Kết nối mạch nguồn Cửu Long

PGS. TS Lê Anh Tuấn - Lê Hùng | 15/01/2023, 20:26

“Làng ta phong cảnh hữu tình, Dân cư giang khúc như hình con long” (ca dao)

Dòng sông Mẹ - Mê Kông vĩ đại như một nguồn sống lớn nhất vùng Đông Nam Á, nơi có thể cung cấp nguồn nước, nguồn dinh dưỡng và nguồn sinh kế cho hơn 60 triệu người cư trú cả tập trung và rải rác dọc theo hai bên bờ sông. Có ai biết rằng, sông Mê kông là sự kết nối phức tạp, đa dạng và thú vị trong suốt hành trình dài hơn 4.350km và trải rộng trên một lưu vực rộng bao la hơn 795.000km2, chưa kể diện tích vùng thềm lục địa biển của sông.

a(2).jpg

Với nguồn nước dồi dào, đất đai phì nhiêu, khí hậu ôn hòa nên đã từ lâu, đồng bằng châu thổ Cửu Long trở thành vựa lúa, trái cây, thủy sản của cả nước.

1. Mê Kông xuất phát từ Hy Mã Lạp Sơn là dãy núi cao nhất thế giới, được xem như vùng cực thứ ba trên địa cầu, ngoài Bắc Cực và Nam Cực. Dòng Mê Kông hợp lưu với hàng trăm dòng suối nhỏ, len lỏi qua nhiều đồi núi, thung lũng, thác ghềng, rừng rậm, cao nguyên bán sơn địa và đồng ruộng làng mạc trước khi mang nước ngọt đến vùng châu thổ cuối nguồn thuộc Việt Nam.

Khi đến cuối hạ lưu của lưu vực Mê Kông, sông với tên gọi Cửu Long là vùng kết nối với Biển Đông - Thái Bình Dương, là đại dương lớn nhất hành tinh xanh của chúng ta. Lịch sử của sông Mê Kông là nguồn kết nối đất - nước với các chủ đề khoa học bắt đầu bằng chữ địa: địa chất - địa lý - địa mạo - địa thủy - địa văn hóa - địa chính trị… mà phải tốn hàng trăm, hàng ngàn trang giấy, kết nối nhiều nhà khoa học tự nhiên, kỹ thuật với các nhà khoa học xã hội, nhà nghiên cứu văn hóa mới mô tả được hết các đặc điểm và tính chất của các mảng ghép lĩnh vực này.

Dễ thấy nhất là kết nối thủy học của dòng sông giữa các phân đoạn thượng lưu - trung lưu - hạ lưu khi muốn nói đến sự chuyển tải khối lượng nước theo dòng thời gian theo nguyên tắc trọng lực. Tiếp nối là sự kết nối được bàn nhiều về chất lượng nước: kết nối dòng sông trong đất liền với biển và đại dương tạo nên những phân khúc nước ngọt - nước lợ - nước mặn mà qua những phân khúc này, hệ sinh thái thủy văn thay đổi với hàng trăm loài cây, loài thú trên trời, dưới nước và trên bờ sinh sống và sinh trưởng. Sự kết nối này nằm trong chuỗi thực phẩm của hệ sinh thái, sự sản sinh, lớn lên và chết đi của loài này là nguồn sống của loài khác.

Các dải rừng ngập mặn với các loài cây tiên phong như cây mắm, cây đước và cây phòng thủ như cây bần, cây dừa nước với tiến trình giữ đất - vươn ra biển. Chuỗi rừng ngập nước ven biển này không thể nào tồn tại ở vùng châu thổ ven biển nếu không có sự kết nối nước - phù sa và kết nối sông - biển. Ông bà chúng ta đã có câu ca để con cháu nhớ tiến trình sinh thái rừng ngập mặn này: “Mắm trước, đước sau, bần theo sát/ Sau hàng dừa nước, mái nhà ai…”

Kết nối giữa dòng sông và con người sinh sống hai bên bờ là một kết nối gắn bó, vừa là sinh kế - thu nhập, vừa là sinh hoạt văn hóa - tình cảm. Dòng sông chủ động mang nước ngọt, phù sa bồi đắp cho đồng ruộng, vườn cây hai bên bờ, muôn vàn loài tôm, cá, thủy sinh nuôi sống con người và dòng sông cũng là nơi thụ động tiếp nhận các chất thải của con người mang đi và phân hủy. Từ thuở ấu thơ đến lúc tuổi già xế bóng, hình ảnh con sông gắn bó với bao câu thơ, điệu hò và là nguồn cảm hứng văn chương cho nhiều thế hệ thi nhân mặc khách. Dòng sông vừa nuôi sống con người, vừa tạo nguồn thi hứng cho văn chương, tâm linh nhưng cũng mang theo thân phận đời người.

Sông Mê Kông có tên gọi xuất phát từ ngôn ngữ Lào - Thái là Mè-Nảm-Khong, có nghĩa là Mẹ Nước Khone, sang Campuchia thì được gọi là Mẹ Công. Khi đến Việt Nam, các ông bà xưa gọi là Sông Cái, cũng với nghĩa là Sông Mẹ. Văn vẻ hơn, người Việt gọi là Sông Cửu Long như là hình ảnh của chín con rồng trườn tỏa ra cửa biển theo hình nan quạt qua chín nhánh sông. Hai bên là làng mạc, nhà cửa nhìn ra sông, sau lưng là ruộng vườn cây trái.

2. Xưa kia, những ngôi chùa cổ của cư dân Việt thường dựng lên bên cạnh dòng sông, nơi đoạn dòng tương đối thẳng, nước chảy vừa phải để mọi thiện nam tín nữ ghé viếng chùa cúng Phật. Căn nhà nông thôn thường hướng ra bờ sông, trước nhà là một bàn thờ ông thiên để ngoài trời, đơn giản với lư hương, ly nước và một nhánh bông trang như là những nguyện cầu thầm kín giao hòa với Trời Đất. Không phải ngẫu nhiên mà vùng đất ngập nước châu thổ Cửu Long này lại là nơi sản sinh sớm và lan rộng nhiều tôn giáo nội sinh, với hàng trăm ngàn tín đồ, mà phần lớn trong số họ là những người nông dân vùng châu thổ gắn bó nhiều đời với sông nước Cửu Long.

a.jpg

Nhiều tập quán con người châu thổ Cửu Long gắn bó với sông nước như lễ hội đua ghe ngo, chợ nổi...

Thử thách đầu tiên của một đứa bé nông thôn là tập bơi ở bến sông bên hiên nhà. Lớn lên, dòng sông là nơi chúng ta lấy nước, chèo ghe mang nông sản phân phối tới các chợ. Khi về già, rời bỏ thế gian, nhiều cụ ông, cụ bà vẫn muốn thân thể mình hòa vào sông. Nhiều tập quán con người gắn bó với mùa nước sông Mê Kông như lễ hội đua ghe ngo - đón nước - đưa nước của người Thái, người Lào, người Khmer. Tập quán vẽ con mắt ở mũi ghe tàu ở vùng sông nước Cửu Long khó lẫn vào đâu khác như một tập tục hơn ba trăm năm trước, khi vùng nước này đầy cá, có những con cá khổng lồ dài từ 2 - 3m, nặng trên trăm kg, hay những con cá he nước ngọt mà bà con gọi là ông nước, nặng năm ba chục cân nhảy đua theo ghe chài.

Dòng sông không chỉ là dòng nước mà còn là nơi kết nối địa lý các địa phương, làng xã với làng xã, tỉnh huyện với tỉnh huyện, vùng trên với vùng dưới, kết nối cả bốn miệt vùng châu thổ Cửu Long: miệt đồng - miệt vườn - miệt bưng - miệt biển mà từng miệt có những tập quán canh tác, hình thái sông nước - thực vật khác nhau, đặc điểm nguồn nước khác nhau. Nhờ những kết nối này mà người dân có thể đi lại dễ dàng tạo nên các giao kết địa lý, giao thương hàng hóa, giao lưu phong tục - kinh nghiệm bản địa.

aa.jpg

Cần phải xem cả hệ sinh thái vùng châu thổ Cửu Long như một cơ thể sống, trong đó dòng sông là các mạch máu nuôi các tế bào bên trong, đất đai là xương thịt hình hài tạo khung cho cơ thể, tính đa dạng sinh vật, phong phú cây trái, rừng ngập nước là diện mạo bên ngoài cơ thể và nền văn minh sông nước, tập quán, tâm linh chính là tâm hồn và tính cách của cơ thể sống này. Một cơ thể sống khỏe mạnh và xinh đẹp phải có đầy đủ các yếu tố hình thành nó. Bất cứ hành vi nào chặt đứt mạch máu của cơ thể sống, tương tự như cắt chặn dòng sông, sẽ tạo ra những đau đớn, tổn thương và bẻ gãy chuỗi lưu chuyển dinh dưỡng và sinh khí cho cơ thể.

3. Vùng châu thổ Cửu Long chỉ có hai mùa mưa - nắng nhưng sự đa dạng sinh thái, đa dạng văn hóa của vùng đất này lại thi vị như bốn mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông. Nơi đây không chỉ mang trọng trách nuôi sống cho hàng triệu người Việt Nam và một phần cho thế giới mà còn là vùng đất của tự nhiên, của sinh vật, của xã hội, của tâm linh.

Phát triển vùng châu thổ Cửu Long dựa vào tự nhiên là giải pháp khôn ngoan và bền vững nhất. Việc duy trì hình thái sông ngòi và hệ sinh thái ngọt - lợ - mặn không chỉ là việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên mà còn là sự bền vững các kết nối an ninh: an ninh nguồn nước - an ninh lương thực - an ninh xã hội không chỉ cho chúng ta hiện nay mà còn cho các thế hệ con cháu chúng ta mãi mãi về sau.

Bài liên quan
  • Tạo lực đẩy để Đồng bằng sông Cửu Long vươn lên mạnh mẽ hơn
    (TN&MT) - Sáng 22/4, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức tổ Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 2/4/2022 của Bộ Chính trị khóa XIII về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 qua hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến.

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Bắc Ninh sử dụng nguồn tài nguyên nước hiệu quả góp phần giảm nghèo
    (TN&MT) - Thời gian qua, thực hiện các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về giảm nghèo bền vững, tỉnh Bắc Ninh bên cạnh việc tạo điều kiện về vốn vay và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn để phát triển kinh tế, tỉnh còn thực hiện nhiều giải pháp giúp người dân địa phương tiếp cận nguồn nước sạch, hợp vệ sinh, an toàn phục vụ cho sản xuất góp phần nâng cao chất lượng cho người dân.
  • Nước..! Yếu tố thoát nghèo bền vững
    (TN&MT) - Nước là để duy trì sự sống và mọi hoạt động kinh tế xã hội, đóng vai trò tiên quyết trong sản xuất nông nghiệp. Do đó, tỉnh Điện Biên đã triển khai một số giải pháp để bảo vệ tài nguyên nước, sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước. Đặc biệt, trong sản xuất nông nghiệp, góp phần xóa đói giảm nghèo tại địa phương.
  • Hội nghị Nước 2023 của Liên Hợp Quốc: Đẩy nhanh tiến độ tiếp cận phổ cập nước sạch
    (TN&MT) - Hội nghị về Nước năm 2023 của Liên Hợp Quốc (LHQ), sẽ diễn ra từ ngày 22 đến ngày 24/3 tới tại trụ sở LHQ (Mỹ), đang được đánh giá là cơ hội “ngàn năm có một” để đẩy nhanh tiến độ hướng tới tiếp cận phổ cập nước sạch và vệ sinh vào năm 2030.
  • Thúc đẩy thay đổi, tìm giải pháp tối ưu cho nước: Kỳ vọng tương lai cho các dòng sông
    (TN&MT) - Với chủ đề “Accelerating Change” - Thúc đẩy sự thay đổi, Ngày Nước Thế giới năm 2023 nhằm kêu gọi tất cả mọi người cùng hành động, thay đổi lối sống để hướng đến khai thác, sử dụng và quản lý nguồn nước tiết kiệm, hiệu quả, đảm bảo an ninh nguồn nước trong tương lai.
  • Thúc đẩy thay đổi, tìm giải pháp tối ưu cho nước: Cơ hội hồi sinh những dòng sông “chết”
    (TN&MT) - Quy hoạch tài nguyên nước quốc gia, Quy hoạch lưu vực sông Hồng - Thái Bình, sông Cửu Long vừa được Chính phủ phê duyệt được kỳ vọng sẽ tạo ra những đột phá, thay đổi trong công tác cải tạo, phục hồi các dòng sông ô nhiễm ở đô thị.
  • Tủa Chùa… “khát”

    Tủa Chùa… “khát”

    17:02 20/03/2023
    (TN&MT) - Tủa Chùa, một huyện kém phát triển của tỉnh Điện Biên. Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo toàn huyện chiếm tỷ lệ 59,3%. Những ngày giáp hạt tháng 3, nhiều hộ gia đình dân tộc Mông đứt bữa, ăn mèn mén thay cơm. Thế nhưng ở đây, gạo vẫn chưa phải là thứ họ cần nhất. Mà thứ họ cần là nước! Tủa Chùa đang mất an ninh nguồn nước.
  • Hậu Giang: Đảm bảo nguồn nước cho phát triển kinh tế nông nghiệp
    (TN&MT) - Thời gian qua, tỉnh Hậu Giang đã tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hiệu quả, hợp lý các nguồn tài nguyên nước (TNN), phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững của địa phương. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, PV Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang.
  • Tiếp tục rà soát, thể chế hóa đầy đủ các chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước để hoàn thiện Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
    Chiều 15/3, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tiến hành xem xét cho ý kiến về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành Phiên họp.
  • Điện Biên: Quan tâm đảm bảo an ninh nguồn nước
    (TN&MT) - Nước là nhu cầu tất yếu trong đời sống hằng ngày của mỗi người, mỗi gia đình và là yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe, cải thiện điều kiện sinh hoạt cho người dân. Chính vì vậy, việc bảo đảm an ninh nguồn nước luôn là vấn đề, được tỉnh Điện Biên đặc biệt quan tâm, đầu tư.
  • Nước sạch nông thôn: Tiêu chí quan trọng để giảm nghèo
    (TN&MT) - Xác định nước sạch là nhu cầu thiết yếu của người dân, thời gian qua, Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương đã chú trọng triển khai Chương trình bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông thôn, tập trung đầu tư công trình cấp nước sạch nhằm từng bước cải thiện điều kiện sinh hoạt, vệ sinh, nâng cao sức khỏe cho dân cư nông thôn, giảm bệnh tật, tạo cơ hội xóa đói, giảm nghèo, góp phần xây dựng nông thôn mới.
  • Bà Rịa - Vũng Tàu: Đảm bảo an toàn nguồn nước phục vụ giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên nước, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững của địa phương. PV Báo TN&MT đã có cuộc phỏng vấn ông Đặng Sơn Hải, Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xung quanh vấn đề này.
  • Ngày Quốc tế hành động vì các dòng sông (14/3): Nỗ lực bảo vệ, hồi sinh “mạch sống” của Trái Đất
    (TN&MT) - Ngày Quốc tế Hành động vì các dòng sông (14/3) là dịp để các quốc gia trên thế giới cùng chung tiếng nói bảo vệ các dòng sông - mạch sống của các hệ sinh thái; đề ra những chính sách quản lý công bằng, phát triển bền vững; tìm những giải pháp tốt hơn liên quan đến nước và năng lượng; hợp tác trong xử lý ô nhiễm môi trường, đảm bảo an ninh nguồn nước.
  • Bình Thuận: Siết chặt quản lý, đảm bảo nguồn nước sạch cho người dân
    (TN&MT) - Thời gian qua, tỉnh Bình Thuận đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên nước (TNN) cũng như giúp người dân địa phương tiếp cận nguồn nước sạch, hợp vệ sinh, an toàn phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất, góp phần giảm nghèo bền vững.
  • Long An: Sử dụng, bảo vệ hiệu quả nguồn nước ngọt đê duy trì giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Tỉnh Long An đã và đang tăng cường công tác quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước (TNN), bảo đảm an ninh nguồn nước; đồng thời, khuyến khích đổi mới tư duy sản xuất, tạo việc làm ổn định, giúp người dân nâng cao đời sống, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững của địa phương.
  • Quản lý tài nguyên nước ở Tiền Giang: Hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Tiền Giang đã và đang tăng cường công tác quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả, hợp lý nguồn tài nguyên nước (TNN); đồng thời, triển khai nhiều giải pháp nhằm giải quyết nhu cầu về nguồn nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất cho người dân, hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững của địa phương.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO