Khởi sắc công tác bảo vệ môi trường

Hoàng Ngân | 09/02/2023, 10:10

(TN&MT) - Thông qua Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường (PEPI) mà Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công bố cho thấy, công tác bảo vệ môi trường ở tất cả các địa phương trên cả nước đang có chuyển biến tích cực, nhận thức của người dân, doanh nghiệp về bảo vệ môi trường đang từng bước được nâng cao.

Nhiều chuyển biến tích cực về môi trường

Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường (PEPI) của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhằm đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ môi trường và mức độ hài lòng của người dân về chất lượng môi trường sống của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đồng thời, đánh giá hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường; nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, khuyến khích nỗ lực của các cơ quan quản lý Nhà nước và người dân trong công tác bảo vệ môi trường.
Kết quả thực hiện Bộ chỉ số PEPI năm 2021 của các địa phương cho thấy, có 10 địa phương đạt mức tốt với tổng số điểm trên 70 điểm, có 39 địa phương đạt mức khá với kết quả từ 60 đến dưới 70 điểm và có 14 tỉnh/thành phố đạt mức trung bình, đạt kết quả từ 50 đến dưới 60 điểm.

a3.jpg
Nhiều tỉnh, thành phố đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt đạt quy chuẩn môi trường

Cụ thể, các địa phương đã thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường là: Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Trà Vinh, Cần Thơ, Bình Dương, Long An, Vĩnh Long, Quảng Ninh, Bắc Giang, Nghệ An. Đây là các địa phương đã hoàn thành nhiều chỉ tiêu về bảo vệ môi trường đề ra hoặc có kết quả thực hiện cao như: Tỷ lệ nước thải sinh hoạt đô thị được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý triệt để; tỷ lệ chất thải nguy hại, chất thải rắn sinh hoạt được xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường,… Đồng thời, có tỷ lệ đánh giá của người dân về chất lượng môi trường sống trên địa bàn ở mức hài lòng cao.

Kết quả đánh giá cũng chỉ ra rằng, Chỉ số PEPI 2021 của các địa phương có nhiều khởi sắc với 45 tỉnh, thành phố có kết quả Chỉ số PEPI tăng cao hơn so với năm 2020, trong đó các địa phương tăng điểm cao là Quảng Trị (tăng 24 điểm), Bắc Ninh (tăng 18,67 điểm), Bến Tre (tăng 12,8 điểm), Nghệ An (tăng 10,81 điểm), Nam Định (tăng 10,35 điểm). Điều này cho thấy các địa phương đã ngày càng nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao kết quả thực hiện công tác bảo vệ môi trường.

Cần tiếp tục thực hiện nghiêm Luật Bảo vệ môi trường

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác bảo vệ môi trường vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Tốc độ ô nhiễm, suy thoái môi trường, suy giảm tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học mặc dù đã được kiểm soát song vẫn diễn biến phức tạp. Khối lượng chất thải rắn, chất thải nguy hại phát sinh ngày càng lớn, cơ cấu thành phần phức tạp, trong khi đó, công tác quản lý còn nhiều hạn chế.

Năm 2021, Thành phố Đà Nẵng đứng đầu trong 63 tỉnh thành cả nước về thực hiện Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường (PEPI) năm 2021 với tổng điểm 79,82 điểm. Tiếp sau đó là Bà Rịa - Vũng tàu với 78,79 điểm, xếp thứ 3 là Trà Vinh với 77,52 điểm.

Hạ tầng cho công tác bảo vệ môi trường mặc dù đã được đầu tư, song vẫn còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Tỷ lệ cụm công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường của cả nước mới chỉ đạt 15,53%. Số lượng các trạm quan trắc không khí tự động liên tục còn thấp, dẫn đến thiếu thông tin cho việc dự báo, cảnh báo. Cả nước mới có 24 địa phương lắp đặt trạm quan trắc tự động chất lượng môi trường không khí tại các đô thị loại IV trở lên.

Nhằm nâng cao kết quả thực hiện công tác bảo vệ môi trường cho các năm tiếp theo, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức quán triệt, có giải pháp đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường, cải thiện kết quả thực hiện Bộ chỉ số PEPI. Trong đó, cần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về công tác bảo vệ môi trường; phát động các phong trào, hoạt động thiết thực nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường tại cơ quan, đơn vị và nơi cư trú.

Chính quyền cấp cơ sở cần coi trọng việc giải quyết vấn đề thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt; cải thiện chất lượng môi trường nước mặt tại các ao, hồ, sông, suối, kênh, rạch,…; giải quyết vấn đề thu gom, xử lý nước thải, ô nhiễm môi trường không khí tại khu vực. Thực hiện nghiêm các quy định tại Luật Bảo vệ môi trường 2020, đặc biệt là việc xử lý vi phạm môi trường.

Ngoài ra, khuyến khích sự tham gia của người dân vào các kế hoạch, chương trình hoạt động bảo vệ môi trường; phát huy sáng kiến, sáng tạo của người dân vì một môi trường xanh, sạch, đẹp. Giải quyết triệt để những vấn đề nóng, gây bức xúc dư luận có liên quan đến ô nhiễm môi trường ở các địa phương thông qua đường dây nóng.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
  • Xây dựng nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao thích ứng với chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn
    (TN&MT) - Phát biểu tại Chương trình gặp mặt cán bộ đoàn các thời kỳ và Tọa đàm “Khát vọng tuổi trẻ - Hành động của Đoàn” do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bộ TN&MT tổ chức chiều 28/3, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành mong muốn trong thời gian tới, Đoàn Thanh niên Bộ cần tập trung thường xuyên trau dồi kỹ năng, kiến thức cho mỗi đoàn viên, thanh niên nhằm thực hiện mục tiêu “Xây dựng nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao thích ứng với chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn”.
  • Phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam
    (TN&MT) - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 40/NQ-CP 2023 về Chiến lược phát triển ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam và xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
  • Sửa đổi chính sách lồng ghép thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP 26
    (TN&MT) - Từ nay đến năm 2025, Bộ TN&MT sẽ sửa đổi Luật Đất đai, Luật Tài nguyên nước, Luật Địa chất và khoáng sản, trong đó lồng ghép các nội dung thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26.
  • Hà  Nội: Bổ nhiệm tân Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường
    (TN&MT) - Ngày 23/3, tại quận Nam Từ Liêm, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị công bố và trao Quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về việc điều động ông Nguyễn Huy Cường, Phó Bí thư Quận uỷ, Chủ tịch UBND Quận Nam Từ Liêm đến nhận công tác tại Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội để bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở.
  • Công bố quyết định thành lập Công đoàn cơ sở Cục Khoáng sản Việt Nam
    (TN&MT) - Chiều 20/3, tại Hà Nội, Cục Khoáng sản Việt Nam tổ chức lễ công bố Quyết định thành lập Công đoàn Cục Khoáng sản Việt Nam và ra mắt Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời Cục Khoáng sản Việt Nam. Ông Dương Trung Thành - Chủ tịch Công đoàn Bộ TN&MT dự và trao Quyết định.
  • Ngành TN&MT cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp hướng tới kinh tế xanh
    (TN&MT) - Phát biểu tại phiên cấp cao Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên (VBF) sáng 19/3, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Quý Kiên khẳng định: Ngành tài nguyên và môi trường cam kết luôn lắng nghe, đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp trong nước và ngoài nước để hoàn thiện cơ chế chính sách, nhằm mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, phát triển bền vững hướng tới nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.
  • Bộ TN&MT hướng dẫn tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới, Chiến dịch Giờ trái đất năm 2023
    (TN&MT) - Bộ TN&MT vừa có Công văn gửi các Bộ, ban ngành, đoàn thể Trung ương; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Các Đại sứ quán, tổ chức quốc tế tại Việt Nam đề nghị quan tâm, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các hoạt động thiết thực, hiệu quả, phù hợp chủ đề Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới và Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023.
  • Thúc đẩy nghiên cứu biến đổi khí hậu phục vụ quá trình phát triển bền vững
    (TN&MT) - Ngày 17/3, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu (KHKTTV&BĐKH) đã tổ chức Hội thảo Khoa học thường niên lần thứ XXV với chủ đề “Thúc đẩy ứng dụng chuyển đổi số và khoa học mở trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, môi trường và biến đổi khí hậu phục vụ phát triển bền vững đất nước”.
  • Phổ biến các quy định pháp luật ứng phó BĐKH trong Luật Bảo vệ môi trường cho các tỉnh, thành miền Trung
    (TN&MT) - Sáng ngày 16/3, tại Đà Nẵng, Cục Biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT) phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường TP Đà Nẵng tổ chức “Hội nghị tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật ứng phó với biến đổi khí hậu trong Luật Bảo vệ môi trường” cho đại diện các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức chính trị ở khu vực miền Trung.
  • Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong ứng phó với biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Ngày 16/3, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức Hội thảo “Khí hậu Việt Nam - Hợp tác giáo dục nhằm đạt được sự thay đổi bền vững tại các vùng đồng bằng Việt Nam” do Chính phủ Hà Lan tài trợ trong khuôn khổ Chương trình Tri thức Orange và được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt cho giai đoạn 2019 - 2023, nhằm nâng cao nguồn chất lượng nhân lực và giải quyết những thách thức trong bối cảnh biến đổi khí hậu mà Việt Nam đang phải đối mặt.
  • Bà Rịa - Vũng Tàu quản lý, khai thác quỹ đất công: Triển khai nhiều giải pháp
    (TN&MT) - Thời gian qua, công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã từng bước đi vào nền nếp và đạt được một số kết quả nhất định. Điển hình là công tác quản lý, khai thác quỹ đất công luôn được các sở, ngành, địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát để đảm bảo hiệu quả quản lý, sử dụng hợp lý, từ đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • Tiếp tục rà soát, thể chế hóa đầy đủ các chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước để hoàn thiện Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
    Chiều 15/3, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tiến hành xem xét cho ý kiến về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành Phiên họp.
  • Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, phát huy nguồn lực từ đất đai
    Chiều 15/3, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân cùng Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Đoàn Thị Thanh Mai chủ trì buổi Hội thảo lấy ý kiến doanh nghiệp, liên hiệp hội, chuyên gia, nhà khoa học và các cơ quan, đơn vị cho dự thảo Luật Đất đai (Sửa đổi).
  • Bổ nhiệm 3 lãnh đạo Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Tài nguyên và Môi trường
    (TN&MT) - Ngày 15/3, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Thị Phương Hoa chủ trì Lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng và 2 Phó Hiệu trưởng Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Tài nguyên và Môi trường.
  • Khối thi đua số VI, Bộ TN&MT: Thi đua tạo động lực hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị
    (TN&MT) - Sáng 15/3, tại Hà Nội, Khối thi đua số VI, Bộ TN&MT tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi đua – khen thưởng năm 2022 và ký kết giao ước thi đua năm 2023. ông Trương Văn Đạt, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và bà Vũ Thị Mai Lan, Phó Chánh Văn phòng Đảng – Đoàn thể dự và chỉ đạo Hội nghị.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO