Kết nối dữ liệu và chuyển đổi số tài nguyên bản địa hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học

Mai Đan | 09/03/2022, 15:44

"Tài nguyên bản địa" là từ khóa quan trọng đối với các quốc gia, mỗi nền kinh tế trong tương lai gần, sẽ trở thành vũ khí giúp cạnh tranh lành mạnh, tạo ưu thế rõ rệt khi nhắc đến “lợi thế giữa các quốc gia”. Việc vận dụng tài nguyên bản địa trong bối cảnh hiện nay cần ứng dụng công nghệ số, mới có thể phát huy được những tính đặc thù, tinh túy nhất của tài nguyên bản địa, tạo ra sự khác biệt và quý hiếm.

cu-tc.png
Tri thức bản địa chứa đựng trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Ảnh minh họa

Tri thức bản địa chứa đựng trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Theo chuyên gia chuyển đổi số Nguyễn Huy Du thuộc Viện khoa học giáo dục và kinh tế Đông Nam Á (ISA), chuyển đổi số là quá trình giúp cô đặc thông tin và giúp vươn xa, mở rộng độ tiếp cận tới mọi nơi mà internet có mặt. Kết nối dữ liệu để phục vụ hoạt động chuyển đổi số là giúp tiết kiệm thời gian và chi phí của các hoạt động khảo sát, tìm kiếm lời giải mới cho các hoạt động nghiên cứu khoa học.
Đặc biệt, sự kết nối dữ liệu với chuyển đổi số và tài nguyên bản địa cũng sẽ tạo ra và lưu giữ được lượng “tri thức bản địa” sẽ đóng góp được vào việc phát triển tài nguyên số được khai thác trên môi trường số của mỗi quốc gia.
Ông Nguyễn Huy Du cho rằng, trong bối cảnh của một nền khoa học liên - đa ngành, sự kết hợp giữa thực tiễn với các ngành khoa học chuyên sâu là cần thiết. Ở những quốc gia đang phát triển, hệ thống tri thức bản địa luôn tồn tại song song với các hệ thống kiến thức chính thống.
Tri thức bản địa là tri thức được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài, qua kinh nghiệm ứng xử của con người với môi trường và xã hội; được lưu truyền từ đời này qua đời khác qua trí nhớ, qua thực tiễn sản xuất và thực hành xã hội. Tri thức bản địa chứa đựng trong các lĩnh vực của cuộc sống như sản xuất lương thực, thực phẩm, chăn nuôi; cất trữ và chế biến thức ăn; thu hái, sử dụng cây thuốc và cách chữa bệnh; truyền thụ kiến thức qua các thế hệ trong giáo dục; bảo vệ, quản lý và khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên; tổ chức quản lý cộng đồng, giá trị xã hội, các luật lệ truyền thống trong làng bản…

img_2461-1-.jpg
Ông Nguyễn Huy Du thuộc Viện khoa học giáo dục và kinh tế Đông Nam Á (ISA)

Dẫn chứng về tri thức bản địa chứa đựng trong lĩnh vực bảo vệ, quản lý và khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, ông Nguyễn Huy Du cho biết: Với một bài thuốc dân gian, nguyên liệu chế biến chỉ có tại một vùng miền, địa phương thì tri thức bản địa không chỉ là công thức điều chế của người dân, mà kinh nghiệm nhận diện các loại nguyên liệu tốt đáp ứng cho bài thuốc đó cũng được coi là tri thức bản địa sau khi được truyền lại bằng các hình thức văn bản hoặc tác phẩm dạng truyền miệng dân gian (hò, vè, thơ...).
Khi đó, ngoài việc quản lý bảo vệ công thức cho bài thuốc trên, bảo vệ hợp lý nguồn tài nguyên là nguyên liệu tại nơi đó, cũng cần bảo vệ, bảo tồn các tác phẩm, ấn phẩm giúp tìm kiếm, nhận diện, cách thu hái nguyên liệu chính xác và hiệu quả. Một phần bảo tồn, một phần là quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên hợp lý, bền vững.
Tương tự, các sản vật về văn hóa bản địa như tranh, tượng, khúc ca, điệu múa... thuộc nhóm tri thức bản địa đều cần được quản lý, khai thác, bảo vệ giúp bảo tồn và phát huy lợi thế tính đặc hữu.
Kết nối tài nguyên bản địa và chuyển đổi số

Tri thức bản địa có tầm quan trọng lớn trong việc thực hiện các dự án phát triển mang tính bền vững, cho nên không những chỉ các nước đang phát triển mà các nước có nền khoa học phát triển cao cũng rất chú ý sưu tầm, phân tích và ứng dụng tri thức bản địa, nhằm tìm kiếm những giải pháp quản lý bền vững cổ truyền cũng như giá trị của các tài nguyên mà khoa học hiện đại chưa biết tới.
Khi tài nguyên bản địa được tổ chức chuyển đổi số sẽ hình thành nên Tài nguyên số, ngược với các nguồn tài nguyên truyền thống thì Tài nguyên số càng khai thác càng gia tăng giá trị, càng được bồi đắp thêm. Do vậy, Tài nguyên số là một trong những mục tiêu lớn của nhiều quốc gia với hiệu quả kép mang lại “tạo ra kinh tế” và “tạo thêm giá trị”.
Việc áp dụng tri thức bản địa trên thế giới đã mang lại nhiều thành công lớn, đưa tri thức bản địa trở thành nguồn tài nguyên bản địa thông qua cách tiếp cận khoa học và ứng dụng công nghệ số sẽ giúp hình thành nguồn Tài nguyên số của quốc gia. Giá trị thương mại của tài nguyên bản địa thông qua ví dụ về tri thức bản địa như: Khám phá các công trình kim tự tháp ở Ai Cập; Khai quật mộ cổ các vị hoàng đế ở Trung Quốc; Thăm dò các vùng biển mới ở châu Đại Dương; Chinh phục các đỉnh núi nóc nhà của thế giới tại nhiều quốc gia… trên thực tế còn có dư địa rất lớn đặc biệt là trong kỷ nguyên số.

Như vậy, tài nguyên bản địa không những có giá trị phục vụ giải pháp phát triển địa phương, mà còn là kho báu về thông tin, về văn hóa là nguồn tài nguyên quý cần được bảo vệ, gìn giữ và sử dụng thật hữu ích.
Kết nối dữ liệu và phát huy chuỗi giá trị bản địa sẽ góp phần quan trọng vào việc giải quyết các vấn đề địa phương của quốc gia và gắn kết hoạt động chuyển đổi số của quốc gia sẽ sớm hình thành nên những nguồn tài nguyên số quốc gia lớn hơn và có giá trị hơn.

Bài liên quan
  • Nữ tri thức nghiên cứu khoa học về môi trường - nông nghiệp
    (TN&MT) - Trong khuôn khổ Hội nghị Nữ khoa học toàn quốc lần thứ hai, chiều ngày 9/12, tại Hà Nội, Hội nữ trí thức Việt Nam phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam đã tổ chức hội nghị khoa học chuyên đề “Môi trường – Nông nghiệp và khoa học khác”.

(0) Bình luận
Nổi bật
Lan tỏa tinh thần bảo vệ môi trường của đạo Tin Lành
(TN&MT) - Cộng đồng đạo Tin Lành Việt Nam đang phát huy nhiều sáng kiến, triển khai những mô hình hay nhằm chung tay với các tôn giáo thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Đừng bỏ lỡ
  • Quảng Trị: Biên phòng giúp người dân vùng cao thoát nghèo
    Thời gian qua, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị đã vận động các nguồn đóng góp trong đơn vị và xã hội hóa, tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa cho bà con vùng cao, vùng biên giới, qua đó giúp người dân xóa đói giảm nghèo, vươn lên trong cuộc sống.
  • Ông Vũ Văn Diện giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
    (TN&MT) - Ngày 30/3, tại Kỳ họp thứ 13 HĐND tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026, đã bầu đồng chí Vũ Văn Diện, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP.Hạ Long, nhiệm kỳ 2021-2026, giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, nhiệm kỳ 2021-2026, với tỷ lệ phiếu bầu đạt 100% đại biểu triệu tập có mặt tại kỳ họp.
  • “Giấc mơ vươn tới một ngôi sao” của bãi biển trứ danh Phú Quốc
    (TN&MT) - Bãi biển hình cánh cung được ôm ấp bởi những cánh rừng già, bờ cát thoải trắng mịn, cùng làn nước trong vắt, Bãi Sao - “viên ngọc” quý của đảo Ngọc, bao năm qua vẫn luôn là bãi biển đẹp bậc nhất TP đảo.
  • Yên Bái: Đưa hệ thống họp trực tuyến toàn tỉnh đi vào hoạt động
    Vừa qua, UBND tỉnh Yên Bái đã khai trương Hệ thống giao ban điện tử đa phương tiện, đây là hệ thống giao ban điện tử với 210 điểm cầu, được kết nối từ tỉnh đến 173/173 xã, phường.
  • Bộ GD&ĐT công bố sửa đổi quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2023
    (TN&MT) - Theo Thông tư số 06/ 2023/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) có sửa đổi, bổ sung một số quy định trong phòng thi và làm đề thi nhằm tránh gian lận thi cử và tránh lọt đề trong kỳ thi tốt nghiệp 2023.
  • Quảng Nam: Tăng cường theo dõi, phối hợp xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển
    Ngày 29/3, UBND tỉnh Quảng Nam có Công văn 1798/UBND-KTN về tăng cường theo dõi, phối hợp xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn tỉnh.
  • Chuyển đổi số ở Yên Bái người đứng đầu phải chủ động đi trước
    (TN&MT) - “Người đứng đầu phải chủ động đi trước, có vai trò dẫn dắt, biết lựa chọn vấn đề ưu tiên và đưa ra các đề bài cần giải quyết…” đó là một trong những chỉ đạo của Bí thư Tỉnh uỷ Yên Bái Đỗ Đức Duy tại Hội nghị trực tuyến toàn tỉnh về công tác chuyển đổ số năm 2023 và đánh giá kết quả phối hợp giữa tỉnh Yên Bái với Tập đoàn Viettel, Tập đoàn VNPT ngày 29/3.
  • Lạng Sơn: Giảm nghèo từ kinh tế đồi rừng
    (TN&MT) -Tỉnh Lạng Sơn đã và đang phát huy hiệu quả lợi thế kinh tế đồi rừng, coi trồng rừng là nghề mang lại thu nhập ổn định, góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, xóa nghèo bền vững.
  • Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế biển góp phần xóa đói giảm nghèo
    (TN&MT) - Thời gian qua, Chính phủ đã có nhiều giải pháp đồng bộ nhằm từng bước nâng cao hiểu quả quản lý nhà nước đối với vấn đề phát triển bền vững kinh tế biển, góp phần quan trọng vào công tác xóa đói, giảm nghèo, giúp lực lượng lao động thuộc các ngành kinh tế biển có cơ hội nâng cao đời sống.
  • Du lịch cộng đồng nơi miền Tây xứ Nghệ
    Rong ruổi khắp các huyện miền Tây xứ Nghệ, điều mà tôi ghi nhận được trong suốt cuộc hành trình là đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây vẫn còn lưu giữ được nét văn hóa truyền thống rất độc đáo và đặc sắc. Và chính điều này đã làm nên bản sắc rất riêng trong phát triển du lịch cộng đồng khi khách du lịch được ăn, ngủ, sinh hoạt chung bầu không khí thắm đượm nền văn hóa bản địa...
  • Bộ Công Thương phát động cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2023
    (TN&MT) - Ngày 29/3, Ban Chỉ đạo 35 Bộ Công Thương đã tổ chức Lễ phát động Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới năm 2023.
  • Cao Ba Lanh – Phên dậu Tổ quốc tôi
    Đài quan sát Cao Ba Lanh – tên thường gọi của người dân xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh mỗi khi nhắc tới địa danh này. Không chỉ thế, nơi đây còn tồn tại nhiều huyền bí và cảnh đẹp mê hoặc lòng người.
  • Nam Định: Còn bất cập trong triển khai các dự án xóa đói giảm nghèo
    (TN&MT) - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025, UBND tỉnh Nam Định đã ban hành các Kế hoạch hướng dẫn và xây dựng các Dự án/ Tiểu dự án thuộc Chương trình nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo hạn chế tái nghèo, tuy nhiên trong quá trình triển khai vẫn tồn tại nhiều bất cập.
  • Việt Nam chung tay hành động chấm dứt bệnh lao
    Vừa qua, Bệnh viện Phổi Trung ương tổ chức Chương trình chống lao Quốc gia đã tổ chức Lễ Kỷ niệm Ngày Thế giới phòng chống lao. Chống lao năm 2023 với chủ đề "Việt Nam chiến thắng bệnh lao".
  • Sunrise Park Villa - hành trình mới của Sun Group tại Bãi Sao, Phú Quốc
    (TN&MT) - Chương mới trên hành trình làm đẹp đảo Ngọc Phú Quốc sẽ được Sun Group viết tiếp tại Bãi Sao với Sunrise Park Villa nơi một Công viên chủ đề sáng tạo đa trải nghiệm được phát triển theo mô hình RD&E+ lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Tại đây loại hình BĐS trong công viên, BĐS là tiện ích của công viên mang tên Park house cũng lần đầu được giới thiệu.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO