Khu BTTN Mường Nhé nơi lưu giữ bảo tồn đa dạng sinh học

Hoàng Châu | 05/09/2022, 15:46

(TN&MT) - Với diện tích 46.730.51ha rừng, thuộc 5 xã biên giới huyện Mường Nhé: Sín Thầu, Nậm Kè, Mường Nhé, Chung Chải và Leng Su Sìn. Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Mường Nhé có ý nghĩa quan trọng, trong bảo vệ đa dạng sinh học các loài động thực vật quý hiếm. Ngoài ra, KBTTN còn giữ vai trò phát triển kinh tế - xã hội các xã vùng đệm, đảm bảo sinh kế cho người dân từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Khu BTTN Mường Nhé có hệ sinh thái phong phú được đánh giá là nơi có tính đa dạng sinh học cao vào loại nhất, nhì vùng Tây Bắc .Vì vậy, việc bảo tồn đa dạng sinh học có ý nghĩa rất quan trọng cả về hệ sinh thái lẫn rừng phòng hộ sông Đà. Hiên nay, trong khu BTTN Mường Nhé có nhiều thảm rừng nguyên sinh như rừng thường xanh trên đất thấp, rừng thường xanh núi thấp, rừng thường xanh trên núi cao và rừng tre nứa đang được bảo tồn nguyên vẹn, thảm thực vật đa dạng, phong phú, nhiều cánh rừng nguyên sinh nằm trong khu phục hồi sinh thái rừng và khu bảo vệ nghiêm ngặt. Với khoảng 740 loài; trong đó 35 loài thực vật quý hiếm, 29 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam và sách đỏ thế giới. Hơn 290 loài động vật, trong đó 55 loài động vật đặc hữu, 45 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam như: Gấu ngựa, gấu chó, vượn bạc má, voọc xám, các loài khỉ...

Theo ông Đào Công Tiến, Phó Giám đốc Khu BTTN Mường Nhé: Trong năm qua Khu BTTN Mường Nhé cho phép đoàn nghiên cứu của Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật thuộc Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam đến khảo sát thực địa, thu thập một số mẫu, tiêu bản các loài thực vật bậc cao có mạch phân bố tại Khu BTTN Mường Nhé phục vụ cho công tác nghiên cứu, bổ sung tư liệu mẫu vật. Theo đó, các đoàn đã nghiên cứu đặc điểm đa dạng sinh học, thu thập mẫu rêu tản và rêu sừng, qua đó thu thập 235 mẫu rêu để nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu tính đa dạng thực vật bậc cao có mạch ở Việt Nam và thu thập 101 số hiệu tiêu bản mẫu vật nghiên cứu…Để thực hiện tốt mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học, Khu BTTN tiếp tục theo dõi giám sát, phối hợp với các đơn vị tư vấn thực hiện nhiệm vụ: Điều tra, đánh giá thực trạng hệ sinh thái, đa dạng sinh học, đề xuất các giải pháp bảo tồn sinh học và quản lý rừng bền vững tại Khu BTTN Mường Nhé.

xn8w_8b_w550.jpg

Khu BTTN Mường Nhé có hệ sinh thái phong phú được đánh giá là nơi có tính đa dạng sinh học cao vào loại nhất, nhì vùng Tây Bắc.

Bên cạnh đó, dân di cư tự do vào rừng để phá rừng làm nương, khai thác gỗ, lâm sản và săn bắt động vật rừng trái phép ở các xã vùng đệm, vùng giáp ranh vẫn còn xảy ra và diến biến phức tạp. Đồng thời đời sống kinh tế của người dân trong vùng đệm còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ văn hóa không đồng đều, phong tục tập quán canh tác lạc hậu, nhận thức còn nhiều hạn chế, dân số tăng dẫn đến thiếu đất sản xuất, tình trạng phá rừng làm đất sản xuất, săn bắn thú rừng, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến khu sinh thái, gây khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ rừng.

Để bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học Ban Quản lý Khu BTTN Mường Nhé đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học cho người dân sống trong vùng đệm, dựng biển cấm phá rừng; phối hợp với kiểm lâm địa bàn các xã tuyên truyền công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; tăng cường tuần tra bảo vệ, kịp thời ngăn chặn, xử lý các hành vi phá rừng, săn bắn trái phép.

1599713013-mn1-2.jpeg

Điều tra, đánh giá thực trạng hệ sinh thái rừng và đa dạng sinh học tại Khu BTTN Mường Nhé.

Cùng với đó, có chính sách phù hợp thu hút sự đầu tư hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân thực hiện chương trình dự án nghiên cứu khoa học tại khu bảo tồn đặc biệt là các đề tài dự án bảo tồn các loài động, thực vật quý hiếm, có giá trị bảo tồn cao. Có thể thấy, vai trò và tầm quan trọng của rừng đối với con người. Riêng đối với việc bảo toàn Khu BTTN Mường Nhé, ngoài ý nghĩa quan trọng cả về hệ sinh thái, sự đa dạng sinh học, tác dụng phòng hộ đầu nguồn thì còn có tác dụng nâng cao đời sống cho đồng bào các dân tộc địa phương.

Bài liên quan
  • Quảng Nam: Người dân vùng lũ “dựng” vành đai tre chống sạt lở ven sông
    (TN&MT) - Mùa mưa lũ về, dòng sông Thu Bồn nước chảy xiết, gây xói lở làm mất đất sản xuất. Nhiều khu dân cư phải di dời. Để giữ đất giữ làng, những năm gần đây người dân xã Đại Thạnh, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam phát động trồng tre dọc ven sông... Đây là một cách làm hay, tốn ít kinh phí và mang lại hiệu quả cao.

(0) Bình luận
Nổi bật
Khánh Hòa: Chuyện về những người “biến” bãi rác trên đảo thành điểm du lịch
Đảo Điệp Sơn thuộc Vịnh Vân Phong, Khánh Hòa, cách thành phố Nha Trang khoảng 60 km. Nơi đây gồm có 3 đảo nhỏ là Hòn Bịp, Hòn Giữa, Hòn Đuốc. Điệp Sơn gây ấn tượng với du khách từ cái nhìn đầu tiên bằng vẻ hoang sơ thơ mộng, cùng với những điểm sống ảo độc nhất vô nhị như con đường cát đi bộ giữa biển có 1-0-2 dài gần 1vkm, nối liền các đảo với nhau. Du khách có thể dễ dàng đi bộ từ đảo này tới đảo khác và tranh thủ có thêm những thước ảnh sống động giữa biển xanh mênh mông. Chính vì điều đó, du lịch Điệp Sơn đã trở thành điểm đến được đông đảo mọi người truyền tai nhau.
Đừng bỏ lỡ
  • Các vùng đất ngập nước ở Việt Nam
    (TN&MT) - Với khoảng hơn 25 vùng đất ngập nước (ĐNN) có thể đáp ứng tiêu chí vùng ĐNN có tầm quan trọng quốc tế theo Công ước Ramsar, Việt Nam đã được phê chuẩn trở thành thành viên thứ 50 của Công ước Ramsar từ năm 1989 và là nước đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á tham gia Công ước.
  • Cần chú trọng đầu tư để nâng cao năng lực cảnh báo lũ quét, sạt lở đất
    (TN&MT) - Thực tế lũ quét, sạt lở đất đã gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản trong nhiều năm qua, đặc biệt là thời gian gần đây. Để có cái nhìn tổng quan về công tác cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, cũng như những giải pháp của ngành KTTV nhằm nâng cao năng lực cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trò chuyện với PGS.TS. Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia.
  • Thời tiết 30/9/2023: Miền Bắc hứng nắng, Nam Bộ mưa rào vào chiều tối
    (TN&MT) - Dự báo thời tiết ngày 30/9, hầu khắp các vùng trên cả nước đều có nắng và nhiệt độ tăng nhẹ. Riêng Nam Trung Bộ trở vào đến Nam Bộ còn duy trì mưa vào chiều tối.
  • Mai Sơn (Sơn La): Phòng ngừa nguy cơ ô nhiễm niên vụ nông sản 2023-2024
    (TN&MT) - Qua rà soát, niên vụ 2023-2024, trên địa bàn huyện Mai Sơn có 145 hộ thuộc 7 xã đăng ký hoạt động sơ chế, chế biến cà phê quả tươi. Để bảo vệ môi trường, nguồn nước, UBND huyện đã giao nhiệm vụ cho các phòng ban chuyên môn, UBND các xã triển khai các giải pháp chủ động phòng ngừa nguy cơ ô nhiễm.
  • Đầu tháng 10/2023, không khí lạnh có xu hướng gia tăng về tần suất và cường độ
    (TN&MT) - Ngày 29/9, dự báo xu thế khí hậu tháng thời kỳ từ ngày 1-31/10/2023, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết không khí lạnh trong tháng 10/2023 sẽ bắt đầu có xu hướng hoạt động gia tăng dần về tần suất và cường độ.
  • Đồng Nai: Yêu cầu kiểm tra, xử lý các trại chăn nuôi gia công chưa có thủ tục môi trường
    (TN&MT) - Sở TN&MT tỉnh Đồng Nai vừa có Công văn số 7529/STNMT-CCBVMT gửi đến UBND các huyện, thành phố Long Khánh về việc kiểm tra, xử lý các trại chăn nuôi gia công chưa có thủ tục môi trường trên địa bàn tỉnh.
  • Đắk Lắk: Ứng dụng công nghệ số để giảm thiểu thiêt hại từ thiên tai
    Do ảnh hưởng biến đổi khí hậu, tình hình thời tiết trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk diễn biến ngày càng phức tạp và bất thường, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Vì vậy, ngay từ đầu năm, tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo các cấp, ngành, các địa phương chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch phòng chống thiên tai, mưa lũ, sạt lở đất, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản.
  • Chuẩn hóa trái sầu riêng để "vui chung"
    (TN&MT) - Những ngày này, huyện Krông Pắc – thủ phủ sầu riêng của tỉnh Đắc Lắc đang vào vụ thu hoạch rộ. Các thương lái, công ty đến thu mua khá đông, giá chốt đầu vụ dao động từ 60.000 - 90.000 đồng/kg tùy loại, khiến bà con rất phấn khởi. Cây sầu riêng đang mang lại lợi nhuận và thu nhập cao cho người dân cũng như các cơ sở, đại lý thu mua sơ chế, đóng gói, tiêu thụ, xuất khẩu sầu riêng trên địa bàn.
  • Thích ứng BĐKH ở Long An: Hướng tới phát triển bền vững
    (TN&MT) - Dưới tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (BĐKH) ngày càng diễn biến phức tạp, tỉnh Long An đã và đang xây dựng, triển khai thực hiện nhiều giải pháp để ứng phó, đặc biệt là chuyển đổi các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, góp phần bảo vệ môi trường (BVMT), nhằm giúp nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân trên địa bàn.
  • Ra mắt Sàn giao dịch tín chỉ carbon tại Việt Nam
    (TN&MT) - Chuyển đổi xanh và giảm thải nhằm thực hiện cam kết Net Zero được nhiều nước trên thế giới đang thực hiện nhằm giảm thiểu tác hại đến môi trường. Việc ra mắt Sàn giao dịch tín chỉ carbon ASEAN đầu tiên tại Việt Nam được kỳ vọng doanh nghiệp chuyển sang công nghệ sạch, ít carbon và hiệu quả hơn.
  • Đẩy lùi nạn buôn bán, săn bắt động vật hoang dã: Báo chí là “vũ khí”
    (TN&MT) - Đó là phát biểu của Tiến sĩ sinh học Tilo Nadler - Giám đốc Chiến lược bảo tồn của tổ chức Three Monkeys Wildlife Conservancy, người sáng lập - Giám đốc Trung tâm Cứu hộ Linh trưởng Nguy cấp (EPRC) Vườn Quốc gia Cúc Phương tại Chương trình tập huấn tăng cường năng lực báo chí khai thác đề tài buôn bán động vật hoang dã (ĐVHD) trái pháp luật.
  • Phát động cuộc thi vẽ tranh Đan Mạch trong mắt em 2023
    (TN&MT) - Ngày 29/9, tại Hà Nội, Đại sứ quán Đan Mạch phối hợp với Hội Hữu nghị Việt Nam - Đan Mạch (VIDAFA) đã phát động cuộc thi vẽ tranh "Đan Mạch trong mắt em 2023". Hoạt động nằm trong khuôn khổ Chương trình kỷ niệm 10 năm ký hết Hiệp định Đối tác toàn diện Việt Nam – Đan Mạch.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO