Văn hóa

Khát vọng… cất lên từ bản

Trần Hương 17:02 09/05/2023

(TN&MT) - Một bản làng xa xôi của Lai Châu đã đạt thương hiệu điểm du lịch cộng đồng  hấp dẫn nhất ASEAN. Ở đó, ngoài những gì thiên nhiên ban tặng, còn có những con người biết vươn lên từ số phận, biết gắn kết cộng đồng để cùng nhau thoát nghèo bền vững… Đặc sản "tinh thần" của họ là nghị lực con người, nghị lực tập thể mà khó ở nơi đâu có được...

Cai nghiện thành công cho cả bản

Trung tuần tháng 4, tôi có mặt trên bản vùng cao người Mông Sin Suối Hồ, xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Người trong bản kể: Ngày 15/4/2023, bản vừa tổ chức Lễ công bố Giải thưởng du lịch cộng đồng ASEAN điểm bản Sin Suối Hồ mà trước đó tại diễn đàn Hội chợ Du lịch quốc tế diễn ra tại Indonesia đã công nhận điểm du lịch cộng đồng bản Sin Suối Hồ của Việt Nam là điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn nhất ASEAN.

Cảnh sắc tự nhiên ở Sin Suối Hồ hoang sơ, hùng vĩ, khí hậu trong lành. Người dân trong bản Sin Suối Hồ chủ yếu sinh sống dựa vào sản xuất nông nghiệp, trồng địa lan, thảo quả, chăn nuôi và làm du lịch. Mỗi một sản phẩm nông nghiệp, lĩnh vực nuôi trồng ở Sin Suối Hồ đều hướng đến du lịch, phục vụ cho ngành du lịch ở nơi đây.

Đặc biệt, cách làm du lịch của bản Sin Suối Hồ vô cùng thân thiện môi trường. Con người hiền hòa chất phác, sự gắn kết cộng đồng rất chặt chẽ… nhà liền nhà, sân liền sân, ngõ liền ngõ không có tường ngăn. Mọi sản phẩm được bày bán cả ngày đêm không cần trông coi, thu dọn, không ai lấy cái gì của ai bao giờ… Tất thảy tạo nên một bản du lịch cộng đồng Sin Suối Hồ rất thân thiện và gắn kết với thiên nhiên, hài hòa giữa con người và môi trường tự nhiên cho đến môi trường sống.

a1.jpg
Phong cảnh bản du lịch Sin Suối Hồ, xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu

Qua buổi trò chuyện với người được coi như đi đầu trong phong trào du lịch, làm nên thương hiệu du lịch cộng đồng của bản Sin Suối Hồ. Anh Hạng A Xà (sinh năm 1975), trai bản Sin Suối Hồ. Anh Xà kể: Những năm 1990, bản có gần 100 hộ, có đến 200 người nghiện ma túy. Tách biệt và treo leo, kèm theo tệ nạn khiến cho bản Sin Suối Hồ kém phát triển, tụt hậu so với các bản người Mông khác trong cùng khu vực. Khi ấy, con mắt của người Mông bản Sin Suối Hồ nhìn ai cũng thấy xấu, nhìn ai cũng phải đề phòng do tệ nạn ma túy. Bản làng chìm sâu trong khói thuốc. Cả bản hơn 80% thuộc diện đói nghèo.

- Kỳ tích nào để Sin Suối Hồ trở thành điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn nhất ASEAN? Thưa anh?

Không để tôi đợi lâu, anh tiếp mạch chuyện: Tôi và 5 anh em nữa trong bản bàn nhau đưa toàn bộ những người mắc các tệ nạn xã hội như: nghiện ma túy, nghiện rượu, nghiện thuốc lào… đi cai tách biệt hẳn trên rừng sâu. Bắt đầu từ năm 1995 cho đến tận 2005 mới xóa hết được tệ nạn ở Sin Suối Hồ. Song, Sin Suối Hồ lại gặp phải khó khăn nữa về nhận thức, trình độ hiểu biết để làm du lịch Homestay. Khi ấy, mình là người học cao nhất bản hết lớp 5, có bằng Tiểu học. Trước khó khăn đó, chúng tôi lại họp bản để làm thay đổi nhận thức, thay đổi nếp nghĩ, cách làm: Thay đổi về vấn đề tảo hôn, về kế hoạch hóa gia đình, về kinh doanh, về vệ sinh môi trường… Đến năm 2010 bà con dân bản Sin Suối Hồ cơ bản đã đổi thay.

Ngừng giây lát A Xà bảo: Kể với cô là vậy, nhưng trong quá trình làm cũng gặp không ít khó khăn. Nhưng luôn có sự cổ vũ, ủng hộ của chính quyền địa phương, sự quan tâm và đồng lòng của bà con trong bản. Nên khó khăn thì cũng vượt qua được cả thôi. Giai đoạn năm 2010 - 2015, quãng thời gian 5 năm đó Sin Suối Hồ xây dựng đường làng ngõ xóm, chính quyền địa phương hỗ trợ xi măng, cát sỏi và ngày công được huy động tại bản… Với phương châm đưa toàn bộ chuồng trâu bò, lợn gà ra khỏi nơi sinh sống, trồng lại cây, làm nhà vệ sinh, tu sửa nhà cửa… Ai có sức nào làm sức ấy, cả bản cùng hỗ trợ nhau cùng làm. Đến năm 2015 cơ sở vật chất ở bản cũng đáp ứng được phần nào về yêu cầu làm du lịch Homestay.

a2.jpg
Nhiều khách nước ngoài đến du lịch trải nghiệm tại đây

Sau những nỗ lực đó, năm 2015 bản Sin Suối Hồ được UBND tỉnh Lai Châu công nhận điểm du lịch cộng đồng. Nhưng khi hình thành khu du lịch cộng đồng, bản Sin Suối Hồ lại gặp phải khó khăn mới, đó là nguồn nhân lực của bản chưa có kinh nghiệm làm Homestay. Cứ khó khăn này giải quyết lại có khó khăn khác chồng lên…

Người ngồi kế bên là Trưởng bản Vàng A Chỉnh, lúc này lên tiếng: Lúc ấy bản mình lại họp rồi cử người đi đào tạo, lập ra các đội nhóm đi tập huấn tại các trung tâm cơ sở của Nhà nước.

Từ đó đến nay bản đã cử 12 người đi học lái xe ô tô, 24 người đi học nấu ăn phục vụ khách du lịch quốc tế, hơn chục người đi học thuyết minh viên, đội hướng dẫn viên, đội văn nghệ, đội pha chế, đội quản lí nhà hàng… có khoảng 15 đội như thế, 100% là con em trong bản, kể cả những người đã có tuổi. Tùy theo khả năng và nhu cầu của mỗi người mà bản cử đi. Năm 2019, tất cả các đội đã học xong và trở về phục vụ tại bản. – Anh Xà kể.

Kỳ tích… Sin Suối Hồ

Nói về định hướng du lịch của điểm du lịch cộng đồng Sin Suối Hồ trong tương lai, Trưởng bản Vàng A Chỉnh đau đáu: Từ nay đến năm 2025, bản Sin Suối Hồ sẽ tập trung tạo ra các sản phẩm có giá trị, đạt tiêu chuẩn để phục vụ cho khách du lịch đến thăm quan tại bản. Các sản phẩm được làm ra đều tuân thủ quy định thân thiện với môi trường. Trong tất cả các sản phẩm du lịch của bản Sin Suối Hồ đều phải đạt tiêu chuẩn sạch, đảm bảo vệ sinh môi trường, không phá vỡ cảnh quan sinh thái, không gian tự nhiên của bản. Mỗi gia đình, mỗi khu du lịch đều phải tự ý thức phân loại rác thải để xử lí cho phù hợp môi trường.

a3.jpg
Những cô gái dân tộc Mông biểu diễn dân ca dân vũ tại bản du lịch Sin Suối Hồ

Em xem đấy! Ở đây, các sản phẩm du lịch như: hàng thổ cẩm, hàng nông sản, các chậu địa lan có giá chục triệu đồng bày ra sân, ra đường cả ngày cả đêm, không cần ai trông coi cũng không có người lấy.

Tôi gật đầu xác nhận hỏi: Kể từ ngày bản Sin Suối Hồ còn là bản kém phát triển do tệ nạn ma túy đến thời điểm này quãng 33 năm. Trong suốt 33 năm ấy, có khi nào cá nhân anh thấy nản? Nguồn lực ở đâu để bản anh làm nên kỳ tích ấy?

Trưởng bản Vàng A Chỉnh mỉm cười đáp: Tại sao mình lại nản? Vì là bản mình, nhà mình, con cháu anh em họ hàng mình ở đấy, có phải làm cho ai đâu mà nản. Mình có sức nào thì làm sức đấy, có phải chạy đua với ai đâu? Mình cứ làm từ từ, làm cái gì cũng phải bắt đầu từ cái nhỏ nhất, mới mong làm được cái to. Còn nguồn lực thì như mình nói, có đến đâu làm đến đó, mỗi năm làm một ít, một ít.. Ngoài ra thì còn có sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, Phòng Văn hóa Thông tin huyện Phong Thổ của cả tỉnh Lai Châu nữa em ạ!

a5.jpg
Anh Hạng A Xà (đứng giữa) người đi đầu trong phong trào du lịch, làm nên thương hiệu du lịch cộng đồng của bản Sin Suối Hồ.

Và bản mình cũng định hướng là tất cả các sản phẩm của bản làm ra để tự cung tự cấp cho du lịch. Làm nông nghiệp trồng lúa, cấy rau, nuôi gà thả cá cũng là làm du lịch. Chính vì thế mà bản đã quy hoạch từng khu vực chăn nuôi, trồng trọt… để có nguồn thực phẩm sạch phục vụ khách du lịch và trải nghiệm khi khách có nhu cầu. Từng khu vực từng địa điểm đều tách biệt riêng rẽ… tùy theo mức độ ảnh hưởng về môi trường để quy định cự li. Riêng cây thảo quả diện tích cả bản khoảng 111ha, diện tích hoa địa lan khoảng gần 30ha, các loại quả táo mèo, mận, đào trồng xen kẽ trong bản và gần khu du lịch.

Đến nay, mỗi năm bản Sin Suối Hồ đón từ khoảng 18.000 – 20.000 lượt khách du lịch. Bản đã thành lập 1 Hợp tác xã cung cấp các dịch vụ du lịch và 2 công ty du lịch chuyên kết nối tổ chức các tua. Mỗi hộ kinh doanh trong bản trích lại 0,5% để tái đầu tư cơ sở vật chất và đào tạo nguồn nhân lực của bản.

Qua tất cả những nỗ lực, cố gắng lớn lao của cộng đồng người dân bản Sin Suối Hồ và sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, phòng ban chuyên môn. Vừa qua, tại diễn đàn Hội chợ Du lịch quốc tế diễn ra tại Indonesia đã công nhận điểm du lịch cộng đồng bản Sin Suối Hồ của Việt Nam là điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn nhất ASEAN.

Bài liên quan
  • Lai Châu phát triển cây dược liệu hướng giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Phát triển cây dược liệu dưới tán rừng là một trong những chủ trương lớn của tỉnh Lai Châu. Từ chủ trương này Lai Châu đã ban hành rất nhiều chính sách hỗ trợ thu hút doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân đầu tư, phát triển cây dược liệu dưới tán rừng. Đây là cơ hội giúp người dân, đồng bào các dân tộc thiểu số ở Lai Châu từng bước xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
Đừng bỏ lỡ
  • Lào Cai: Hấp dẫn chuỗi sự kiện tại Tuần lễ văn hoá Bảo Yên 2023
    (TN&MT) - Nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm giữ gìn, bảo tồn và phát huy vốn văn hóa truyền thống. Đồng thời, thúc đẩy du lịch và quảng bá hình ảnh đất và người Bảo Yên nói riêng và của tỉnh Lào Cai nói chung. Từ 25-31/8, UBND huyện Bảo Yên – Lào Cai tổ chức Tuần lễ Văn hóa - Du lịch Bảo Yên 2023.
  • Tuần Văn hóa – Du lịch Mộc Châu 2023 diễn ra từ 28/8 đến 4/9
    (TN&MT) - Được tổ chức thường niên vào dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, Tuần văn hóa du lịch Mộc Châu (Sơn La) năm nay gồm chuỗi các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, du lịch đặc sắc, hấp dẫn, đậm đà bản sắc văn hóa các dân tộc.
  • Khánh thành “Khu vườn Hội An” tại CHLB Đức
    Ngày 25/8, lãnh đạo UBND TP. Hội An cho biết, tại Công viên Nhân dân thành phố Wernigerode, CHLB Đức đã diễn ra Lễ khánh thành “Khu vườn Hội An” và đặt bảng tên Cầu Hội An vào chiều 24/8. Đây là một trong những hoạt động trọng tâm của Lễ hội đèn lồng Hội An lần thứ 3 diễn ra tại Đức từ ngày 25 - 27/8/2023.
  • Sức hút du lịch Lai Châu
    (TN&MT) - Lai Châu hấp dẫn và lôi cuốn du khách không chỉ bởi cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, những đỉnh núi đẹp, những danh lam thắng cảnh nổi tiếng, mà còn vì những nét độc đáo trong bản sắc văn hóa của các dân tộc với những lễ hội độc đáo đặc sắc, đây chính là những yếu tố tạo nên sức hút cho du lịch Lai Châu.
  • Quảng Nam đề nghị đưa “Nghề chế biến Mỳ Quảng” vào Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Theo Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã ký công văn số 5312/UBND-KGVX ngày 10/8/2023 gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với “Nghề chế biến Mỳ Quảng tại tỉnh Quảng Nam”.
  • Lễ hội Ẩm thực chay Quận 7 - Năm 2023
    Lễ hội ẩm thực chay Quận 7 - năm 2023 sắp diễn ra tại Cầu Ánh Sao - Công viên Cảnh Đồi (quận 7, thành phố Hồ Chí Minh). Với quy mô hơn 200 gian hàng trưng bày, cùng nhiều hoạt động như: cuộc thi “Green Chef 2023”, mâm cỗ chay đặc sắc nhất, chương trình văn nghệ, đại tiệc buffet trên 10.000 người,…
  • Quảng Trị: Vận động xây dựng quỹ "Hoa dâng mộ Liệt sĩ"
    Kỷ niệm 76 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2023), được sự đồng ý của UBND tỉnh Quảng Trị, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Trị phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Trị tổ chức đợt vận động các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong cả nước xây dựng Quỹ “Hoa dâng mộ liệt sĩ” để dâng cúng, gắn bình hoa lên hơn 50.000 phần mộ tại 72 nghĩa trang Liệt sĩ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
  • Thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình
    (TN&MT) - Hoàn thiện môi trường pháp lý; phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; phát triển các nền tảng số, sản phẩm báo chí số; tăng cường hợp tác quốc tế… là những nội dung được đưa ra trao đổi trong “Hội thảo về công tác chuyển đổi số cho các đài phát thanh, truyền hình” với sự tham gia của hơn 200 phóng viên, biên tập viên các đài phát thanh - truyền hình trên cả nước.
  • Hội diễn văn nghệ chào mừng 20 năm thành lập Sở TN&MT TP.Hồ Chí Minh
    (TN&MT) - Với chủ đề “Tự hào – Tiếp bước”, những cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành tài nguyên và môi trường TP.HCM đã cất lên những lời ca, tiếng hát, điệu múa thể hiện niềm tự hào và khát vọng cống hiến cho đất nước, cho thành phố anh hùng.
  • Khởi động hành trình đi tìm Hoa hậu Thiên nhiên Việt Nam
    Ngày 14/7, tại Hà Nội, Ban tổ chức cuộc thi “Miss Nature Việt Nam 2023 - Hoa hậu Thiên nhiên Việt Nam 2023” họp báo thông tin về cuộc thi.
  • Tu bổ Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng)
    Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 822/QĐ-TTg ngày 11/7/2023 phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Ngũ Hành Sơn, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
  • Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ di tích quốc gia đặc biệt Nhà đày Buôn Ma Thuột
    Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 806/QĐ-TTg ngày 6/7/2023 phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích quốc gia đặc biệt Nhà đày Buôn Ma Thuột, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
  • Hà Tĩnh công bố Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu là di sản tư liệu
    Ngày 24/6, UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức Lễ kỷ niệm 310 năm sinh Nguyễn Huy Oánh (1713 - 2023), 280 năm sinh Nguyễn Huy Tự (1743 - 2023), 240 năm sinh Nguyễn Huy Hổ (1783 - 2023) và công bố Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu là di sản tư liệu Chương trình ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO