Kiểm kê, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014: Kiểm kê chi tiết đất trồng lúa nước

04/12/2014, 00:00

(TN&MT) - Bộ TN&MT đã ban hành Kế hoạch số 02 hướng dẫn thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 trên phạm vi cả nước.

   
(TN&MT) - Để triển khai thực hiện và Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 01/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 và Điều 34 của Luật Đất đai 2013, vừa qua, Bộ TN&MT đã ban hành Kế hoạch số 02 hướng dẫn thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 trên phạm vi cả nước.
   
  Theo kế hoạch của Bộ TN&MT, việc kiểm kê diện tích đất đai theo các loại đất, các loại đối tượng sử dụng đất và đối tượng quản lý đất theo quy định tại Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/ 2014 của Bộ TN&MT về quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
   
   
Kiểm kê chi tiết đối với đất trồng lúa, đặc biệt đất chuyên trồng lúa nước để xác định diện tích đất bị thu hồi chuyển mục đích trong 5 năm qua.
   
  Trong đó, loại đất kiểm kê bao gồm: Kiểm kê chi tiết đối với đất trồng lúa, đặc biệt đất chuyên trồng lúa nước để xác định rõ diện tích đất chuyên trồng lúa nước bị thu hồi chuyển mục đích sử dụng cho các dự án, công trình trong 5 năm qua; diện tích đất lúa đã chuyển mục đích trái pháp luật để đánh giá và đề xuất biện pháp tăng cường quản lý sử dụng đất trồng lúa nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia;
   
  Kiểm kê hiện trạng quản lý, sử dụng đất của các công ty nông, lâm nghiệp và Ban quản lý rừng để xác định rõ diện tích đất đang quản lý, sử dụng; hình thức sử dụng đất (tình hình chuyển sang thuê đất); diện tích đang cho thuê, mượn; diện tích đã chuyển giao cho địa phương; diện tích chưa sử dụng; diện tích sử dụng không đúng mục đích, diện tích đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
   
  Bên cạnh đó, kiểm kê hiện trạng sử dụng đất của các khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; Kiểm kê đất của tổ chức kinh tế được nhà nước giao đất không thu tiền chưa chuyển sang thuê đất.Kiểm kê đất bãi bồi ven biển tại 215 xã thuộc 13 tỉnh (Quảng Ninh, Nam Định, Ninh Bình, TP. Hải Phòng, Thanh Hóa, Thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bến Tre, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau);
   
  Việc lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất được lập theo từng đơn vị hành chính các cấp xã, huyện, tỉnh, các vùng kinh tế - xã hội và cả nước. Nội dung, phương pháp lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất thực hiện theo quy định tại Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT.
   
  Về kế hoạch tiến hành, ở Trung ương, trước tháng 10/2014 phải hoàn thành các công việc gồm: xây dựng Dự án, kế hoạch thực hiện; văn bản hướng dẫn kiểm kê, lập bản đồ hiện trạng; xây dựng, chỉnh sửa, nâng cấp phần mềm tổng hợp số liệu kiểm kê đất đai; chỉ đạo lập phương án, dự toán kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014; tổ chức tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho các địa phương; Trước tháng 12/2014 phải hoàn thành việc chuẩn bị và cung cấp bình đồ ảnh viễn thám cho một số địa phương để triển khai nhiệm vụ kiểm kê hiện trạng sử dụng đất năm 2014.
   
  Ở cấp Địa phương, đối với cấp tỉnh và cấp huyện phải hoàn thành các công việc chuẩn bị xong trước tháng 12/2014; Đối với cấp xã phải hoàn thành các công việc chuẩn bị xong trước ngày 20 /12 /2014.
   
  Việc tổ chức thực hiện kiểm kê theo các nội dung quy định tại Khoản 2, Điều 22 của Thông tư số 28/2014/TT-BTNM và mục 3 của Kế hoạch này, cụ thể như sau: Từ ngày 31/12/2014 đến trước ngày 01/6 /2015, UBND các cấp, các ngành tập trung tổ chức chỉ đạo, thực hiện và hoàn thành việc kiểm kê hiện trạng sử dụng đất năm 2014 tại xã, phường, thị trấn trên phạm vi cả nước và báo cáo kết quả về cấp huyện trước ngày 01/ 6/; Sở TN&MT chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan hoàn thành tổ chức kiểm kê chi tiết đất đối với các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao, các công ty nông, lâm nghiệp, Ban quản lý rừng và các tổ chức kinh tế chuyển gửi cho các xã, huyện cập nhật; 
   
  Từ ngày 01/6/2015 đến trước ngày 01/9/2015, UBND cấp huyện chỉ đạo hoàn thành việc kiểm tra, thẩm định kết quả của cấp xã; tổng hợp số liệu, xây dựng báo cáo kết quả kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cấp huyện và nộp báo cáo lên UBND cấp tỉnh trước ngày 15/7/2015; UBND cấp tỉnh chỉ đạo hoàn thành việc kiểm tra, thẩm định kết quả của cấp huyện; tổng hợp số liệu, xây dựng báo cáo kết quả kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cấp tỉnh và nộp báo cáo về Bộ TN&MT trước ngày 01/9/2015; Tổng cục Quản lý đất đai phải hoàn thành việc thẩm định kết quả của cấp tỉnh; tổng hợp số liệu, xây dựng báo cáo kết quả kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các vùng và cả nước trình Bộ TN&MT trước ngày 20/10/2015.
   
  Bộ TN&MT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, căn cứ kế hoạch này để xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể của địa phương và tổ chức chỉ đạo thực hiện theo đúng kế hoạch để bảo đảm hoàn thành việc kiểm kê hiện trạng sử dụng đất theo đúng yêu cầu, quy định. Đồng thời, trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc cần phản ánh kịp thời về Bộ để hướng dẫn thực hiện thống nhất.
   
Trường Giang
   
  

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế): Quản lý hiệu quả tài nguyên khoáng sản
    (TN&MT) - Là địa phương có nguồn khoáng sản đa dạng, huyện Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên - Huế) đã và đang chú trọng nhiều giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý và sử dụng khoáng sản hiệu quả, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH).
  • Điện Biên khó khăn trong công tác cấp phép khai thác khoáng sản
    (TN&MT) - Những năm qua, công tác quản lý Nhà nước về hoạt động cấp phép khoáng sản trên địa bàn tỉnh Điện Biên được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý Nhà nước. Tuy nhiên, vẫn còn những khó khăn trong công tác cấp phép khai thác khoáng sản, dẫn đến tình trạng khai thác khoáng sản trái phép vẫn diễn ra, tự phát và khó kiểm soát tại một số địa phương.
  • Mê mẩn với ốc đảo nguyên sinh giữa bạt ngàn sóng nước
    (TN&MT) - Hàng ngàn cây cối xanh tươi, hàng trăm loài chim ríu rít, môi trường trong lành mát mẻ đến vô ngần, đó là cảm nhận của Đoàn Đảng bộ Trung tâm Công nghệ Thông tin & Liên lại Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro lần đầu tiên đặt chân đến Đảo Ó Đồng Trường - Một ốc đảo “đẹp - độc - lạ” giữa lòng hồ thủy điện Trị An tỉnh Đồng Nai.
  • Cảnh sát biển tuyên truyền chống khai thác thủy sản bất hợp pháp cho ngư dân Quảng Trị
    (TN&MT) - Ngày 21/3, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 phối hợp Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Trị tổ chức tuyên truyền chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) năm 2023; tặng quà cho ngư dân có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Gio Linh (Quảng Trị).
  • Infographic: Chính sách đất đai đối với hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số
    Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo trong đó, có nhiều chính sách về đất đai hỗ trợ về đất ở, đất sản xuất, qua đó góp phần vào công cuộc xóa đói – giảm nghèo.
  • Nước..! Yếu tố thoát nghèo bền vững
    (TN&MT) - Nước là để duy trì sự sống và mọi hoạt động kinh tế xã hội, đóng vai trò tiên quyết trong sản xuất nông nghiệp. Do đó, tỉnh Điện Biên đã triển khai một số giải pháp để bảo vệ tài nguyên nước, sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước. Đặc biệt, trong sản xuất nông nghiệp, góp phần xóa đói giảm nghèo tại địa phương.
  • Hội nghị Nước 2023 của Liên Hợp Quốc: Đẩy nhanh tiến độ tiếp cận phổ cập nước sạch
    (TN&MT) - Hội nghị về Nước năm 2023 của Liên Hợp Quốc (LHQ), sẽ diễn ra từ ngày 22 đến ngày 24/3 tới tại trụ sở LHQ (Mỹ), đang được đánh giá là cơ hội “ngàn năm có một” để đẩy nhanh tiến độ hướng tới tiếp cận phổ cập nước sạch và vệ sinh vào năm 2030.
  • Thanh Hóa: Công khai 109 dự án vi phạm pháp luật đất đai
    Thực hiện quy định tại Luật đất đai năm 2013 và các văn bản quy định thi hành, theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường vừa có Văn bản số 654/STNMT- TTr báo cáo UBND tỉnh Thanh Hóa về việc công khai 109 dự án vi phạm pháp luật đất đai.
  • Thúc đẩy thay đổi, tìm giải pháp tối ưu cho nước: Kỳ vọng tương lai cho các dòng sông
    (TN&MT) - Với chủ đề “Accelerating Change” - Thúc đẩy sự thay đổi, Ngày Nước Thế giới năm 2023 nhằm kêu gọi tất cả mọi người cùng hành động, thay đổi lối sống để hướng đến khai thác, sử dụng và quản lý nguồn nước tiết kiệm, hiệu quả, đảm bảo an ninh nguồn nước trong tương lai.
  • Thúc đẩy thay đổi, tìm giải pháp tối ưu cho nước: Cơ hội hồi sinh những dòng sông “chết”
    (TN&MT) - Quy hoạch tài nguyên nước quốc gia, Quy hoạch lưu vực sông Hồng - Thái Bình, sông Cửu Long vừa được Chính phủ phê duyệt được kỳ vọng sẽ tạo ra những đột phá, thay đổi trong công tác cải tạo, phục hồi các dòng sông ô nhiễm ở đô thị.
  • Tủa Chùa… “khát”

    Tủa Chùa… “khát”

    17:02 20/03/2023
    (TN&MT) - Tủa Chùa, một huyện kém phát triển của tỉnh Điện Biên. Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo toàn huyện chiếm tỷ lệ 59,3%. Những ngày giáp hạt tháng 3, nhiều hộ gia đình dân tộc Mông đứt bữa, ăn mèn mén thay cơm. Thế nhưng ở đây, gạo vẫn chưa phải là thứ họ cần nhất. Mà thứ họ cần là nước! Tủa Chùa đang mất an ninh nguồn nước.
  • Nhiều chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai góp phần xóa đói giảm nghèo
    (TN&MT) - Trên cơ sở định hướng tại các Nghị quyết của Đảng và Nhà nước, Luật Đất đai năm 2013 đã có nhiều quy định quan trọng trong quản lý, sử dụng đất nông nghiệp nói chung, trong đó có thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung đất đai cho sản xuất nông nghiệp nói riêng nhằm hướng tới sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo.
  • Có chính sách phù hợp ưu tiên giao đất cho đồng bào dân tộc thiểu số
    Chính phủ yêu cầu Bộ TN&MT chủ trì, phối hợp với một số Bộ ngành địa phương có chính sách phù hợp ưu tiên giao đất cho đồng bào dân tộc thiểu số, cùng với các cơ chế hiệu quả để ngăn chặn người dân chuyển nhượng sau khi được giao đất; có quy định tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sản xuất cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo quy hoạch…
  • Quảng Trị: Siết chặt các quy định về đất đai, môi trường... trong chế biến dăm gỗ
    Lãnh đạo tỉnh Quảng Trị yêu cầu các dự án nhà máy, cơ sở chế biến dăm gỗ trên địa bàn cần thực hiện đúng quy định pháp luật về đất đai, quy hoạch, môi trường...
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO