IMF kêu gọi tăng nguồn tài chính để hạn chế thiệt hại do COVID-19 gây ra

Mai Đan | 16/03/2020, 22:24

(TN&MT) - Ngày 16/3, Giám đốc điều hành Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), bà Kristalina Georgieva kêu gọi các nước thực hiện những biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ phối hợp ngăn chặn dịch COVID-19 gây thiệt hại kinh tế lâu dài.

Giám đốc điều hành IMF, bà Kristalina Georgieva phát biểu trong một hội nghị do Vatican tổ chức về sự đoàn kết kinh tế, tại Vatican vào ngày 5/2.2020. Ảnh: REUTERS / Remo Casilli

Trong một thông điệp được đăng trên trang web của IMF, bà Georgieva cho biết IMF đã nhận được sự quan tâm từ khoảng 20 quốc gia khác cho các chương trình tài chính và sẽ tiếp tục theo dõi trong những ngày tới.

Theo bà Georgieva, IMF sẵn sàng huy động 1 nghìn tỷ USD cho khoản vay để hỗ trợ 189 quốc gia thành viên của mình.

“Khi virus corona lây lan, sự phối hợp và đồng bộ hóa kích thích tài chính toàn cầu sẽ mạnh mẽ hơn theo giờ”, bà Georgieva nhấn mạnh.

Giám đốc IMF cho rằng hành động tài chính phối hợp trên quy mô của cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009 có thể là cần thiết. Theo bà, chỉ riêng trong năm 2009, Nhóm 20 nền kinh tế lớn (G20) đã huy động khoảng 2% GDP của họ cho việc kích thích tài chính, tương đương khoảng 900 tỷ USD vào ngày hôm nay, vì vậy còn rất nhiều việc phải làm.

Bà nói rằng các quốc gia nên tiếp tục ưu tiên cho các khoản chi y tế và hỗ trợ cho những người và doanh nghiệp bị ảnh hưởng nhất với các chính sách như nghỉ ốm và giảm thuế theo mục tiêu.

Về mặt chính sách tiền tệ, bà Georgieva cho biết các ngân hàng trung ương có thể tiếp tục hỗ trợ nhu cầu và tăng niềm tin bằng cách giảm bớt các điều kiện tài chính và đảm bảo dòng tín dụng đối với nền kinh tế thực. Bà trích dẫn các hành động khẩn cấp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và các ngân hàng trung ương khác trong ngày 15/3 là một dẫn chứng.

Theo Tổng hợp từ Reuters
Copy Link
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng dự Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á Châu
Từ ngày 05-10/6, tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Hội đồng Giám mục Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á châu (FABC) với chủ đề “50 năm FABC: Nhìn lại các văn kiện và áp dụng”. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng đến tham dự và phát biểu tại Hội nghị.
Đừng bỏ lỡ
  • El Nino đến sớm làm tăng thêm nhiệt cho Trái Đất
    Các nhà khí tượng học tuyên bố hiện tượng thời tiết El Nino đã chính thức hình thành sớm và có khả năng làm biến đổi thời tiết trên toàn thế giới, bổ sung thêm nhiệt tự nhiên cho Trái đất vốn đang nóng lên.
  • Giới khoa học cảnh báo nhiệt độ Trái Đất tăng thêm 0,2 độ C mỗi thập niên
    Trong bản báo cáo khoa học về khí hậu cập nhật, 50 nhà khoa học hàng đầu thế giới đã cảnh báo lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính đã đạt mức "cao nhất mọi thời đại" và đang đẩy nhanh quá trình nóng lên toàn cầu với tốc độ chưa từng thấy.
  • Tây Ban Nha trải qua mùa xuân 2023 nóng nhất trong lịch sử
    (TN&MT) - Bộ Môi trường và cơ quan thời tiết Tây Ban Nha cho biết mùa xuân năm 2023 là mùa xuân nóng nhất và khô thứ hai ở Tây Ban Nha kể từ năm 1961, và nhiệt độ cao hơn trung bình có thể sẽ tiếp tục vào mùa hè này.
  • Indonesia sẽ cấm sản phẩm nhựa dùng một lần vào cuối năm 2029
    (TN&MT) - Bộ trưởng Bộ Môi trường và Lâm nghiệp Indonesia Siti Nurbaya Bakar vừa cho biết, quốc gia này sẽ bắt đầu áp dụng lệnh cấm sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần vào cuối năm 2029, đồng thời yêu cầu các nhà sản xuất giảm 30% việc sử dụng bao bì nhựa.
  • Ukraine cảnh báo tác động tiêu cực đối với môi trường do vụ vỡ đập thủy điện Kakhovka
    Ngày 6/6, giới chức Ukraine thông báo 150 tấn dầu động cơ đã tràn ra sông Dnieper sau vụ vỡ đập thủy điện Kakhovka, miền Nam nước này, đồng thời cảnh báo về tác động tiêu cực đối với môi trường.
  • Quyền được sống trong môi trường trong lành của con người: Cần chống lại “làn sóng nhựa” độc hại
    Các chuyên gia của Liên hợp quốc (LHQ) vừa cho biết thế giới phải chống lại “làn sóng nhựa” độc hại đe dọa quyền được sống trong môi trường trong lành của con người.
  • Kinh nghiệm của Trung Đông đối phó với nắng nóng thiêu đốt
    Các chuyên gia nhận định Trung Đông có “kinh nghiệm đầy mình” để các khu vực khác học hỏi về sinh tồn trong thời tiết nắng nóng khắc nghiệt.
  • Cuộc chiến chống lạm phát của Fed đối mặt với thách thức mới: Kênh đào Panama cạn khô
    Hồ Gatun cung cấp nước cho kênh Panama đang bị hạn hán nghiêm trọng dẫn đến việc giới hạn trọng lượng và tăng phụ phí đối với tàu thuyền.
  • WMO kêu gọi hành động khẩn cấp đối với băng tan
    (TN&MT) - Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), mọi người cần hiểu rõ hơn và giảm thiểu tác động tàn phá của hiện tượng nóng lên toàn cầu đối với băng biển (vùng nước đóng băng), núi băng trôi và sông băng trên thế giới.
  • Mối đe dọa từ biến đổi khí hậu: Nhiều loài có thể bị mất môi trường sống
    (TN&MT) - Nhóm nghiên cứu từ Đại học University College London (UCL) (Anh), Đại học Cape Town (Nam Phi), Đại học Connecticut (Mỹ) và Đại học Buffalo (Mỹ) vừa công bố một nghiên cứu cho thấy biến đổi khí hậu có khả năng đột ngột đẩy các loài vượt qua các điểm giới hạn khi nhiệt độ tại các khu vực địa lý nơi chúng sinh sống tăng đến mức không lường trước được.
  • Bengaluru (Ấn Độ) cần 363 triệu USD khắc phục hệ thống thoát nước
    (TN&MT) - Công ty tư vấn bất động sản toàn cầu Knight Frank vừa công bố một báo cáo cho thấy bang Bengaluru của Ấn Độ có thể cần gần 28 tỷ rupee (tương đương 362,7 triệu USD) để khôi phục mạng lưới thoát nước bị hư hại do sự phát triển bất động sản nhanh chóng, trong bối cảnh lũ lụt xảy ra nhiều lần đe dọa làm gián đoạn công việc và cuộc sống tại bang, trung tâm về công nghệ thông tin.
  • Thế giới cần lương thực, không cần thuốc lá
    Alice Achieng Obare, một nông dân làng Migori ở Tây Nam Kenya, cảm thấy như được giải thoát sau khi làng của cô dần từ bỏ nghề trồng cây thuốc lá chuyển sang trồng đậu. Trong câu chuyện xúc động được chia sẻ lại trên trang web của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Obare đã kể về những ngày tháng cả ngôi làng chìm trong khói thuốc từ quá trình sơ chế lá và thân cây thuốc lá, những giây phút cô run rẩy cầm trên tay tấm phim chụp lại hình ảnh lồng ngực cô đầy khói thuốc dù bản thân không hề hút thuốc lá. Mỗi vụ mùa thuốc lá kéo dài từ tháng 10 năm trước tới tháng 8 năm sau, trẻ nhỏ thay vì cắp sách đến trường thì phải đến ruộng trồng cây thuốc lá.
  • Mùa bão Đại Tây Dương năm nay: Có khả năng “gần như bình thường”
    (TN&MT) - Theo dự báo của Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA), hoạt động bão gần như bình thường ở Đại Tây Dương trong mùa bão sắp tới, có thể có từ 12 đến 17 cơn bão nhiệt đới được đặt tên.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO