Khủng hoảng khí hậu khiến Australia thành nơi không an toàn để sinh sống

Mai Đan | 13/02/2020, 13:59

(TN&MT) - Australia đã phải đương đầu với nhiệt độ cực cao và một trong những đợt hạn hán tồi tệ nhất được ghi nhận trong lịch sử khi tàn phá những đám cháy rừng, xé toạc vùng đất khô cằn.

Khủng hoảng khí hậu khiến Australia thành nơi không an toàn để sinh sống

Trong nhiều tháng, thảm họa cháy rừng đã hoành hành khắp vùng Đông Nam Australia, khiến một phần đất nước nghẹt thở vì tình hình ô nhiễm không khí tồi tệ nhất trên thế giới.

Kể từ tháng 9/2019, hơn 18 triệu ha (tương đương 44 triệu mẫu Anh) diện tích gồm cây, đất và rừng đã bị đốt cháy. Cháy rừng đã làm ít nhất 28 người chết, phá hủy khoảng 3.000 ngôi nhà ảnh hưởng đến khoảng một tỷ động vật.

Mưa lớn xuống bờ biển phía Đông Australia trong tuần này đã tạm thời “xoa dịu” cuộc khủng hoảng, nhưng các nhà chức trách cảnh báo nguy cơ cháy rừng chưa kết thúc (mùa cháy rừng thường kết thúc vào tháng 3). Chỉ mới tuần trước, thành phố thủ đô Canberra của Australia đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp khi các vụ cháy rừng diễn ra nhanh chóng trong khu vực.

Trong hơn một thập kỷ qua, các nhà khoa học đã cảnh báo mùa cháy rừng cực độ đang đến và nguyên nhân được cho là do khủng hoảng khí hậu.

Trong bối cảnh tình hình thời tiết nóng và khô xảy ra trong năm nay, quy mô và cường độ của các vụ cháy rừng gần đây đã khiến một số chuyên gia khẳng định thế giới hiện đã đạt đến “bước ngoặt”.

"Tôi nghĩ rằng quy mô và cường độ của những đám cháy rừng này, cùng với hạn hán thực sự đã đẩy Australia vào một nơi dường như không còn để ở được nữa”, một nhà khoa học tại trường Đại học Melbourne (Australia), Linden Ashcroft cho biết.

Chỉ cần một tia lửa là bùng cháy

Australia đã nóng và khô hơn trong nhiều thập kỷ.

Kể từ năm 1910, đất nước này đã ấm lên hơn 1 độ C – tương đương với mức toàn cầu – khiến sóng nhiệt xảy ra thường xuyên hơn và dữ dội hơn. Theo Cục Khí tượng Australia, năm 2019 là năm nóng nhất và khô nhất từng được ghi nhận tại Australia.

Trong bối cảnh nhiệt độ cao đỉnh điểm, đã có sự sụt giảm dài hạn về lượng mưa ở miền Nam Australia, chủ yếu xuất hiện trong những tháng mùa đông. Chẳng hạn, các thị trấn bị hạn hán ở bang New South Wales đang phải chịu tình trạng thiếu nước trầm trọng vì bang này đã nhận được lượng mưa dưới 125 mm (5 inch) mỗi năm kể từ năm 2017. Điều này đã không bao giờ xảy ra trước đây.

Không có mưa, bụi cây khô héo trở thành tác nhân gây ra những đám cháy rừng năm nay. Tất cả chỉ cần một tia lửa là bùng cháy.

Vùng đất cực đoan

Australia được biết đến với những biến động cực đoan trong thời tiết. Vào mùa hè, không có gì lạ khi các thị trấn trong đất nước này trải qua nhiệt độ 40 độ C trong một ngày và mưa bão xảy ra tiếp theo.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, cuộc khủng hoảng khí hậu đang làm cho những biến động đó tồi tệ hơn.

Nerilie Abram, Giáo sư thuộc trường Đại học Quốc gia Australia cho biết: "Những gì chúng ta đang thấy hiện nay là sự biến đổi tự nhiên đang xảy ra trên đỉnh của biến đổi khí hậu do con người gây ra trong thời gian dài và chúng ta đang chứng kiến sự cực đoan xảy ra thường xuyên hơn”.

Tình hình thời tiết thất thường của Australia làm trầm trọng thêm khí hậu khô và nóng ở nước này.

Theo Tổng hợp từ CNN
Copy Link
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng dự Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á Châu
Từ ngày 05-10/6, tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Hội đồng Giám mục Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á châu (FABC) với chủ đề “50 năm FABC: Nhìn lại các văn kiện và áp dụng”. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng đến tham dự và phát biểu tại Hội nghị.
Đừng bỏ lỡ
  • El Nino đến sớm làm tăng thêm nhiệt cho Trái Đất
    Các nhà khí tượng học tuyên bố hiện tượng thời tiết El Nino đã chính thức hình thành sớm và có khả năng làm biến đổi thời tiết trên toàn thế giới, bổ sung thêm nhiệt tự nhiên cho Trái đất vốn đang nóng lên.
  • Giới khoa học cảnh báo nhiệt độ Trái Đất tăng thêm 0,2 độ C mỗi thập niên
    Trong bản báo cáo khoa học về khí hậu cập nhật, 50 nhà khoa học hàng đầu thế giới đã cảnh báo lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính đã đạt mức "cao nhất mọi thời đại" và đang đẩy nhanh quá trình nóng lên toàn cầu với tốc độ chưa từng thấy.
  • Tây Ban Nha trải qua mùa xuân 2023 nóng nhất trong lịch sử
    (TN&MT) - Bộ Môi trường và cơ quan thời tiết Tây Ban Nha cho biết mùa xuân năm 2023 là mùa xuân nóng nhất và khô thứ hai ở Tây Ban Nha kể từ năm 1961, và nhiệt độ cao hơn trung bình có thể sẽ tiếp tục vào mùa hè này.
  • Indonesia sẽ cấm sản phẩm nhựa dùng một lần vào cuối năm 2029
    (TN&MT) - Bộ trưởng Bộ Môi trường và Lâm nghiệp Indonesia Siti Nurbaya Bakar vừa cho biết, quốc gia này sẽ bắt đầu áp dụng lệnh cấm sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần vào cuối năm 2029, đồng thời yêu cầu các nhà sản xuất giảm 30% việc sử dụng bao bì nhựa.
  • Ukraine cảnh báo tác động tiêu cực đối với môi trường do vụ vỡ đập thủy điện Kakhovka
    Ngày 6/6, giới chức Ukraine thông báo 150 tấn dầu động cơ đã tràn ra sông Dnieper sau vụ vỡ đập thủy điện Kakhovka, miền Nam nước này, đồng thời cảnh báo về tác động tiêu cực đối với môi trường.
  • Quyền được sống trong môi trường trong lành của con người: Cần chống lại “làn sóng nhựa” độc hại
    Các chuyên gia của Liên hợp quốc (LHQ) vừa cho biết thế giới phải chống lại “làn sóng nhựa” độc hại đe dọa quyền được sống trong môi trường trong lành của con người.
  • Kinh nghiệm của Trung Đông đối phó với nắng nóng thiêu đốt
    Các chuyên gia nhận định Trung Đông có “kinh nghiệm đầy mình” để các khu vực khác học hỏi về sinh tồn trong thời tiết nắng nóng khắc nghiệt.
  • Cuộc chiến chống lạm phát của Fed đối mặt với thách thức mới: Kênh đào Panama cạn khô
    Hồ Gatun cung cấp nước cho kênh Panama đang bị hạn hán nghiêm trọng dẫn đến việc giới hạn trọng lượng và tăng phụ phí đối với tàu thuyền.
  • WMO kêu gọi hành động khẩn cấp đối với băng tan
    (TN&MT) - Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), mọi người cần hiểu rõ hơn và giảm thiểu tác động tàn phá của hiện tượng nóng lên toàn cầu đối với băng biển (vùng nước đóng băng), núi băng trôi và sông băng trên thế giới.
  • Mối đe dọa từ biến đổi khí hậu: Nhiều loài có thể bị mất môi trường sống
    (TN&MT) - Nhóm nghiên cứu từ Đại học University College London (UCL) (Anh), Đại học Cape Town (Nam Phi), Đại học Connecticut (Mỹ) và Đại học Buffalo (Mỹ) vừa công bố một nghiên cứu cho thấy biến đổi khí hậu có khả năng đột ngột đẩy các loài vượt qua các điểm giới hạn khi nhiệt độ tại các khu vực địa lý nơi chúng sinh sống tăng đến mức không lường trước được.
  • Bengaluru (Ấn Độ) cần 363 triệu USD khắc phục hệ thống thoát nước
    (TN&MT) - Công ty tư vấn bất động sản toàn cầu Knight Frank vừa công bố một báo cáo cho thấy bang Bengaluru của Ấn Độ có thể cần gần 28 tỷ rupee (tương đương 362,7 triệu USD) để khôi phục mạng lưới thoát nước bị hư hại do sự phát triển bất động sản nhanh chóng, trong bối cảnh lũ lụt xảy ra nhiều lần đe dọa làm gián đoạn công việc và cuộc sống tại bang, trung tâm về công nghệ thông tin.
  • Thế giới cần lương thực, không cần thuốc lá
    Alice Achieng Obare, một nông dân làng Migori ở Tây Nam Kenya, cảm thấy như được giải thoát sau khi làng của cô dần từ bỏ nghề trồng cây thuốc lá chuyển sang trồng đậu. Trong câu chuyện xúc động được chia sẻ lại trên trang web của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Obare đã kể về những ngày tháng cả ngôi làng chìm trong khói thuốc từ quá trình sơ chế lá và thân cây thuốc lá, những giây phút cô run rẩy cầm trên tay tấm phim chụp lại hình ảnh lồng ngực cô đầy khói thuốc dù bản thân không hề hút thuốc lá. Mỗi vụ mùa thuốc lá kéo dài từ tháng 10 năm trước tới tháng 8 năm sau, trẻ nhỏ thay vì cắp sách đến trường thì phải đến ruộng trồng cây thuốc lá.
  • Mùa bão Đại Tây Dương năm nay: Có khả năng “gần như bình thường”
    (TN&MT) - Theo dự báo của Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA), hoạt động bão gần như bình thường ở Đại Tây Dương trong mùa bão sắp tới, có thể có từ 12 đến 17 cơn bão nhiệt đới được đặt tên.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO