Thứ Ba, 20/5/2025 18:3 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Khởi động Chương trình Nhận diện hàng Việt Nam

Thứ Bảy 25/07/2020 , 23:33 (GMT+7)

(TN&MT) - Tối 25/7/2020, tại Quảng trường Vườn hoa Tượng đài Lý Thái Tổ, Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Lễ khởi động Chương trình Nhận diện hàng Việt Nam với chủ đề “Tự hào hàng Việt Nam” năm 2020.

Chương trình Nhận diện hàng Việt Nam thường niên trên quy mô toàn quốc với tên “Tự hào hàng Việt Nam” là một trong các dự án, nhiệm vụ thực hiện Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014 - 2020; và là một trong 4 hoạt động trọng tâm, trọng điểm thuộc các chương trình kích cầu tiêu dùng nội địa, mở rộng thị trường trong nước, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh diễn ra từ ngày 1/7 - 31/12/2020 của ngành Công Thương.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải phát biểu tại Lễ khởi động Chương trình Tự hào hàng Việt Nam

Phát biểu tại Lễ khởi động Chương trình, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết từ đầu 2020 đến nay, cuộc khủng hoảng dịch bệnh diễn ra trên quy mô toàn cầu. Song đây cũng là khoảng thời gian đặc biệt khi chúng ta chứng kiến sức sống mãnh liệt của hàng Việt, và vai trò vô cùng quan trọng của thị trường trong nước đối với nền kinh tế.

Chương trình nhận diện hàng Việt Nam với tên “Tự hào hàng Việt Nam” năm 2020 có nhiều điểm mới với nhiều hoạt động trải nghiệm, tương tác trực tiếp giữa người tiêu dùng với sản phẩm, dịch vụ; tương tác giữa nhà sản xuất và nhà phân phối; giữa doanh nghiệp và nhà quản lý; qua đó hỗ trợ kết nối các nhóm nhu cầu giữa các doanh nghiệp góp phần nâng cao thị phần của hàng hoá dịch vụ Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế.

Cũng tại buổi Lễ, Phó chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Phùng Khánh Tài đánh giá cao việc Bộ Công Thương đã chủ động triển khai các Kết luận của Bộ Chính trị, Chỉ thị, Nghị quyết của Chính phủ thành Kế hoạch hành động của ngành Công Thương nhằm khôi phục và thúc đẩy phát triển công nghiệp, thương mại với mục tiêu nhanh chóng khôi phục và thúc đẩy phát triển các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, thương mại trong giai đoạn mới. Theo đó, đưa ra hàng loạt các hoạt động, giải pháp, trong đó có các hoạt động; Phát động các chương trình kích cầu tiêu dùng nội địa, mở rộng thị trường trong nước; Hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và; Triển khai Chương trình khuyến mại tập trung quốc gia áp dụng trên toàn quốc.

"Chương trình Nhận diện hàng Việt Nam với tên “Tự hào hàng Việt Nam” năm 2020 với sự chuyển hướng mạnh mẽ vào các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ, những đơn vị trực tiếp sản xuất, cung ứng các sản phẩm dịch vụ Việt Nam đến người tiêu dùng"Phó Chủ tịch Phùng Khánh Tài nói. 

Toàn cảnh buổi Lễ khởi động Chương trình Tự hào hàng Việt Nam

Phát huy sức mạnh của hàng Việt trên thị trường nội địa, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị tăng cường thực hiện các nhiệm vụ được phân công theo Kế hoạch của Ban chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động, cùng Nghị quyết 84/NQ-CP, Chỉ thị số 19/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Chương trình hành động hàng năm của Bộ; tiếp tục xây dựng các chương trình nghiên cứu và đào tạo hỗ trợ doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh và xây dựng thương hiệu; theo sát dõi diễn biến thị trường, đảm bảo lưu thông hàng hoá thông suốt, và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tổ chức các điểm bán hàng hóa thương hiệu Việt kết hợp với bán hàng bình ổn thị trường… nhằm lan tỏa khích lệ người tiêu dùng và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng Việt Nam tiếp tục hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” ngày càng mạnh mẽ hơn.

Cũng trong 2 ngày 25 - 26/7, tại Quảng trường Vườn hoa Tượng đài Lý Thái Tổ đã diễn ra nhiều hoạt động trải nghiệm, kích cầu hàng Việt sôi nổi, thú vị với sự góp mặt của nhiều thương hiệu nổi tiếng đến từ các doanh nghiệp Tổng Công ty cổ phần Bia - Rượu - NGK Hà Nội (HABECO), Tổng Công ty cổ phần Bia - Rượu - NGK Sài Gòn (SABECO), Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp - Than Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn TH, Công ty Cổ phần Nhiên liệu bay Petrolimex, Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền, Công ty Cổ phần Kỹ thuật Công nghiệp Á Châu (ACIT), Công ty Cổ phần Cơ điện Thủ Đức… và các nhà phân phối nổi tiếng như Tập đoàn Central Retail tại Việt Nam, Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh. (Saigon Co.op)…

Xem thêm
Việt Nam - Hoa Kỳ thống nhất thúc đẩy Hiệp định Thương mại đối ứng

Hai bên cam kết hướng tới quan hệ kinh tế hài hòa lợi ích, phù hợp thể chế mỗi nước, tại buổi gặp bên lề Hội nghị Bộ trưởng Thương mại APEC lần thứ 31.

GO! Yên Bái tuyển dụng hơn 100 lao động, chuẩn bị cho ngày khai trương

GO! Yên Bái khi đi vào khai thác góp phần tạo hàng trăm công ăn việc làm, đồng thời giải quyết đầu ra cho các mặt hàng nông sản, sản phẩm OCOP của tỉnh.

GrowMax được vinh danh vì những đóng góp xuất sắc cho KHCN Việt Nam

Trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, GrowMax được vinh danh nhờ các sản phẩm thức ăn chức năng Specific TPD và quy trình nuôi tôm tuần hoàn nước - an toàn sinh học.

Thao túng tài sản mã hóa có thể bị phạt tới 2 tỷ đồng

Lần đầu tiên, Bộ Tài chính đề xuất đưa đối tượng này vào diện xử phạt hành chính, nhằm kiểm soát rủi ro và tạo nền tảng pháp lý cho thị trường đang thí điểm.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

Đề xuất thuế TTĐB nước giải khát có đường: Cần đánh giá tác động đa chiều

Việc đưa nước giải khát có đường vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt tạo ra tranh luận về mục tiêu bảo vệ sức khỏe cộng đồng và ảnh hưởng kinh tế, xã hội.