Khai mở nguồn nước sạch cho đồng bào dân tộc thiểu số

Phương Anh | 13/05/2022, 16:20

(TN&MT) - Nước sạch là nhu cầu tất yếu trong đời sống hàng ngày của mỗi người, mỗi gia đình và là yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe, cải thiện điều kiện sinh hoạt cho người dân, đặc biệt là khu vực có đông đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Từ những chương trình trọng điểm…

Giải quyết nước sinh hoạt cho vùng núi đá nói chung và vùng hải đảo xa xôi là vấn đề mà Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm trong suốt thời gian qua. Từ nỗ lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn qua 3 giai đoạn, từ năm 1998 đến năm 2015, Chương trình MTQG Xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010-2020, Chương trình 134, Chương trình 135, Chương trình 30a… và sự đóng góp của các tổ chức quốc tế, lĩnh vực nước sạch nông thôn đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể.

Một trong những dấu ấn của công cuộc khai phá nguồn nước phải kể đến việc Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình điều tra cơ bản tìm kiếm nguồn nước dưới đất để cung cấp nước sinh hoạt ở các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước. Hiện nay, Chương trình này đã được triển khai trên địa bàn 41 tỉnh, với 325 vùng được điều tra đánh giá. Trong đó, khu vực Bắc Bộ có 147 vùng được đánh giá tại 15 tỉnh; khu vực Bắc Trung Bộ có 32 vùng được điều tra, đánh giá tại 5 tỉnh; Nam Trung Bộ có 48 vùng được điều tra, đánh giá ở 7 tỉnh; 4 tỉnh khu vực miền Tây có 55 vùng được đánh giá, trong đó, đã có những điều tra liên quan đến các vùng hải đảo để phục vụ nước cho quân đội cũng như những người dân sinh sống ở đây.

khoan-gieng-1.jpg
Tìm được nguồn nước ngầm có chất lượng và trữ lượng lớn trên cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang).

Chương trình bao gồm 3 dự án thành phần: Dự án 1 là Điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất tại các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước; Dự án 2 là Nghiên cứu các giải pháp khoa học, công nghệ và chính sách nhằm quản lý, bảo vệ nguồn nước dưới đất, xử lý và cấp nước sạch thích ứng với điều kiện vùng núi cao, vùng khan hiếm nước; Dự án 3 là Xây dựng hệ thống cấp nước tại các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước.

Triển khai Chương trình này, đến nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã lập được Bản đồ ở những vùng đặc biệt khan hiếm nước, đã có các số liệu và bản đồ về nước ngầm, đặc biệt là các tầng nước rất khó khăn để phục vụ điều tra. Bộ cũng đã cung cấp các số liệu này cho các địa phương, đồng thời, đã có trao đổi để những khu vực khan hiếm nước có thể nhận được các số liệu này để khai thác. Thời gian vừa qua, ở Hà Giang, khu vực miền núi, vùng cao đã có nhiều nơi được cấp nước từ các kết quả của Chương trình.

Đến nay, cả nước hiện có 88,5% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó 51% dân số nông thôn (khoảng 33 triệu người) sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn của Bộ Y tế. Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung đạt 41% và cấp nước quy mô hộ gia đình đạt 10%.

Trước tình trạng haạn hán khan hiếm nước ở miền Tây Nam Bộ, các khu vực dữ liệu này cũng đã được cung cấp và trực tiếp để khai thác nước nhằm phục vụ cho đồng bào.

… đến những “trái ngọt” cho đồng bào

Dự án “Điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất tại các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước” thuộc Chương trình điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất để cung cấp nước sinh hoạt ở các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước, giai đoạn 1 được triển khai thực hiện từ năm 2016 đến năm 2020 với sự nỗ lực cố gắng của tập thể cán bộ công nhân viên, người lao động của Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia (Bộ TN&MT) cùng sự tham gia phối hợp của các cơ quan, đơn vị và chuyên gia trong lĩnh vực tài nguyên nước dưới đất.

Các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước trong phạm vi thực hiện của dự án chủ yếu là các xã vùng dân tộc thiểu số, miền núi, tỷ lệ đói nghèo cao, kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân còn nhiều thiếu thốn và yếu kém. Chính vì vậy, trong nhiều năm qua, các vùng này đã được Ðảng, Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương và cấp ủy, chính quyền các địa phương đồng thuận, quan tâm chỉ đạo thực hiện nhiều chương trình, dự án với quyết tâm cao.

Mặc dù, nước ta đã có nhiều chương trình hỗ trợ nhân dân ở các xã đặc biệt khó khăn như Chương trình 134, 135, Chương trình cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn,... nhưng vấn đề cung cấp nước sinh hoạt đảm bảo vệ sinh cho người dân ở các vùng còn chưa được giải quyết triệt để và gặp rất nhiều khó khăn, người vẫn dân phải đi hàng chục km để lấy nước.

khoan-gieng-2.jpg

Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước miền Bắc triển khai tìm nước tại vùng Hướng Phùng (tỉnh Quảng Trị). Ảnh: Đào Dũng

Chính vì thế, Dự án “Điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất tại các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước” được đánh giá là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần giải quyết lâu dài tình trạng thiếu nước sạch cho đồng bào dân tộc. Kết quả tìm kiếm nguồn nước dưới đất tại 197 vùng núi cao, vùng khan hiếm nước với tổng trữ lượng khai thác đạt 117.000 m3/ngày, có khả năng cung cấp nước sạch cho trên 1,4 triệu người (với định mức 80 lít/người/ngày). Sau khi được khai dẫn xây dựng mạng cấp nước cho các vùng sẽ nâng cao tỷ lệ người dân được cấp nước sạch tại các tỉnh thực hiện dự án, người dân sẽ không còn cảnh hàng ngày phải đi lấy nước ở những nơi xa khu dân cư, đặc biệt là các vùng dân tộc thiểu số, vùng núi cao.

Đến nay, dự án hoàn thành thi công giai đoạn 1 với tổng mức đầu tư cho công tác điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất tại 197 vùng là 307,27 tỷ đồng và lưu lượng khai thác mỗi ngày là 117.000 m3/ngày. Theo đó, chi phí giá thành đầu tư cho công tác điều tra, tìm kiếm nguồn nước trung bình cho 1m3 nước là 720 đồng. Việc đầu tư cho công tác tìm kiếm nguồn nước phục vụ cung cấp nước sạch đã đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội to lớn, trên 1,4 triệu người dân tại 197 vùng núi cao thuộc 37 tỉnh sẽ được hưởng lợi ích to lớn do dự án đem lại, nâng cao niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và Chính phủ.

Việc đảm bảo cung cấp đầy đủ nước sạch đảm bảo vệ sinh mang lại giá trị to lớn đối với người dân, làm giảm bớt những khó khăn trong cuộc sống của người dân ở các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước, từ đó làm cho cuộc sống người dân dần ổn định, thêm vững tin vào chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; tích cực góp sức trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự xã hội. Ngoài ra, kết quả của dự án góp phần thực hiện thành công Chương trình Mục tiêu quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn và Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2015 - 2020.

Các vùng có tỷ lệ cao về dân số nông thôn sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn (trên 60%) gồm: Đồng bằng sông Hồng (67%), Đông Nam bộ (65%), Đồng bằng sông Cửu Long (67%). Các vùng có tỷ lệ thấp về dân số nông thôn sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn (dưới 30%) gồm miền núi phía Bắc (29%) và Tây Nguyên (28%).

Ngoài những tác động tích cực mang tích lâu dài đối với xã hội, để dự án phát huy hiệu quả cao, nguồn nước sạch nhanh chóng đến với đồng bào ở các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước. Trong quá trình triển khai dự án, sau khi tìm kiếm được các nguồn nước dưới đất có trữ lượng lớn, chất lượng nước tốt tại các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước, Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia - Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức bàn giao Hồ sơ kết quả của dự án cho các đơn vị liên quan gồm: Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND các tỉnh trong phạm vi dự án để nghiên cứu các giải pháp công nghệ khai thác nước phù hợp, xây dựng kế hoạch khai thác các nguồn nước phục vụ cấp nước sinh hoạt cho người dân tại các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước.

Bài liên quan
  • Gia Lai: Đưa nước sạch về với buôn làng đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) – Từ những chương trình, dự án phối hợp với đơn vị, tổ chức quốc tế và trong nước, tỉnh Gia Lai đã đưa nhiều giếng nước, công trình nước sạch về tại các buôn làng người đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), giúp bà con được sử dụng nước hợp vệ sinh và dần nâng cao chất lượng cuộc sống.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
  • Chuyên đề “Bảo vệ tài nguyên – môi trường trên rẻo cao Tây Bắc” – Bài 5: Huy động sức dân để bảo vệ môi trường
    Trong thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường tại các huyện vùng cao Tây Bắc có nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều địa phương đã tích triển khai nhiều phong trào, nhiều mô hình hay nhằm nâng cao nhận thức của người dân. Bản Trống Là, xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải của tỉnh Yên Bái là một trong những điểm sáng trong công tác bảo vệ môi trường.
  • Chuyên đề: Bảo vệ tài nguyên – môi trường trên rẻo cao Tây Bắc: 
Bài 4: Tạo đột phá trong quản lý khoáng sản chưa khai thác – Nhìn từ Sơn La
    (TN&MT) - Theo danh mục Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vạt liệu xây dựng thông thường tỉnh Sơn La đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Sơn La có hơn 150 điểm mỏ đã được đưa vào quy hoạch. Những năm qua, tỉnh đã có nhiều giải pháp nhằm quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản, nhất là khoáng sản chưa khai thác.
  • Thanh Hóa: Đầu tư dự án sắp xếp, ổn định dân cư cho các hộ dân vùng cao
    UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Quyết định Phê duyệt chủ trương đầu tư dự án sắp xếp, ổn định dân cư cho các hộ dân vùng cao ở các huyện: Lang Chánh, Bá Thước, Mường Lát, Quan Sơn. Với mục tiêu, từng bước ổn định đời sống cho Nhân dân, hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai, phát huy hiệu quả của đầu tư cơ sở hạ tầng, góp phần giảm nghèo bền vững, bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới và củng cố an ninh, quốc phòng.
  • Khởi sắc huyện vùng biên Sông Mã
    (TN&MT) - Tối ngày 2/3, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La đã tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập huyện (7/3/1953-7/3/2023).
  • Những hương ước ở miền Tây xứ Nghệ
    Ở miền Tây xứ Nghệ, những năm gần đây “hương ước” tại nhiều bản làng dường như đã trở thành "hiến pháp" của làng, tạo ra sự ràng buộc, áp đặt và cưỡng chế của cộng đồng đối với mỗi cá nhân. Và, những hước ước giữ rừng, hương ước bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản…đang mang lại hiệu quả ngoài mong đợi đối với các bản làng vùng cao.
  • Quảng Trị: Sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản vùng đồng bào dân tộc thiểu số
    Thời gian qua, tỉnh Quảng Trị đã tăng cường công tác quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên khoáng sản góp phần triển kinh tế - xã hội, phục vụ giảm nghèo bền vững, qua đó giúp đời sống của người dân miền núi ngày một nâng lên. Để hiểu rõ hơn về nội dung này, phóng viên Báo TN&MT có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Trường Khoa – Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Quảng Trị.
  • Chuyện giữ rừng của người Mông Nà Hẩu
    Với Người Mông của xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên (Yên Bái), rừng được coi là nguồn sống, là sinh kế, là mái nhà chở che và cũng là chỗ dựa tinh thần cho 484 hộ, 2.490 con người.
  • [Infographic] – Sửa đổi chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số
    Thể chế Nghị quyết 18-NQ/TW, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã bổ sung trách nhiệm của Nhà nước về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số phù hợp với phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa và điều kiện thực tế của từng vùng. Các nội dung lấy ý kiến liên quan đến chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số, được thể hiện ở các Điều 17, Điều 52, Điều 175.
  • Thu hẹp đất canh tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 5: Cần chấn chỉnh tình trạng lừa đảo đồng bào thiểu số bán đất
    Mặc dù, chỉ đạo quyết liệt của Trung ương, nhiều chính sách liên quan đến việc giải quyết đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số, giúp hàng trăm ngàn hộ thoát nghèo. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ở nhiều địa phương tình trạng lợi dụng sự thiếu hiểu biết của đồng bào dân tộc thiểu số để lừa đảo mua bán, sang nhượng đất ở và sản xuất.
  • Thu hẹp đất canh tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 4: Sử dụng hiệu quả quỹ đất ở Tây Nguyên
    Đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên còn nhiều khó khăn, thu nhập chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, tình trạng đất canh tác bị thu hẹp đang có xu hướng tăng do suy thoái chất lượng đất, đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường chưa được sử dụng hiệu quả, xảy ra tình trạng tranh chấp, lấn chiếm…
  • Hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số xây nhà, khai hoang, phục hóa, cải tạo đất
    (TN&MT) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 04/2023/QĐ-TTg ngày 23/2/2023 về mức hỗ trợ và cơ chế hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số xây nhà, khai hoang, phục hóa, cải tạo đất.
  • Chính phủ chỉ đạo tháo gỡ khó khăn trong triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
    (TN&MT) - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 71/CĐ-TTg ngày 23/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025.
  • Đa dạng hình thức truyền thông về TN&MT vùng đồng bào DTTS
    (TN&MT) - Là tỉnh miền núi vùng cao Tây Bắc, với trên 83% dân số là đồng bào DTTS, những năm qua, Sơn La luôn quan tâm chú trọng tuyên truyền, phổ biến chính sách mới về tài nguyên, môi trường, hướng tới thay đổi hành vi, ứng xử của các tổ chức, cá nhân, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
  • Cùng đồng bào đứng vững trước thiên tai
    Cuộc sống của người dân Cần Thơ nói chung, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn Cần Thơ nói riêng ngày càng bền vững, an toàn trước thiên tai. Họ đã ứng phó ra sao, học cách sống chung với thiên tai thế nào, câu trả lời không phải ngày một ngày hai, mà là tổng kết một giai đoạn chính quyền, cơ quan chức năng và người dân, trong đó có đồng bào DTTS, đồng hành vượt khó, đứng vững trước thiên tai.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO