Kiến nghị mở rộng Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội

Tống Minh | 20/02/2020, 13:49

(TN&MT) - 16 tổ chức hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn tại Việt Nam vừa gửi văn bản kiến nghị Chủ tịch UBND TP.Hà Nội, Giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Hà Nội quan tâm, chỉ đạo để nhanh chóng triển khai thực hiện dự án mở rộng Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã (ĐVHD) Hà Nội.

16 tổ chức này bao gồm: Tổ chức Động vật Châu Á, Trung tâm hành động liên kết vì môi trường và phát triển, Trung tâm bảo tồn động vật hoang dã nước Việt, tổ chức Freeland, Tổ chức Free the bears, Trung tâm con người và thiên nhiên, Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn động vật hoang dã…

Với diện tích 1 ha, Trung tâm cứu hộ ĐVHD Hà Nội hiện đang chăm sóc hơn 400 cá thể ĐVHD.

Mở rộng để đảm bảo khả năng và hiệu quả cứu hộ ĐVHD

Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội được thành lập từ năm 1996 và được tổ chức lại vào năm 2013 của UBND thành phố Hà Nội. Đây là một trong những đơn vị đầu tiên trên cả nước được thành lập thực hiện chức năng cứu hộ, bảo tồn, nhân nuôi sinh sản, tổ chức nghiên cứu nguồn ĐVHD các thế hệ sau (F2).

Từ khi thành lập, Trung tâm cứu hộ ĐVHD Hà Nội luôn sẵn sàng tiếp nhận, chăm sóc và cứu chữa cho các cá thể ĐVHD do săn bắt, buôn bán, vận chuyển bất hợp pháp bị tịch thu hoặc ĐVHD do các tổ chức, cá nhân tự nguyện chuyển giao, hiến tặng để cứu hộ. Theo yêu cầu của cơ quan chức năng địa phương, các cán bộ trung tâm vẫn tiến hành cứu hộ và tiếp nhận ĐVHD từ khắp các địa phương trên cả nước.

Trong nhiều trường hợp, ĐVHD được các trung tâm cứu hộ khác tiếp nhận nhưng sau đó vẫn được chuyển giao đến Trung tâm cứu hộ ĐVHD Hà Nội do không đủ năng lực chuyên môn và kỹ thuật chăm sóc, cứu hộ loài ĐVHD đó. Tình trạng buôn bán ĐVHD trái phép đang diễn biến phức tạp như hiện nay đặt ra nhu cầu cứu hộ ĐVHD rất lớn. Tuy nhiên, với diện tích 1 ha và hiện đang chăm sóc hơn 400 cá thể ĐVHD (hơn 30 loài) trong đó có nhiều loài thú lớn như hổ, gấu… đã tạo ra nhiều áp lực đối với Trung tâm cứu hộ ĐVHD Hà Nội.

Trong thời gian qua, Trung tâm cứu hộ ĐVHD Hà Nội đã tiến hành tái thả thành công rất nhiều loài ĐVHD về lại môi trường tự nhiên. Tuy nhiên, việc phục hồi chức năng của ĐVHD (cả về sức khỏe và bản năng tự nhiên) để tái thả đòi hỏi không gian và diện tích rộng lớn hơn. Vì vậy, nếu việc mở rộng Trung tâm được thực hiện, tỷ lệ tái thả ĐVHD tại Trung tâm còn có thể cao hơn.

Mặt khác, các yêu cầu và tiêu chuẩn quốc tế về phúc lợi động vật trong nuôi, nhốt ĐVHD đang ngày càng được nâng cao. Là một đơn vị có cơ sở vật chất tốt nhất trong các trung tâm cứu hộ thuộc khối Nhà nước, nhưng cơ sở vật chất của Trung tâm cứu hộ ĐVHD Hà Nội vẫn chưa đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế. Việc mở rộng Trung tâm cứu hộ ĐVHD Hà Nội sẽ tạo điều kiện để Trung tâm tiến hành quy hoạch lại hệ thống chuồng trại phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế để nâng cao phúc lợi cho các loài ĐVHD được nuôi nhốt tại đây.

Tạo tiền đề cho hoạt động nghiên cứu, nhân nuôi

Một trong những chức năng quan trọng của Trung tâm cứu hộ ĐVHD Hà Nội là nhân nuôi sinh sản ĐVHD phục vụ mục đích bảo tồn. Với nguồn gen các loài ĐVHD đa dạng, phong phú trong đó có nhiều loài ĐVHD đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm được nuôi, nhốt tại Trung tâm, Trung tâm cứu hộ ĐVHD Hà Nội có nhiều cơ hội để thực hiện hoạt động nghiên cứu, nhân nuôi ĐVHD phục vụ mục đích bảo tồn. Tuy nhiên, hiện hoạt động này chưa được triển khai tại Trung tâm do đòi hỏi nhiều không gian.

Việc mở rộng Trung tâm cứu hộ ĐVHD Hà Nội cùng với việc tăng cường các thông tin trực quan về các loài ĐVHD cũng sẽ phát triển tiềm năng du lịch, hỗ trợ hoạt động nâng cao nhận thức cũng như tạo điều kiện cho các chương trình trao đổi quốc tế và xin tài trợ cho các hoạt động của Trung tâm để góp phần giảm bớt áp lực cho ngân sách Nhà nước.

Vì vậy, 16 tổ chức hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn tại Việt Nam kiến nghị Chủ tịch UBND TP.Hà Nội, Giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Hà Nội chỉ đạo các cơ quan chức năng nhanh chóng triển khai thực hiện dự án mở rộng Trung tâm cứu hộ ĐVHD Hà Nội trong năm 2020 cũng như nâng cao khả năng và chất lượng cứu hộ ĐVHD tại Việt Nam.

Năm 2016, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 4482/UBND-KT, trong đó đồng ý về mặt nguyên tắc việc mở rộng Trung tâm cứu hộ ĐVHD Hà Nội để tăng cường cơ sở hạ tầng kỹ thuật, góp phần nâng cao hiệu quả công tác cứu hộ tại chỗ cũng như nuôi bán hoang dã các loài động vật tại đây. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có động thái nào từ các cơ quan chức năng có liên quan trong việc giải phóng mặt bằng và thực hiện dự án nói trên.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Tăng cường quyền tiếp cận sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số
(TN&MT) - Tổ chức Helvetas vừa phối phối hợp với Liên minh Đất đai LANDA/Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Cộng đồng Nông thôn (CCRD) tổ chức Hội thảo Kết thúc dự án “Tăng cường quyền tiếp cận sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số” (L4A) tại thành phố Hòa Bình, tình Hòa Bình.
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội: Vận động người dân chấp thuận đền bù nâng công suất bãi rác Xuân Sơn
    Ngày 29-5, đại diện lãnh đạo UBND huyện Ba Vì (Hà Nội) cho biết, địa phương đang tuyên truyền rộng rãi và áp đơn giá đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng sau khi UBND thành phố Hà Nội ban hành Kết luận về chính sách hỗ trợ phục vụ công tác giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện Dự án di dân vùng ảnh hưởng môi trường (bán kính 500m) của bãi chôn lấp rác thải huyện Ba Vì kết hợp trồng cây xanh tạo hành lang cách ly.
  • “Mô hình ngôi nhà xanh” bảo vệ môi trường, hỗ trợ gia đình khó khăn
    (TN&MT) – “Mô hình ngôi nhà xanh” là một trong những mô hình sáng tạo, mang lại hiệu quả của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Yên Bái nhằm hạn chế rác thải nhựa và tạo được nguồn quỹ hỗ trợ các hội viên và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương.
  • Thời tiết 29/5: Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có mưa rào rải rác
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, dự báo thời tiết ngày 29/5 tại các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có mây, sáng sớm có mưa rào rải rác và có nơi có dông; sau có mưa rào và dông vài nơi; ngày có nắng, vùng núi phía Tây có nơi nắng nóng. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
  • Hàng trăm đoàn viên thanh niên Sơn La ra quân Ngày Chủ nhật xanh
    (TN&MT) - Ngày 28/5, tuổi trẻ toàn tỉnh Sơn La đã đồng loạt triển khai các hoạt động ra quân Ngày Chủ nhật xanh toàn quốc lần thứ 2, hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, ngày Đại dương thế giới, Tháng hành động vì môi trường 2023.
  • Khối thi đua số I và II Bộ TN&MT hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới và Ngày Đại dương Thế giới
    (TN&MT) - Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6), Ngày Đại dương thế giới (8/6) và Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam năm 2023, sáng 28/5 tại Thanh Hóa, các Khối thi đua số I, Khối thi đua số II Bộ TN&MT phối hợp với Sở TN&MT Thanh Hoá, UBND TP Sầm Sơn (Thanh Hóa), Trường Đại học TN&MT Hà Nội tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng.
  • Thời tiết ngày 28/5: Nam Bộ tiếp tục mưa to, Bắc Bộ nắng trở lại
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/5, thời tiết Nam Bộ nhiều mây, ngày nắng gián đoạn, trong ngày có mưa rào nhiều nơi. Riêng Bắc Bộ nắng nóng xuất hiện trở lại nhiều nơi.
  • Lan tỏa tình yêu với môi trường Hà Nội
    (TN&MT) - Nhóm “Hà Nội Xanh” được anh Nguyễn Tiến Huy thành lập xuất phát từ tình cảm với môi trường Hà Nội khi anh thấy các  sông, kênh mương đang gánh sức nặng ô nhiễm từ nhiều nguồn thải...
  • Đồng bào công giáo Vạn Hoà chung tay vì môi trường xanh - sạch - đẹp
    (TN&MT) - Sống “tốt đời đẹp đạo” chung tay vì một môi trường xanh - sạch - đẹp, nếp sống văn hóa là những hành động thiết thực mà bà con giáo dân xã Vạn Hòa (TP. Lào Cai) đã và đang đồng hành cùng chính quyền thực hiện.
  • Phát triển điện gió ngoài khơi hướng tới mục tiêu giảm phát thải
    (TN&MT) - Theo Quy hoạch điện VIII vừa được phê duyệt, đến năm 2030, công suất điện gió ngoài khơi phục vụ nhu cầu trong nước đạt khoảng 6.000MW, định hướng đến năm 2050 đạt 70.000 - 91.500MW với điều kiện công nghệ phát triển nhanh, giá điện và chi phí truyền tải hợp lý. Việc hiện thực hóa mục tiêu phát triển ngành công nghiệp điện gió dài hạn sẽ góp phần giảm thiểu hàng triệu tấn các-bon từ nhiệt điện.
  • Phú Thọ ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước
    (TN&MT) - Nhằm ứng phó với nguy cơ thiếu hụt nguồn nước, nắng nóng và khô hạn có thể xuất hiện trong thời gian tới, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ đã ký ban hành Văn bản số 1854/UBND-CNXD về việc chủ động triển khai các giải pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước.
  • Thời tiết ngày 26/5: Bắc Bộ ít mưa, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa giông
    (TN&MT) - Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm nay (26/5), ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và giông, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 70mm (thời gian mưa giông tập trung vào chiều và tối).
  • Thiết lập cơ sở quản lý, sử dụng tiền hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải
    (TN&MT) - Nhằm thiết lập cơ sở pháp lý cho việc quản lý, sử dụng đóng góp tài chính hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đang xây dựng dự thảo Thông tư ban hành Quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải.
  • Trấn Yên (Yên Bái): Triển khai mô hình điểm phân loại rác thải tại nguồn
    (TN&MT) - Sáng 25/5, Hội Phụ nữ huyện Trấn Yên (Yên Bái) đã phối hợp với UBND xã Minh Quán tổ chức Hội nghị ra mắt mô hình điểm phân loại rác thải tại nguồn và hướng dẫn quy trình ủ rác hữu cơ bằng ứng dụng công nghệ vi sinh theo mô hình thùng ủ tại thôn 8.
  • Dạy nghề… bảo tồn động vật hoang dã
    (TN&MT) - Để bảo tồn có thể trở thành một nghề nghiệp phổ biến tại Việt Nam, trong 4 năm qua, một khóa học về phòng chống buôn bán động vật hoang dã trái phép đều đặn được tổ chức, giúp các bạn trẻ đam mê với thiên nhiên hoang dã có cái nhìn toàn diện hơn về công việc này.
  • Thanh Hóa: Trồng rừng gỗ lớn thích ứng biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Việc xây dựng và triển khai đề án trồng rừng gỗ lớn ở huyện Như Thanh và Như Xuân (Thanh Hóa) đã cho thấy không những phát huy hiệu quả kinh tế, chống xói mòn, rửa trôi đất, ổn định kinh tế hộ gia đình, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo… mà còn là “công cụ” để thích ứng biến đổi khí hậu.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO