Khai mạc khóa học về vận hành thị trường các-bon

Khánh Ly | 01/07/2022, 21:47

(TN&MT) - Ngày 1/7, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng Chương trình Aus4Skills đã khai mạc khóa học Vận hành thị trường các bon và các cơ chế hợp tác theo thỏa thuận Paris. Đây là khóa học ngắn hạn từ Học bổng Chính phủ Australia nằm trong khuôn khổ Chương trình hợp tác giữa Australia và Việt Nam.

Tham dự sự kiện có ông David Gottlieb, Tham tán Kinh tế, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam; ông Tăng Thế Cường – Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT); ông Nguyễn Trung Thắng – Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên môi trường; bà Đàm Thị Phương Thảo, Phó Giám đốc Chương trình Aus4Skills; TS Steve Brown, Giám đốc Chương trình đào tạo, cán bộ cấp cao, Khoa Kinh tế và Luật và các chuyên gia đến từ Trường Đại học Tổng hợp Curtin, Australia. Học viên tham gia khóa học là cán bộ Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan, tổ chức liên quan, chịu trách nhiệm xây dựng và vận hành thị trường carbon ở Việt Nam cũng như hoạt động trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.

z3533501141765_0c16ccf6b935fd3de0d22586871e5963.jpg
Ông David Gottlieb, Tham tán Kinh tế, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam phát biểu tại Lễ khai mạc

Khóa học bao gồm 4 module: Khóa học tại Việt Nam, kéo dài từ ngày 1 - 7/8/2022; Khóa học 2 tuần tại Australia dự kiến diễn ra vào tháng 8/2022; khoảng thời gian 3 tháng sau khóa học để học viên áp dụng kiến thức và kỹ năng từ khóa học dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia; hội thảo tổng kết dự kiến vào tháng 11/2022.

Theo ông David Gottlieb, Tham tán Kinh tế, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam, bên lề Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc lần thứ 26 (COP 26), Thủ tướng Chính phủ hai nước Việt Nam và Australia đã gặp gỡ và đưa ra Tuyên bố chung Cam kết hành động thiết thực về khí hậu Việt Nam - Australia. Tuyên bố chung thể hiện cam kết mạnh mẽ về mối quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa Australia và Việt Nam, đồng thời, nêu bật các lĩnh vực hợp tác song phương nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, bao gồm Chương trình bù trừ tín chỉ carbon Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPCOS) của Australia và các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào tự nhiên.

Việt Nam và Australia đã cam kết đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Thị trường các-bon của Australia đang không ngừng lớn mạnh với các chương trình cấp quốc gia, cấp chính phủ tiểu bang, vùng lãnh thổ và các tổ chức các-bon quốc tế. Do đó, Australia khẳng định sẵn sàng hỗ trợ, hợp tác trong lĩnh vực khí hậu với Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực bù trừ phát thải các-bon, để Việt Nam sớm có thể tham gia vào các thị trường carbon đang ngày càng phát triển.

dsc_8493.jpg
Ông Tăng Thế Cường – Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT) chia sẻ về cơ chế chính sách liên quan đến thị trường các-bon tại Việt Nam

Khóa học Vận hành thị trường các bon và các cơ chế hợp tác theo Thỏa thuận Paris nhằm hiện thực hóa quan hệ hợp tác ấy và là bước đi giúp Việt Nam kết nối với thị trường các-bon thế giới. Thông qua đây, các chuyên gia và các cơ quan liên quan sẽ được nâng cao năng lực để triển khai nhiều dự án mới, những giải pháp đổi mới sáng tạo liên quan đến phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam trong tương lai.

Ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục BĐKH cho biết, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã chế định về tổ chức và phát triển thị trường các-bon, bao gồm các hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ các-bon thu được từ cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon tại Việt Nam và quốc tế. Lộ trình phát triển thị trường các-bon trong nước được cụ thể hóa tại Nghị định số 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn.

z3533499992043_32ae8d6a074c692e75dea67727fe832c(1).jpg
Các đại biểu cùng học viên tham dự Lễ khai mạc

Trong thời gian qua, Việt Nam cũng đã có kinh nghiệm triển khai thực hiện một số cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon. Tuy nhiên, số lượng cán bộ của các cơ quan quản lý, doanh nghiệp có hiểu biết chuyên môn về thị trường các-bon còn rất khiêm tốn. Để sớm triển khai triển khai thị trường các-bon tại Việt Nam, cần đẩy mạnh các hoạt động tập huấn, tăng cường năng lực và cả về truyền thông.

Khóa học đào tạo đem đến nội dung rất thiết thực về: công cụ định giá các-bon; kinh nghiệm triển khai hoạt động của thị trường các-bon của Úc, một số quốc gia và khu vực; kiểm kê khí nhà kính, đo đạc - báo cáo - thẩm định (MRV) phục vụ thị trường các-bon; các cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon; chính sách của Úc về trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon; vai trò của khu vực tư nhân trong phát triển thị trường các-bon và giảm phát thải khí nhà kính. Ông Tăng Thế Cường kỳ vọng, với truyền thống hợp tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực giữa hai Chính phủ, thời gian tới Chính phủ Úc sẽ giúp Việt Nam đạo tạo nhiều hơn nữa về thị trường các-bon theo các hệ chính quy cả ở cấp đại học và sau đại học.

z3533499992004_ac878e70fac9a409238a224602ee326b.jpg
Quang cảnh buổi khai mạc tập huấn

Tại Lễ khai mạc, TS. Steve Brown đại diện cho Trường Đại học Tổng hợp Curtin - đơn vị giảng dạy khóa học đã giới thiệu tổng quan về khóa học. Trong 1 tuần tại Việt Nam, các chuyên gia của Trường sẽ chia sẻ kiến thức, nội dung về xây dựng quy định vận hành, giám sát hoạt động thị trường các-bon, cách thức tổ chức quản lý và hoạt động trên thị trường các-bon.

Chương trình Aus4Skills (Australia cùng Việt Nam Phát triển nguồn nhân lực) đảm nhiệm triển khai trụ cột "phát triển nguồn nhân lực" trong khuôn khổ Chương trình đối tác Mekong - Australia (MAP). Thông qua các hoạt động đào tạo và chia sẻ kiến thức cho các bên liên quan của Việt Nam, Australia hỗ trợ Việt Nam đạt được các mục tiêu phát triển đã đề ra, đồng thời xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài, cùng thúc đẩy lợi ích chung của hai quốc gia.

Khóa học "Vận hành thị trường các-bon và các cơ chế hợp tác theo Thỏa thuận Paris" do Bộ Tài nguyên và Môi trường và Aus4Skills phối hợp tổ chức; đơn vị đào tạo là Đại học Curtin (Australia) dưới sự tài trợ của Chính phủ Australia. Đây là một trong những nội dung hỗ trợ trọng tâm của Aus4Skills trong khuôn khổ chương trình MAP.

Chương trình đối tác Mekong - Australia (MAP) thực hiện trong 4 năm (2020-2024) sẽ thúc đẩy sự phục hồi toàn diện và bền vững sau đại dịch COVID-19 ở khu vực Đông Nam Á và hỗ trợ cho sự phát triển thịnh vượng và độc lập của tiểu vùng Mekong rộng mở. 2 trong 5 “trụ cột” của MAP là (i) Phát triển nguồn nhân lực (ii) Nước, Năng lượng và Khí hậu.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đại biểu Vương Thị Hương: Tháo gỡ vướng mắc chính sách để hỗ trợ đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Phát biểu thảo luận tổ sáng 24/5, đại biểu Vương Thị Hương (Đoàn ĐBQH Hà Giang) cho rằng bên cạnh những chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thì vẫn còn một số bất cập, vướng mắc đề nghị Chính phủ tiếp tục tháo gỡ để đạt được các mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
  • Nguy cơ bệnh tật tăng theo nhiệt độ
    (TN&MT) - Theo Cục Quản lý môi trường Y tế (Bộ Y tế), hiện nay, tình trạng nắng nóng gay gắt xuất hiện tại nhiều địa phương, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân và người lao động. Các vấn đề thường gặp phải là say nắng, say nóng, đột qụy do nắng nóng.
  • Phòng, chống thiên tai: Các địa phương chủ động, linh hoạt ứng phó
    (TN&MT) - Thời gian qua, mặc dù thiên tai diễn ra bất thường, cực đoan, trái quy luật, nhưng các bộ, ngành, lực lượng vũ trang đã khắc phục khó khăn, đặc biệt là sự chủ động của các địa phương và cộng đồng nên công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2022 và các tháng đầu năm 2023 đã đạt được những kết quả toàn diện, góp phần giảm thiểu thiệt hại.
  • Ngân hàng ADB tài trợ Dự án biến đổi khí hậu nhằm giải quyết các rủi ro về thiên tại Thanh Hóa
    Vừa qua, đoàn công tác của Ngân hàng ADB do ông Keiju Mitsuhashi, Quyền Giám đốc Quốc gia, ADB Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến làm việc với UBND tỉnh Thanh Hóa về Dự án biến đổi khí hậu.
  • Hội thảo chính sách và công nghệ tái chế phế liệu nhựa thực hiện kinh tế tuần hoàn
    (TN&MT) Ngày 18/5, tại thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường (Bộ TN&MT) đã tổ chức hội thảo “Chính sách và công nghệ tái chế phế liệu nhựa để sản xuất hạt nhựa tái sinh, thực hiện mục tiêu kinh tế tuần hoàn theo quy định của Luật BVMT 2020".
  • Quảng Bình: Phát triển du lịch thích ứng biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Nhờ vị trí địa lý tự nhiên và địa hình đa dạng, Quảng Bình có tiềm năng lớn về phát triển du lịch. Tuy nhiên, tỉnh cũng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, biến đổi khí hậu. Làm thế nào để phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển du lịch bền vững, thích ứng với thiên tai đang là bài toán đặt ra bức thiết với địa phương này.
  • Châu Âu đối mặt với hạn hán: Nhiều quốc gia thiếu nước nghiêm trọng
    (TN&MT) - Thời gian qua, hạn hán đã khiến phần lớn các nước ở châu Âu trải qua tình trạng khô hạn và thiếu nước nghiêm trọng trong bối cảnh giới khoa học lo ngại hiện tượng El Nino mạnh có thể khiến nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng kỷ lục.
  • Bến Tre: Chú trọng phòng, chống thiên tai hướng đến cuộc sống an toàn, bền vững
    (TN&MT) - Là tỉnh ven biển với bờ biển dài cùng với hệ thống sông rạch chằng chịt, Bến Tre thường xuyên chịu ảnh hưởng khá nặng nề bởi các loại hình thiên tai gây ra. Để hướng đến cuộc sống an toàn, tạo sinh kế bền vững cho người dân địa phương, tỉnh Bến Tre đã có nhiều giải pháp nhằm nâng cao năng lực, chủ động phòng chống thiên tai. PV Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Đoàn Văn Đảnh, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bến Tre xung quanh nội dung này.
  • Giảm nhiệt đô thị bằng giải pháp làm mát bền vững
    (TN&MT) - Trong giai đoạn 2022-2024, 3 thành phố: TP. Cần Thơ, TP. Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam) và TP Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) sẽ tham gia chương trình “Làm mát đô thị bền vững tại khu vực đô thị ở Việt Nam”.
  • Dự báo thời tiết ngày 17/5, cả nước nắng nóng gay gắt
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTVQG, ngày 17/5, khu vực Hà Nội và Bắc Bộ có mây, ngày nắng nóng và nắng nóng gay gắt. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng, có nơi nắng nóng; chiều tối có mưa rào rải rác và có nơi có dông, đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió tây nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
  • Xây dựng Chương trình Làm mát xanh quốc gia
    (TN&MT) - Ngày 11/5, tại Hà Nội, Cục Biến đổi khí hậu phối hợp cùng Chương trình Đối tác chuyển dịch năng lượng Đông Nam Á (ETP) đã tổ chức Hội thảo khởi động “Nghiên cứu xây dựng Chương trình Làm mát xanh quốc gia”. Nghiên cứu là cơ sở đề xuất phương án xây dựng Chương trình Làm mát xanh quốc gia nhằm thúc đẩy chuyển đổi sang công nghệ hiệu suất năng lượng cao và các-bon thấp, đồng thời tăng cường tiết kiệm năng lượng trong lĩnh vực làm mát.
  • An toàn cho dân trước thiên tai là ưu tiên hàng đầu của Quảng Trị
    (TN&MT) - Trước tình hình thiên tai ngày càng diễn biến phức tạp, nhất là mùa mưa bão gần đến, tỉnh Quảng Trị đã và đang triển khai nhiều biện pháp và xây dựng các kịch bản ứng phó kịp thời, hiệu quả. Để rõ hơn về vấn đề này, PV Báo TN&MT có cuộc trao đổi với ông Hồ Xuân Hòe - Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Trị.
  • Inforgraphic: Nhân rộng các mô hình sinh kế thích ứng biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Thực hiện hợp phần “Thích ứng dựa vào hệ sinh thái (EbA/CSA) và quản lý rủi ro khí hậu có sự tham gia cho các hộ thuộc các huyện dễ bị tổn thương tỉnh Hà Tĩnh” (gọi tắt là SIPA Hà Tĩnh), thuộc dự án “Hỗ trợ Việt Nam thực hiện Thỏa thuận Paris” (VN - SIPA),  trong 2 năm 2021 – 2022, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh đã hỗ trợ các hộ nông dân triển khai các mô hình sản xuất theo hướng an toàn, thích ứng và giảm thiểu sự tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH).
  • Yên Bái: Gần 100 đoàn viên chăm sóc cây xanh vào "ngày thứ Bảy cùng dân"
    (TN&MT) -  Tỉnh Đoàn Yên Bái đã phối hợp với huyện đoàn Trấn Yên, Đoàn thanh niên Công an tỉnh Yên Bái tham gia chương trình “Ngày thứ bảy cùng dân” chăm sóc đồi cây do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát động trồng vào dịp xuân Kỷ Hợi năm 2019 tại xã Việt Cường, huyện Trấn Yên (Yên Bái).
  • Gặp mặt kỷ niệm 15 năm thành lập Cục Biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Chiều ngày 9/5, tại Hà Nội, Cục Biến đổi khí hậu đã tổ chức buổi gặp mặt truyền thống kỷ niệm 15 năm ngày thành lập (12/5/2008-12/5/2023). Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành tới dự buổi gặp mặt.
  • Đại hội Công đoàn Cục Biến đổi khí hậu: “Dân chủ - Đổi mới - Đoàn kết - Sáng tạo”
    (TN&MT) - Chiều 9/5, tại Hà Nội, Cục Biến đổi khí hậu tổ chức Đại hội Công đoàn lần thứ V, nhiệm kỳ 2023-2028. Đồng chí Vũ Thị Mai Lan, Phó Chủ tịch Thường trực Công đoàn Bộ TN&MT dự và chỉ đạo Đại hội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO