Khởi sắc vùng đồng bào DTTS ở Lạng Sơn

Hoàng Nghĩa | 11/07/2022, 09:51

(TN&MT) - Những năm qua, tỉnh Lạng Sơn đã quan tâm, ưu tiên chăm lo cả vật chất lẫn tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), đồng thời tạo mọi điều kiện để đồng bào phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống. Nhờ đó, đời sống của đồng bào được nâng lên, diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc.

Vùng DTTS được chăm lo toàn diện

Lạng Sơn là tỉnh miền núi, biên giới phía Đông Bắc của Tổ quốc, có 11 huyện, thành phố. Dân số hơn 789.000 người, trong đó đồng bào DTTS chiếm gần 84% dân số toàn tỉnh, gồm các dân tộc : Nùng, Tày, Kinh, Dao, Mông, Sán Chay… Giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Lạng Sơn được phê duyệt 199/200 xã thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi (trừ xã Yên Thịnh, huyện Hữu Lũng).

Thực hiện các Nghị quyết của Đảng về công tác dân tộc, tỉnh Lạng Sơn đã tập trung chỉ đạo phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, xã biên giới; Chỉ đạo các cấp, các ngành tổ chức triển khai thực hiện lồng ghép các nguồn vốn Trung ương, các Chương trình mục tiêu quốc gia kết hợp với ngân sách địa phương. Đồng thời, triển khai các chương trình, chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào được nâng lên, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi thay.

a1-khoi-sac.jpg
Hệ thống hạ tầng vùng đồng bào DTTS ở Lạng Sơn đã được đầu tư khang trang.

Hiện nay 100% số xã trên địa bàn tỉnh có điện lưới quốc gia, tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện trên 98%; tỷ lệ xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông hóa đạt 90,6%; tỷ lệ thôn có đường ô tô đến trung tâm thôn được cứng hóa đạt hơn 71%. Xây dựng nông thôn mới tiếp tục được chú trọng, đến nay toàn tỉnh có 75 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 12 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, số tiêu chí bình quân đạt 14,03 tiêu chí/xã.

Công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào được tỉnh quan tâm chăm lo. Hiện có 175 xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã, đạt 97%; tỷ lệ bác sỹ, giường bệnh/vạn dân, tỷ lệ chất thải y tế được xử lý đều đạt 100%. 100% người DTTS thuộc hộ nghèo, cận nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế. Dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 96,5%.

Chính sách tạo nguồn cho học sinh DTTS tiếp tục được quan tâm chỉ đạo thực hiện. Tỷ lệ học sinh DTTS đi học đúng độ tuổi bậc tiểu học duy trì mức trên 99,9%, bậc THCS trên 99%, bậc THPT đạt 99,82%.

Để tiếp tục thúc đẩy vùng DTTS phát triển, Trung ương đã giao 4.309.329 triệu đồng để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021 – 2025. Trong đó vốn đầu tư phát triển là 2.176.020 triệu đồng, vốn sự nghiệp là 2.133.309 triệu đồng); năm 2022 là 618,1 tỷ đồng.

a2-khoi-sac.jpg
Đồng bào DTTS đã có ý thức vươn lên, phát triển các mô hình kinh tế, nâng cao thu nhập.

Hiện UBND tỉnh Lạng Sơn đã chỉ đạo các cơ quan liên quan và UBND các huyện, thành phố khẩn trương rà soát, tổng hợp, tham mưu xây dựng phương án phân bổ vốn thực hiện Chương trình giai đoạn 2021 - 2025 và năm 2022.

Đồng bào DTTS nỗ lực vươn lên

Thôn Lũng Slàng (xã Tri Phương, huyện Tràng Định) có gần 40 hộ, 100% dân số là người dân tộc Dao. Trước đây, thôn gần như bị cô lập với thế giới bên ngoài, nhất là khi thời tiết xấu. Vì vậy, cái đói, cái nghèo cứ bám lấy bà con. Nhưng nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, giờ đây Lũng Slàng đã khác. Một con đường về lòng chảo Lũng Slàng đã được mở ra, tạo thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu buôn bán của bà con trong thôn.

Điện lưới Quốc gia cũng đã về tới Lũng Slàng. Trong thôn có phân trường tiểu học và mẫu giáo để con em nơi đây được đến trường học tập. Nhiều hộ đã có những phương tiện sản xuất được cơ giới hóa, máy móc thay thế sức người. Người dân biết phát huy những mặt tích cực và xóa bỏ những tập quán hủ tục còn lạc hậu, dần thay đổi cách nghĩ, cách làm trong phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, cuộc sống ấm no hơn. Từ 100% hộ dân là hộ nghèo đến nay toàn thôn chỉ còn 3 hộ nghèo, 1 hộ cận nghèo, thu nhập bình quân của người dân trong thôn đạt khoảng 24 triệu đồng/người/năm.

a3-khoi-sac.jpg
Từ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước bộ mặt kinh tế - xã hội vùng DTTS ở Lạng Sơn đã có nhiều khởi sắc.

Bên cạnh các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, ý thức vươn lên của đồng bào DTTS cũng ngày càng phát triển theo chiều hướng tích cực. Tinh thần chịu thương, chịu khó, cần cù trong lao động sản xuất được đồng bào phát huy.

Sinh ra trong gia đình nông dân nghèo ở thôn Lũng Cải (xã Tú Xuyên, huyện Văn Quan), anh Nông Văn Hiến (dân tộc Nùng) thấu hiểu nỗi vất vả của người nông dân. Hơn 10 năm trước, tìm hiểu qua sách báo và tham quan mô hình trồng mắc ca, anh đã mạnh dạn trồng hơn 100 cây mắc ca. Năm 2016, vườn mắc ca đã sinh trưởng tốt và bắt đầu cho thu nhập mỗi năm hơn 30 triệu đồng.

Bên cạnh đó, tận dụng điều kiện đất đai của gia đình, anh đã trồng hơn 140 cây hồi; chăn nuôi lợn thịt, ngan, gà, đầu tư máy xay xát để phục vụ nhu cầu của bà con địa phương. Nhờ chăm chỉ, chịu khó, mỗi năm các mô hình này đã mang lại thu nhập cho gia đình anh gần 200 triệu đồng sau khi trừ mọi chi phí. Số tiền này đã giúp anh trang trải, chăm lo cuộc sống gia đình ngày càng ổn định hơn.

Có thể thấy, các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước đối với đồng bào DTTS ở Lạng Sơn đã mang lại hiệu quả thiết thực, tích cực. Sự cố gắng, nỗ lực vươn lên của đồng bào cũng đã tạo ra diện mạo mới ở các vùng DTTS, vùng khó của tỉnh Lạng Sơn.

Bài liên quan
  • Lạng Sơn: Ứng dụng GIS trong quản lý, bảo vệ rừng
    (TN&MT) - Từ năm 2016 đến nay, tỉnh Lạng Sơn đã sử dụng các ứng dụng hoạt động dựa trên cơ sở dữ liệu từ hệ thống thông tin địa lý (GIS) vào trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. Qua đó, góp phần thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đại biểu Vương Thị Hương: Tháo gỡ vướng mắc chính sách để hỗ trợ đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Phát biểu thảo luận tổ sáng 24/5, đại biểu Vương Thị Hương (Đoàn ĐBQH Hà Giang) cho rằng bên cạnh những chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thì vẫn còn một số bất cập, vướng mắc đề nghị Chính phủ tiếp tục tháo gỡ để đạt được các mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
  • Đắk Nông: Nỗ lực đưa nước sạch về với đồng bào vùng cao
    Trong những năm qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn dẫn đến việc cấp nước sạch còn nhiều hạn chế, nhưng với sự quyết tâm của chính quyền địa phương nên rất nhiều buôn làng vùng sâu, vùng xa thuộc một số địa phương của tỉnh Đắk Nông đã có nước sạch về đến các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
  • Hà Giang: Nỗ lực đưa nước sạch về cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
    (TN&MT) - Giải quyết nước sinh hoạt cho vùng miền núi nói chung, đặc biệt là cho đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng là vấn đề mà Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm trong suốt thời gian qua. Trong nỗ lực “xóa khát” đó, có dấu ấn rất lớn của ngành TN&MT thông qua việc thực hiện thành công nhiều dự án tìm kiếm nguồn nước ở trên núi cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, giải “cơn khát” nhiều đời cho đồng bào nơi đây.
  • Văn Chấn (Yên Bái): Nhiều công trình cấp nước sạch phát huy hiệu quả
    Được sử dụng nước sạch là điều kiện sống cơ bản mà mỗi người dân cần được đáp ứng, hiện nay trên địa bàn huyện Văn Chấn (Yên Bái) được đầu tư một số công trình cấp nước tập trung và các công trình này đã phát huy được hiệu quả.
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số- Bài 5: Ban hành chính sách đất đai phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương
    Trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được kèm theo Tờ trình của Chính phủ vừa mới gửi Quốc hội đã dành 1 điều quy định trách nhiệm của Nhà nước về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Đây là điều mà đồng bào dân tộc thiểu số chờ đợi, kỳ vọng sẽ giải quyết được tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, giúp nâng cao đời sống của người dân.
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 3: Bức tranh giao đất, giao rừng ở Điện Biên
    Trong những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Điện Biên đã tích cực triển khai, tổ chức thực hiện chính sách pháp luật về quản lý sử dụng đất rừng và giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư, hộ gia đình vùng dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn một số khó khăn vướng mắc.
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 4: Lai Châu tổ chức giao đất cho người dân thiếu đất sản xuất
    Trong giai đoạn từ năm 2011 – 2020, tỉnh Lai Châu đã tổ chức giao đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số cho 12.026/12.109 hộ có nhu cầu giao đất, đạt 99,3%, với diện tích 65.330,56 ha (đất ở 59.237,18 ha; đất sản xuất 6.093,38 ha).
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số- Bài 1: Còn khó khăn
    Dù đã có nhiều chủ trương, chính sách đất đai liên quan tới với đồng bào DTTS, song tình trạng đồng bào DTTS thiếu đất sản xuất vẫn xảy ra. Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất ở một số địa phương thực hiện còn chậm, làm ảnh hưởng đến quyền lợi, đời sống và sinh kế của người có đất bị thu hồi, trong đó có đồng bào DTTS. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển kinh tế - xã hội, cũng như đời sống của một bộ phận người dân vùng đồng bào DTTS.
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 2: Ba kiến nghị nâng hiệu quả chính sách
    Để thực hiện hiệu quả các chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, TS. Lê Sơn Hải - Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc kiến nghị 3 vấn đề. Đó là là: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về đất đai gắn với công tác dân tộc; Tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai sửa đổi; Rà soát, hoàn thiện và tổ chức thực hiện tốt hệ thống chính sách hỗ trợ về đất đai.
  • Con đường ấm no mang tên Lộc Khánh
    Tháng 6/2022, xã Lộc Khánh (huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước) đón bằng công nhận xã đạt chuẩn danh hiệu nông thôn mới. Đồng nghĩa với việc, các tiêu chí về kinh tế, xã hội, an ninh, môi trường, y tế… được nâng lên. Nhắc đến Lộc Khánh giờ đây, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến một địa phương sáng xanh sạch đẹp và đời sống kinh tế ổn định.
  • Giữ nguồn sống từ rừng
    (TN&MT) - Không còn thói quen di dịch cư theo mùa lá vàng, người La Hủ - một trong 4 dân tộc ít người của tỉnh Lai Châu - nay đã quyết bám rừng, bảo vệ rừng nơi thượng nguồn sông Đà để giữ nguồn sống cho các thế hệ mai sau.
  • Những hương ước ở miền Tây xứ Nghệ
    Ở miền Tây xứ Nghệ, những năm gần đây “hương ước” tại nhiều bản làng dường như đã trở thành "hiến pháp" của làng, tạo ra sự ràng buộc, áp đặt và cưỡng chế của cộng đồng đối với mỗi cá nhân. Và, những hước ước giữ rừng, hương ước bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản…đang mang lại hiệu quả ngoài mong đợi đối với các bản làng vùng cao.
  • Quảng Trị: Sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản vùng đồng bào dân tộc thiểu số
    Thời gian qua, tỉnh Quảng Trị đã tăng cường công tác quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên khoáng sản góp phần triển kinh tế - xã hội, phục vụ giảm nghèo bền vững, qua đó giúp đời sống của người dân miền núi ngày một nâng lên. Để hiểu rõ hơn về nội dung này, phóng viên Báo TN&MT có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Trường Khoa – Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Quảng Trị.
  • Chuyện giữ rừng của người Mông Nà Hẩu
    Với Người Mông của xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên (Yên Bái), rừng được coi là nguồn sống, là sinh kế, là mái nhà chở che và cũng là chỗ dựa tinh thần cho 484 hộ, 2.490 con người.
  • [Infographic] – Sửa đổi chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số
    Thể chế Nghị quyết 18-NQ/TW, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã bổ sung trách nhiệm của Nhà nước về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số phù hợp với phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa và điều kiện thực tế của từng vùng. Các nội dung lấy ý kiến liên quan đến chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số, được thể hiện ở các Điều 17, Điều 52, Điều 175.
  • Thu hẹp đất canh tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 5: Cần chấn chỉnh tình trạng lừa đảo đồng bào thiểu số bán đất
    Mặc dù, chỉ đạo quyết liệt của Trung ương, nhiều chính sách liên quan đến việc giải quyết đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số, giúp hàng trăm ngàn hộ thoát nghèo. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ở nhiều địa phương tình trạng lợi dụng sự thiếu hiểu biết của đồng bào dân tộc thiểu số để lừa đảo mua bán, sang nhượng đất ở và sản xuất.
  • Thu hẹp đất canh tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 4: Sử dụng hiệu quả quỹ đất ở Tây Nguyên
    Đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên còn nhiều khó khăn, thu nhập chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, tình trạng đất canh tác bị thu hẹp đang có xu hướng tăng do suy thoái chất lượng đất, đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường chưa được sử dụng hiệu quả, xảy ra tình trạng tranh chấp, lấn chiếm…
  • Hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số xây nhà, khai hoang, phục hóa, cải tạo đất
    (TN&MT) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 04/2023/QĐ-TTg ngày 23/2/2023 về mức hỗ trợ và cơ chế hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số xây nhà, khai hoang, phục hóa, cải tạo đất.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO