Khảo sát xây dựng Nghị định quy định xử phạt vi phạm trong quản lý, bảo vệ biên giới

Quang Anh – Văn Danh | 21/10/2019, 22:16

(TN&MT) - Ngày 21-10, Đoàn khảo sát của Bộ Quốc phòng tổ chức khảo sát thực tế phục vụ xây dựng Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia thay thế Nghị định 169/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ.

Toàn cảnh hội nghị

Ngày 21-10, BĐBP tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Đoàn khảo sát của Bộ Quốc phòng do Đại tá Hoàng Hữu Chiến, Phó Tham mưu trưởng, Bộ Tư lệnh BĐBP làm trưởng đoàn đã tổ chức khảo sát thực tế phục vụ xây dựng Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia thay thế Nghị định 169/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ.

Tới dự có đại tá Phạm Văn Phong, Chỉ huy trưởng BĐBP Bà Rịa – Vũng Tàu và các đại diện lãnh đạo các sở, ngành chính quyền địa phương cùng đại diện lãnh đạo các lực lượng chức năng đứng chân trên địa bàn.

Theo báo cáo đề dẫn tại buổi khảo sát, ngay khi có kế hoạch soạn thảo sửa đổi nghị định, từ đầu tháng 8-2019 đến nay, Bộ Tư lệnh BĐBP đã thực hiện các công việc để chủ động triển khai kịp thời nhiệm vụ như: Tổ chức xây dựng đề cương nghị định, lấy ý kiến tham gia của 54 cơ quan, đơn vị đầu mối trong toàn lực lượng BĐBP; tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan chức năng thuộc Bộ Quốc phòng.

Đại tá Nguyễn Văn Tiến, Phó Chỉ huy trưởng BĐBP Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết: Tình hình vi phạm hành chính ở khu vực biển giới biển của tỉnh diễn ra thường xuyên với nhiều cách thức ngày càng tinh vi, khó phát hiện hơn, tập trung chủ yếu một số hành vi như: Vi phạm quy định của người, tàu thuyền trong khu vực biên giới biển, khu vực cửa khẩu cảng biển, vi phạm các quy định về bảo đảm an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng biển… Tính từ năm 2014 đến nay, BĐBP Bà Rịa – Vũng Tàu đã phát hiện, bắt giữ, lập biên bản và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia là 274 vụ/473 đối tượng, thu nộp ngân sách nhà nước trên 1,4 tỷ đồng.

Đại tá Nguyễn Văn Tiến, Phó Chỉ huy trưởng BĐBP Bà Rịa – Vũng Tàu phát biểu đóng góp ý kiến tại hội nghị.

Tại buổi khảo sát, các cơ quan, ban, ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương khu vực biên giới biển Bà Rịa – Vũng Tàu đã nêu ý kiến, kiến nghị sửa đổi, bổ sung như: Sử dụng các thuật ngữ trong Nghị định cần được thống nhất; những hành vi mới phát sinh trên thực tiễn trong khu vực biển giới biển; chế tài xử lý vi phạm đảm bảo tính giáo dục, đủ sức răn đe; thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính; các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và đảm bảo việc xử phạt trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia…

Đại tá Hoàng Hữu Chiến, Phó Tham mưu trưởng, Bộ Tư lệnh BĐBP phát biểu kết luận tại buổi khảo sát.

Phát biểu kết luận tại buổi khảo sát, Đại tá Hoàng Hữu Chiến đánh giá cao những ý kiến đóng góp của các đại biểu vào dự thảo Nghị định. Đồng thời, tiếp thu, tổng hợp các ý kiến đóng góp để trình cấp trên xem xét xây dựng dự thảo Nghị định chất lượng, khoa học, phù hợp với nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, đảm bảo tính giáo dục, răn đe, tránh chồng chéo với các văn bản pháp luật khác.

Bài liên quan
  • Nâng cao trách nhiệm bảo vệ biên giới lãnh thổ quốc gia
    (TN&MT) - Hòa chung không khí hai nước Việt Nam và Lào, long trọng tổ chức kỷ niệm 55 năm ngày thiêt lập quan hệ ngoại giao, ngày 6/7/2017, tại T.P Điện Biên Phủ, UBND tỉnh Điện Biên phối hợp với Ủy ban Biên giới Quốc gia (Bộ Ngoại giao) tổ chức Hội nghị tuyên truyền về công tác biên giới lãnh thổ năm 2017.

(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
Đừng bỏ lỡ
  • Khai thác khoáng sản trái phép sẽ bị xử lý như thế nào?
    (TN&MT) - Kính gửi Báo Tài nguyên và Môi trường, ở quê tôi xã Hạ Sơn (huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An) đang diễn ra tình trạng khai thác đá trái phép hết sức bức xúc.
  • Chuyển đổi từ đất rừng sản xuất sang đất trồng cây lâu năm?
    (TN&MT) - Bạn đọc Đoàn Thị Hoa ở xóm Thín, xã Tinh Nhuệ, Huyện Thanh Sơn, Phú Thọ hỏi: Năm 2022, ông Nguyễn Văn V. ở xóm tôi mua lại 10.000 m3 đất rừng sản xuất của ông Đinh Văn Th. ở xóm Sinh, xã Tinh Nhuệ. Sau đó ông V. nhờ ông Hà Văn Cường ở xóm Giáo xã Tinh Nhuệ đứng tên và chuyển từ đất rừng sản xuất sang đất trồng cây lâu năm với diện tích 5000m2. Vậy xin hỏi việc chuyển đổi đất như vậy có được pháp luật cho phép hay không? Nếu được cho phép thì thủ tục chuyển đổi như thế nào?
  • Tỷ lệ tái chế và quy cách tái chế của sản phẩm săm, lốp ô tô
    (TN&MT) - Bạn đọc Phạm Gia Khánh (TP.HCM) hỏi: Công ty của tôi chuyên sản xuất săm, lốp ô tô. Tôi được biết mặt hàng thuộc đối tượng phải thực hiện trách nhiệm tái chế theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Xin hỏi, với mặt hàng săm, lốp thì tỷ lệ tái chế bắt buộc là bao nhiêu và quy cách tái chế như thế nào?
  • Xác định đối tượng xử lý chất thải dựa vào doanh thu
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Hà Anh (Hà Nội) hỏi: Xin hỏi, những doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu những mặt hàng cụ thế nào phải thực hiện trách nhiệm xử lý chất thải theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2022? Tôi được biết, để xác định đối tượng có trách nhiệm xử lý chất thải  phải căn cứ vào doanh thu, giá trị nhập khẩu của năm trước. Vậy doanh thu và giá trị nhập khẩu được tính như thế nào?
  • Những bao bì nào phải thực hiện trách nhiệm tái chế?
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Hòa An (Đồng Nai) hỏi: Công ty chúng tôi chuyên sản xuất mỹ phẩm, hóa mỹ phẩm như dầu gọi, sữa tắm… Xin hỏi, chúng tôi có thuộc đối tượng phải thực hiện trách nhiệm tái chế bao bì không? Theo quy định bao bì thương phẩm là bao bì gì?
  • Phân chia di sản thừa kế khi không có di chúc
    Hỏi: Thưa Luật sư, bố mẹ tôi lấy nhau năm 1991 và có 2 con (2 con đều đã trưởng thành và có gia đình, ổn định cuộc sống, ông bà tôi đã chết từ năm 1996). Mẹ tôi chết từ năm 2010, đến năm 2015 bố tôi có mua mảnh đất 45m2 để ở và đã được cấp sổ đỏ đứng tên bố tôi. Trước khi mất, bố tôi có nói để lại mảnh đất này cho tôi. Tuy nhiên, gần đây bố tôi vừa qua đời mà không để lại di chúc.
  • Những ưu đãi đối với dự án bảo vệ môi trường?
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Lê Mai Phương (Hà Nội) hỏi: Tôi được biết, nhà nước có nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển xã hội hóa trong công tác bảo vệ môi trường. Xin hỏi, cụ thể những hoạt động, dự án nào sẽ được ưu đãi, hỗ trợ ? Cụ thể dự án đầu tư công nghệ tiên tiến trong xử lý rác thải sẽ nhận được những ưu đãi gì?
  • Điều kiện và diện tích tối thiểu tách thửa đất nông nghiệp tại địa phương
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Hương Ánh (Hà Nam) hỏi: Gia đình tôi có hơn 900m2 đất nông nghiệp. Diện tích đất này đã được chính quyền cấp sổ đỏ từ năm 2005. Nay gia đình tôi muốn tách thửa diện tích đất nông nghiệp trên để chuyển nhượng theo đúng quy định của pháp luật. Xin hỏi, hiện nay pháp luật quy định như thế nào về điều kiện và diện tích tối thiểu tách thửa đất nông nghiệp?
  • Tra cứu thông tin đất ở và mức phạt khi tự ý chuyển lên đất ở
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Thị Hiền Mai (Đông Anh, Hà Nội) hỏi: Bố mẹ tôi để lại cho vợ chồng tôi 400m2 đất. Trong đó đã có ngôi nhà 2 tầng rộng khoảng 70m2. Xung quanh là vườn. Do nhu cầu chỗ ở tăng lên, nhà tôi muốn bỏ hết đất vườn để làm nhà ở. Nhưng, nhà chồng tôi không biết đất hiện tại của gia đình có được phép chuyển thành đất ở hay không. Xin hỏi, nhà tôi phải tìm thông tin ở đâu. Nếu tự ý chuyển thành đất ở thì nhà tôi có bị xử phạt hay không?
  • Quy định mới nhất về thời gian gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Hải Vi (Long An) hỏi: Hàng năm công ty chúng tôi đều gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường đến các cơ quan chức năng trước ngày 5/1. Tuy nhiên, theo chúng tôi được biết, quy định về thời gian gửi báo cáo mới được Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi. Xin hỏi, cụ thể quy định mới đó như thế nào?
  • Hồ sơ giao đất, cho thuê đất không đấu giá
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Hà Mai Anh ( Hải Phòng) hỏi: Gia đình tôi đang có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức. Xin hỏi, với nhu cầu này, gia đình tôi có phải đấu giá quyền sử dụng đất hay không? Hồ sơ giao đất, cho thuê đất gồm những giấy tờ gì?
  • Mua đất từ năm 2006 bằng giấy tờ viết tay có được làm sổ đỏ không?
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Quỳnh Giang (Hưng Yên) hỏi: Bố mẹ tôi mua 1 mảnh đất từ năm 2006. Lúc mua, bố mẹ tôi và nhà hàng xóm làm giấy tờ viết tay. Do chưa có nhu cầu sử dụng nên bố mẹ tôi chưa làm sổ đỏ. Sau khi bán đất, nhà hàng xóm chuyển vào đi nơi khác sinh sống. Từ lúc mua đến nay, diện tích đất này không có tranh chấp với ai. Xin hỏi, đến giờ, bố mẹ tôi làm sổ đỏ cho diện tích này có được không?
  • Đối tượng và điều kiện được chuyển đổi đất nông nghiệp
    (TN&Mt) - Bạn đọc Lê Thanh Phương (Hà Nam) hỏi: Bố mẹ tôi được phân chia đất nông nghiệp từ năm 1989. Tuy nhiên, diện tích được phân khá xa nơi bố mẹ tôi sinh sống. Nhiều năm trở lại đây, bố mẹ tôi cho người quen trong xóm canh tác. Xin hỏi, bố mẹ tôi muốn hoán đổi diện tích đất đó để lấy mảnh ruộng gần nhà có được không? Nếu được thì thủ tục hoán đổi như thế nào?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO