Khách hàng DeAura tiếp tục dị ứng da, những cuộc gọi đòi nợ cho VP Bank

25/11/2017, 00:00

(TN&MT) - Khách hàng mua mỹ phẩm của DeAura đang vướng vào khá nhiều rắc rối. Chưa nhìn thấy bản hợp đồng vay nợ với VP Bank nhưng khách hàng liên tục nhận được cuộc gọi đòi nợ.

Sau các bài viết về quan hệ giữa Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VP Bank) và Công ty mỹ phẩm DeAura, báo Tài nguyên & Môi trường tiếp tục nhận được phản ánh của bạn đọc về những sự cố mà họ gặp phải trong quá trình mua và sử dụng sản phẩm.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, rất nhiều khách hàng đã phải đem trả gói mỹ phẩm mua của DeAura nhiều lý do, trong đó nhiều người cho rằng da bị dị ứng. Trước đó, việc trả hàng rất khó khăn. Sau khi báo chí phản ánh, nhiều trường hợp đã trả được hàng. Tuy nhiên, họ phải chịu các mức phí khá cao hoặc những vướng mắc khác khá rắc rối vì liên quan đến thủ tục vay nợ ngân hàng.
 
Mới đây nhất, chị Trịnh H. (quê Hưng Yên) cho biết, chị đang cực kỳ phiền toái vì lỡ dính vào DeAura. Sau khi chị "lỡ" mua gói mỹ phẩm của DeAura tại Hà Nội, chị H. thường xuyên phải đi công tác trong miền Nam. Thỉnh thoảng chị mới lấy mỹ phẩm ra sử dụng và bị dị ứng. Mặt chị nổi lên những vết mẩn đỏ li ti. Hoảng quá, chị liền ngừng sử dụng. Sau khoảng 1 tuần, da mặt chị đã trở lại bình thường.
 
Chị liên hệ với nhân viên tư vấn bán hàng tại Hà Nội để phản ánh sự việc và đề nghị được trả lại sản phẩm. Nhân viên trả lời rằng, chị H. phải đến bác sỹ kiểm tra xác định nguyên nhân rồi mới xem xét. Hiện chị H. đã về Hà Nội để làm các thủ tục trả sản phẩm. Nhưng theo chị H: "Kể cả giờ đi kiểm tra, cũng không thể xác định được tôi có bị dị ứng hay không. Tôi đã ngưng dùng sản phẩm và hết dị ứng. Bây giờ không thể bắt tôi dùng lại sản phẩm để kiểm tra được."
 
Tuy nhiên điều mà chị H. đang hoang mang nhất là khoản vay "trời ơi đất hỡi" đối với VP Bank. Như đã đưa tin, DeAura kinh doanh mỹ phẩm theo phương thức cho khách hàng nhận nợ thông qua VP Bank. DeAura nói rằng hỗ trợ phần lãi cho khách hàng. Khách chỉ phải tra phần tiền gốc hằng tháng cho ngân hàng.
 
Thời gian gần đây, chị H. nhận được tin nhắn đòi nợ thông báo trả tiền cho FE Credit. Chị liên tục nhận được các cuộc gọi của đàn ông lẫn đàn bà xưng là nhân viên của VP Bank. Họ yêu cầu chị H. phải ra các chi nhánh giao dịch trả khoản nợ hằng tháng.
 
Chị H. nói rằng, đang làm thủ tục để trả hàng nên chị không có trách nhiệm trả tiền cho ngân hàng. Người gọi điện cho rằng, họ không quan tâm quan hệ của chị với DeAura. Họ chỉ biết rằng chị đang nợ tiền VP Bank.
 
Tuy nhiên chị H. nói rằng, từ ngày chị mua sản phẩm DeAura, chị chưa hề nhìn thấy giấy tờ vay nợ nào của mình với VP Bank. Lúc mua hàng, chị chỉ được tư vấn như vậy. Sau đó nhiều ngày, chị yêu cầu nhân viên bán hàng cung cấp hợp đồng vay tiền ngân hàng mà người này vẫn không đưa.
 
Hiện nay chị H. vẫn không hiểu mình vay nợ ngân hàng VP Bank như thế nào, số phận của lô mỹ phẩm đã lỡ mua sẽ được DeAura giải quyết ra sao. Chị Trịnh H. không phải là người duy nhất gặp rắc rối này. Có trường hợp phản ánh với chúng tôi rằng, họ đã trả được hàng nhưng số tiền mất đi cũng không nhỏ.
 
Như đã đưa tin, thời gian qua, Báo Tài nguyên & Môi trường nhận được phản ánh của một số khách hàng khiếu nại đối với Công ty TNHH Deaura (chuyên kinh doanh mỹ phẩm).
 
Trả lời báo Tài nguyên & Môi trường, ông Nguyễn Hoàng Minh (Trưởng phòng Truyền thông Công ty De Aura) khẳng định rằng họ đang kinh doanh hoàn toàn đúng pháp luật. Ông Minh cho biết, mỹ phẩm của DeAura phân phối được nhập khẩu 100%, hóa đơn, chứng từ đầy đủ. 
 
Theo tìm hiểu của chúng tôi, DeAura từng bị Chi cục QLTT Hà Nội xử phạt liên quan đến các vi phạm về tem nhãn và nguồn gốc mỹ phẩm. Bên cạnh câu chuyện VPBank hợp tác với DeAura, chúng tôi còn nhận được những phản ánh liên quan đến hoạt động làm thẻ tín dụng của ngân hàng này. Khách hàng cho biết, họ được nhân viên VP Bank mời chào làm thẻ tín dụng với điều kiện khá dễ dàng. Nhưng sau đó, mặc dù không sử dụng, thẻ của họ tự động bị tính nợ mà họ rất khó hiểu.
 
Báo Tài nguyên & Môi trường đã gửi công văn kèm một số nội dung đề nghị VP Bank trả lời. Tuy nhiên đã rất lâu vẫn chưa thấy VP Bank có phản hồi.
 
Nhất Lâm - Thái Bảo

(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
Đừng bỏ lỡ
  • TP. Thanh Hóa: Người dân bức xúc về Dự án khu dân cư tại phường Quảng Thắng
    Mặc dù chưa hoàn thành công tác GPMB Dự án hạ tầng kỹ thuật khu dân cư, tái định cư thuộc khu danh lam thắng cảnh Mật Sơn, song đơn vị thi công đã tự ý san lấp đất nông nghiệp, gây bức xúc trong nhân dân. Ngoài ra, người dân phường Quảng Thắng, TP. Thanh Hóa cũng đã phản ánh, kiến nghị về mức đền bù giá đất không thỏa đáng đối với Dự án này.
  • Hà Nội: Tổng kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với chung cư mini
    (TN&MT) - Ngày 15/9, UBND thành phố Hà Nội ban hành kế hoạch số 234/KH-UBND, tổng kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với loại hình nhà ở nhiều căn hộ (chung cư minni), cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ trên toàn địa bàn thành phố. Thời gian kiểm tra từ ngày 15/9 đến trước ngày 30/10.
  • Tổng Công ty 36 bị phạt và truy thu hơn 1 tỷ đồng vì chiếm đất
    (TN&MT) – Tổng Công ty 36 bị UBND tỉnh Hòa Bình xử phạt tổng cộng 270 triệu đồng vì hành vi chiếm đất, đồng thời bị buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm với số tiền hơn 1 tỷ đồng.
  • Thu tiền nhưng không giao "sổ", khách hàng "tố" chủ đầu tư dự án Gem Sky World
    (TN&MT) - Ngày 14/9, tại Trụ sở Tiếp Công dân tỉnh Đồng Nai, Sở TN&MT tỉnh Đồng Nai đã chủ trì buổi đối thoại giữa Công ty CP Đầu tư Kinh doanh Bất động sản Hà An (chủ đầu tư), Công ty CP Dịch vụ Bất động sản Đất Xanh (đơn vị tư vấn dịch vụ) với hàng trăm khách hàng mua nhà đất... tại dự án Gem Sky World tại xã Long Đức, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
  • Con Cuông (Nghệ An): Thủy điện 4MW, kéo dài 14 năm chưa xong
    Dự án thủy điện Suối Choang tại huyện Con Cuông (tỉnh Nghệ An) đang “treo từ năm này qua tháng khác gây nên nhiều hệ lụy cho địa phương. Mới đây, chủ đầu tư của dự án này còn bị cơ quan chức năng tiến hành xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
  • Khởi tố, bắt tạm giam chủ chung cư mini để xảy ra cháy làm nhiều người thương vong
    Ngày 13/9, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam 4 tháng đối với Nghiêm Quang Minh với tội danh "Vi phạm quy định về PCCC", theo Điều 313 Bộ Luật hình sự. Các Quyết định và lệnh bắt bị can đã được Viện KSND Thành phố phê chuẩn.
  • Nhà sản xuất, nhập khẩu phải có trách nhiệm xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật
    (TN&MT) - Liên quan đến trách nhiệm xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, một số doanh nghiệp hỏi: Bao bì thuốc bảo vệ thực vật được hiểu như thế nào? Doanh nghiệp chúng tôi sản xuất, nhập khẩu các bao bì để cung cấp cho các công ty sản xuất, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật thì có phải thực hiện trách nhiệm xử lý chất thải? Công ty chúng tôi nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật để san chiết, đóng gói thì tính theo số lượng nhập khẩu hay số lượng sản phẩm san chiết, đóng gói bán ra thị trường? Trường hợp nào không phải thực hiện trách nhiệm xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật?
  • Nghệ An: "Nóng ruột" với trạm bơm hàng chục tỷ bỏ hoang gần chục năm
    Trạm bơm Vực Giồng là một dự án lớn được đầu tư xây dựng và hoàn thành vào cuối năm 2014, nhằm phục vụ tưới tiêu cho hơn 70ha lúa 2 vụ và gần 150ha hoa màu cho các hộ dân khối 3 và 4 thuộc phường Long Sơn, TX Thái Hòa (Nghệ An). Thế nhưng, đến nay hệ thống Trạm bơm này vẫn chưa được đưa vào vận hành phục vụ sản xuất, gây lãng phí hàng chục tỷ đồng.
  • Lai Châu: Bắt giữ đối tượng mua bán sừng tê giác, mật gấu trái phép
    (TN&MT) - Công an tỉnh Lai Châu vừa phá thành công chuyên án 0923S, bắt giữ một đối tượng về hành vi vi phạm quy định về bảo vệ động vật cấp quý hiếm, thu một sừng tê giác và một túi mật gấu.
  • Khánh Hòa: Điều tra vụ lái xe tông thẳng vào trụ sở UBND tỉnh
    Công an tỉnh Khánh Hòa đang tiến hành thụ lý điều tra làm rõ vụ việc người đàn ông lái xe hơi bất ngờ tông thủng cổng trụ sở UBND tỉnh Khánh Hòa vào tối 10.9.2023. Bản thân người này bị cháy trong xe dẫn đến bỏng nặng.
  • Kiến nghị xử lý nhiều vi phạm tại Công ty Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên
    Thanh tra tỉnh Đắk Nông vừa công bố kết luận thanh tra công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên (gọi tắt là Công ty Nam Tây Nguyên, trực thuộc UBND tỉnh Đắk Nông). Đây là doanh nghiệp có quy mô lớn trong các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện nay.
  • Hà Trung (Thanh Hóa): Nhiều sai phạm tại mỏ đá HTX Đông Đình
    Hoạt động khai thác, chế biến đá của Hợp tác xã Công nghiệp Đông Đình tại xã Hà Tân, huyện Hà Trung (Thanh Hóa) đã bộc lộ nhiều bất cập về quy trình khai thác, ô nhiễm môi trường, đặc biệt là sai phạm nghiêm trọng về khai thác khoáng sản vượt mốc giới lên tới hàng nghìn mét vuông.
  • Thọ Xuân (Thanh Hóa): Bờ sông Chu tan hoang do khai thác cát trái phép
    Hoạt động khai thác cát trái phép như một “đại công trường” bên bờ sông Chu tại xã Xuân Hồng, huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) đang diễn ra một cách công khai, rầm rộ, thậm chí tình trạng này còn có dấu hiệu được tổ chức quy mô, xảy ra trong một thời gian dài.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO