Khắc phục sạt lở trên tuyến đường sắt Yên Bái – Lào Cai

23/08/2018, 11:28

(TN&MT) - Thời gian qua, do ảnh hưởng của nhiều đợt mưa lũ, tuyến đường sắt từ Yên Bái đến Lào Cai có chiều dài hơn 160 km, có nhiều đoạn đường đã bị sụt lún, sạt lở taluy gây ảnh hưởng đến nền đường sắt và công tác đảm bảo an toàn tàu chạy tên tuyến. Để đảm bảo an toàn, Công ty cổ phần đường sắt Yên Làođã và đang huy động lực lượng thi công với thời gian nhanh nhất để xử lý những sự cố xảy ra.  

Mưa lớn kéo dài trong những ngày qua khiến tuyến đường sắt từ Yên Bái đến Lào Cai xảy ra nhiều điểm sạt lở nghiêm trọng. Tại Km167+250 thuộc cung đường Cổ Phúc - Ngòi Hóp, tuyến đường sắt Yên Viên - Lào Cai, một khối sụt taluy âm nền đường sắt sụt trượt sâu 2 đến 3,5m so với vai đường, điểm sụt gần nhất cách tim đường 1,2m. Vị trí sụt lở có chiều sâu gần 4m, phía dưới chân taluy là ruộng lúa có tổng chiều dài khoảng 40m. Do mức độ sụt lún mạnh, đã khiến đoạn đường sắt này không đảm bảo an toàn khi tàu chạy.
 

Công ty cổ phần đường sắt Yên Lào đã huy động khoảng 40 nhân công làm việc 3 ca liên tục để đẩy nhanh tiến độ khắc phục các điểm sạt lở
Công ty cổ phần đường sắt Yên Lào đã huy động khoảng 40 nhân công làm việc 3 ca liên tục để đẩy nhanh tiến độ khắc phục các điểm sạt lở


Sau khi sự cố xảy ra, Công ty cổ phần đường sắt Yên Lào đã tập trung chỉ đạo Đội Quản lý đường sắt Yên Bái huy động bố trí nhân lực và các phương tiện máy móc tổ chức giật đường tránh khối sụt. Đồng thời, công ty đã huy động khoảng 40 nhân công làm việc 3 ca liên tục, tổ chức vận chuyển đào, đắp hàng nghìn mét khối đất, đá và tiến hành kè rọ đá với tinh thần khẩn trương để đảm bảo an toàn và tiến độ đề ra.
 

Theo báo cáo của Công ty cổ phần đường sắt Yên Lào, hiện trên tuyến đường sắt thuộc phạm vi Công ty quản lý có trên 100 điểm đường, cầu cống ở các vị trí xung yếu có nguy cơ sạt lở gây nguy hiểm đến an toàn chạy tàu. Thời gian qua, công ty đã tiến hành xử lý 4 vị trí trọng yếu trên tuyến. Trong đó, có những điểm có nguy cơ sạt lở taluy âm, taluy dương; đất sụt, nền thấp rất dễ ngập, rãnh nước thường xuyên đọng nước và các cầu, cống, có nguy cơ phá vỡ kết cấu nền đường.
 

Ông Nguyễn Xuân Quang, Phó Giám đốc Công ty cổ phần đường sắt Yên Lào, cho biết: Để đảm bảo an toàn cho các chuyến tàu, công tác duy tu, bảo dưỡng luôn được Công ty cổ phần đường sắt Yên Lào đặt lên vị trí hàng đầu. Chúng tôi chỉ đạo thường xuyên kiểm tra, phát hiện các vị trí xung yếu để có biện pháp sửa chữa khẩn cấp, kịp thời. Khi bão lũ xảy ra, Công ty đã huy động lực lượng để tham gia sửa chữa, khắc phục sự cố. Tất cả phương tiện lực lượng công ty sử dụng phương châm “4 tại chỗ” để đảm bảo khắc phục một cách nhanh nhất. Chúng tôi sẽ thực hiện khắc phục trong khoảng 10 -15 ngày.
 

Hiện tại có hơn 100 điểm có nguy cơ cao sạt lở trên tuyến đường sắt nối Yên Bái - Lào Cai
Hiện tại có hơn 100 điểm có nguy cơ cao sạt lở trên tuyến đường sắt nối Yên Bái - Lào Cai

Ngoài việc thực hiện tốt chế độ kiểm tra định kỳ theo quy định, Công ty cổ phần đường sắt Yên Lào còn luôn chú trọng việc kiểm tra đột xuất, kiểm tra mưa bão, kiểm tra đêm đối với hệ thống tuần gác cầu đường. Qua đó, kịp thời phát hiện các điểm cầu đường xấu trên tuyến để xử lý đối với hàng chục điểm sạt lở gây nguy hiểm.
 

“Hiện tại có hơn 100 điểm có nguy cơ cao sạt lở, công ty đã bố trí người tại các điểm nguy hiểm trực 24/24. Ngoài ra, đối với những điểm khác chúng tôi bố trí người đi tuần, thường xuyên kiểm tra theo dõi. Trong lúc mưa to gió lớn, ngoài việc tuần đường các đồng chí đội trưởng đi kiểm tra tại vị trí sung yếu, nếu xảy ra sự cố chúng tôi sẽ có biện pháp cấm đường ngay để đảm bảo an toàn cho các chuyến tàu”, ông Nguyễn Xuân Quang nói.


(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Đà Nẵng: Có lợi thế rất lớn để phát triển, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
    Ngày 29/9, TP. Đà Nẵng đã tổ chức khai mạc Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo – SURF 2023 với chủ đề “Khát vọng sông Hàn - Khơi nguồn sáng tạo” và thông điệp “Đà Nẵng - Thành phố đổi mới sáng tạo"
  • Chi Lăng (Lạng Sơn): Gắn xây dựng nông thôn mới với nhiệm vụ giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Những năm qua, huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để triển khai hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ Chương trình MTQG xây dựng NTM. Tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện, nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
  • Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa tỉnh Cao Bằng
    (TN&MT) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng đang thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trong năm 2023, với mục tiêu tổ chức lại việc sản xuất nông nghiệp ở một số khu vực, nhằm phát triển nông nghiệp bền vững, bảo đảm an ninh lương thực, góp phần xóa đói giảm nghèo, thích ứng với biến đổi khí hậu.
  • Hà Nam khởi sắc nhờ nông thôn mới
    Sau hơn 12 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, diện mạo nông thôn Hà Nam đã có sự thay đổi toàn diện, cảnh quan môi trường nông thôn theo hướng sáng - xanh - sạch - đẹp. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân có nhiều cải thiện.
  • Công an tỉnh Hà Nam tổ chức đêm hội trăng rằm cho thiếu nhi
    Tối 28/9, tại Nhà thi đấu Thể dục, Thể thao tỉnh Hà Nam - phường Lam Hạ, TP. Phủ Lý, Công an tỉnh Hà Nam tổ chức chương trình “Đêm hội trăng rằm” với thông điệp “Gắn kết và lan tỏa yêu thương” cho các cháu thiếu niên, nhi đồng có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em mồ côi và con em cán bộ, chiến sỹ cùng hàng ngàn cháu thiếu niên, nhi đồng trên địa bàn tỉnh.
  • Phú Thọ diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ quy mô cấp tỉnh
    (TN&MT) - Ngày 28/9, UBND tỉnh tổ chức diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ quy mô cấp tỉnh năm 2023.
  • Yên Bái: Hiệu quả từ chính sách cho vay nhà ở xã hội
    (TN&MT) – Trong thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã thực hiện có hiệu quả chính sách cho vay nhà ở xã hội, giúp nhiều cán bộ và người dân có thu nhập thấp có nhà ở, yên tâm làm việc.
  • Bắc Kạn: Ưu tiên nguồn lực nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS
    (TN&MT) - Bắc Kạn có gần 314.000 người, trong đó dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm trên 88%. Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 đang giúp thay đổi cơ bản điều kiện hạ tầng nông thôn miền núi, từng bước nâng cao chất lượng đời sống cho đồng bào dân tộc của tỉnh.
  • Quảng Ninh: Đồn Biên phòng đảo Trần cứu hộ thành công 3 ngư dân bị đắm tàu
    (TN&MT) - Đồn biên phòng Đảo Trần, BĐBP tỉnh Quảng Ninh vừa cứu nạn thành công 3 ngư dân bị đắm tàu trên vùng biển huyện đảo Cô Tô.
  • Hàm Thuận Nam (Bình Thuận): Nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo
    (TN&MT) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực của người dân địa phương, công tác giảm nghèo của huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) đã có những chuyển biến tích cực. Nhiều hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện sau khi thoát nghèo có cuộc sống ổn định, từng bước cải thiện kinh tế gia đình, tăng thu nhập, từ đó đã góp phần thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.
  • Sơn La: Sạt lở đất bất ngờ làm 3 người mất tích
    (TN&MT) - Mưa lũ kéo dài trong 2 ngày 27-28/9 trên địa bàn huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đã gây nhiều thiệt hại về người, tài sản nhân dân.
  • Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam hỗ trợ cộng đồng bền vững
    (TN&MT) - Cuộc thi vẽ tranh trên chất liệu canvas với chủ đề “Em yêu thiên nhiên Đất ngập nước Láng Sen” là một hoạt động trong khuôn khổ dự án “Trồng rừng đặc dụng trong Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen”, do Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam và Tập đoàn PAN tài trợ trong hai năm (2022 - 2024) thông qua phối hợp với Liên minh Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cùng Khu Bảo tồn đất ngập nước (ĐNN) Láng Sen tổ chức cho 03 trường học xung quanh vùng đệm Khu Bảo tồn ĐNN Láng Sen (huyện Tân Hưng, tỉnh L
  • PC Đắk Nông triển khai thay đổi lịch ghi chỉ số công tơ về ngày cuối tháng
    (TN&MT) - Từ tháng 10/2023, Công ty Điện lực Đắk Nông (PC Đắk Nông) sẽ triển khai thay đổi lịch ghi chỉ số công tơ điện về cuối tháng cho hơn 88.699 khách hàng sử dụng điện trên địa bàn tỉnh và dự kiến sẽ hoàn thành cho 100% khách hàng trong năm 2024.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO