lan tỏa tinh thần bảo vệ môi trường của đạo Tin Lành
(TN&MT) - Cộng đồng đạo Tin Lành Việt Nam đang phát huy nhiều sáng kiến, triển khai những mô hình hay nhằm chung tay với các tôn giáo thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Đừng bỏ lỡ
  • Gia đình trẻ TP.HCM chuộng căn hộ sắp bàn giao, thanh toán “nhẹ”
    (TN&MT) - Với tâm lý “ăn chắc mặc bền”, nhiều gia đình trẻ hiện nay lựa chọn những căn hộ đã hoàn thiện cơ bản, sắp bàn giao để “mắt thấy, tay sờ” trước khi quyết định xuống tiền. Dòng sản phẩm này giúp khách hàng yên tâm hơn trong bối cảnh rất nhiều dự án trên thị trường chậm tiến độ.
  • Tân Uyên đẩy mạnh đầu tư hạ tầng, đô thị sau khi lên thành phố
    (TN&MT) - Chính quyền Tân Uyên tích cực đẩy mạnh đầu tư hạ tầng giao thông, chỉnh trang đô thị, khai thác nguồn lực công nghiệp - dịch vụ chất lượng cao, đặc biệt sau Nghị quyết thành lập thành phố.
  • Đưa dự án bất động sản về đích: Khó chồng khó
    Trong bối cảnh thị trường căn hộ Hà Nội đang rất ảm đạm vì nguồn cung khan hiếm thì những dự án đang triển khai và sắp “bung hàng” được kỳ vọng sẽ giải tỏa phần nào áp lực nguồn cung. Tuy nhiên, nhiều chủ đầu tư đang gặp khó khăn, vướng mắc khi đưa dự án về đích đúng hạn. Để bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Trọng Tấn, Chủ tịch Công ty Cổ phần KLB – đơn vị đang triển khai một tổ hợp chung cư lớn trên địa bàn TP. Hà Nội.
  • Dự án bất động sản nào có cơ hội tăng giá trong năm 2023?
    Các nhà đầu tư tin tưởng, trong năm nay, các dự án sở hữu ưu thế vượt trội về vị trí, tiến độ, tiện ích vẫn nắm giữ nhiều cơ hội gia tăng giá trị, giúp thị trường tăng nhiệt trở lại.
  • Thị trường BĐS đối mặt với làn sóng “cắt lỗ”: Phân khúc chung cư vẫn “sống khỏe”
    (TN&MT) - Trái ngược với những phân khúc như đất nền, bất động sản (BĐS) nghỉ dưỡng... đang phải đối mặt với làn sóng “cắt lỗ” do thị trường BĐS gặp nhiều khó khăn, thì phân khúc căn hộ chung cư tại khu vực phía Nam nói chung, nhất là tại đô thị lớn như TP.HCM dường như đang có xu hướng ngược lại khi giá căn hộ không những không giảm mà còn tăng lên dù tính thanh khoản thấp.
  • Sức hút của những đô thị sôi động bên sông
    (TN&MT) - Bên những dòng sông trong lành yên ả, những tuyến phố sôi động luôn được ví như “trái tim” chứa đựng linh hồn của nhịp sống hiện đại, hội tụ những giá trị đắt giá của cả quá trình phát triển đô thị phồn vinh.
  • Thị trường bất động sản sẽ “ấm” dần từ giữa quý 3/2023
    (TN&MT) - Theo dự báo của chuyên gia, nhờ sự vào cuộc của Chính phủ tháo gỡ điểm nghẽn về pháp lý và về chính sách tín dụng, thị trường bất động sản (BĐS) cả nước nói chung và TP.HCM nói riêng sẽ “ấm” dần lên từ quý 3/2023.
  • Sửa đổi Luật kinh doanh BĐS 2014: Đảm bảo an toàn pháp lý trong giao dịch BĐS
    (TN&MT) - Luật Kinh doanh bất động sản 2014 sau 8 năm đi vào thực thi đã bộc lộ nhiều bất cập.
  • Nhà đầu tư bất động sản thấy “cơ trong nguy” khi thị trường thanh lọc
    Năm 2023, thị trường bất động sản có nhiều động lực phục hồi nhưng sẽ có sự thanh lọc mạnh mẽ. Những nhà đầu tư chuyên nghiệp, có tiềm lực tài chính, biết lựa chọn các sản phẩm giàu tiềm năng sẽ tiếp tục “bội thu” trên thương trường.
  • Chính phủ dành 120 nghìn tỷ đồng phát triển nhà ở xã hội
    Chính phủ vừa quyết định giao Ngân hàng Nhà nước triển khai gói tín dụng ưu đãi 120.000 tỉ đồng cho phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và cải tạo chung cư cũ.
  • Thị trường BĐS 2023: Phân khúc nào sẽ là “điểm sáng”?
    (TN&MT) - Thị trường bất động sản (BĐS) tại khu vực phía Nam nói chung, TP.HCM nói riêng hiện đang gặp nhiều khó khăn về vấn đề pháp lý, tín dụng..., các chuyên gia cho rằng, nhà đầu tư nên chọn phân khúc trung và dài hạn, hướng đến những sản phẩm có giá trị thực về lâu dài, nhất là đầu ra được hanh thông.
  • Mega Complex – Mô hình dẫn dắt thị trường bất động sản trong chu kỳ tăng trưởng mới
    Trong chu kỳ tăng trưởng mới của thị trường bất động sản, tổ hợp thương mại - vui chơi - giải trí theo mô hình Mega Complex tại siêu quần thể đô thị biển Vinhomes Ocean Park 1, 2, 3 đang dẫn đầu danh sách tìm kiếm của các nhà đầu tư.
  • Tập đoàn Geleximco nhiều dự án nhà ở tiếp tục ghi dấu ấn
    Với quỹ sản phẩm nhà ở phong phú và chất lượng, Geleximco đang không ngừng khẳng định uy tín của mình trên thị trường bất động sản. Nhiều dự án đi vào hoạt động đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng “thượng đế”.
  • Lãi suất đồng loạt giảm, bất động sản sắp bùng nổ trở lại?
    Lãi suất giảm, ngân hàng mở room tín dụng cùng loạt giải pháp gỡ khó được nhà nước tăng cường... là những tín hiệu tích cực hứa hẹn sự ấm dần lên của thị trường bất động sản.
  • Doanh nghiệp địa ốc rục rịch bung hàng, thị trường hy vọng có luồng gió mới
    (TN&MT) - Trong bối cảnh thị trường bất động sản (BĐS) phía Nam đang rơi vào cảnh ảm đạm, những tháng đầu năm 2023, nhiều doanh nghiệp địa ốc đã phát ra tín hiệu bung hàng. Điều này đã tạo ra nhiều tín hiệu lạc quan, đồng thời nguồn cung vốn khan hiếm sẽ được cải thiện đáng kể.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO