IMF: Các nước giàu cần giúp các nước nghèo ứng phó với BĐKH

28/09/2017 00:00

(TN&MT) - Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết thế giới đang phải đối mặt với thiên tai nếu những nước gây ra phần lớn sự ấm lên toàn cầu không hỗ trợ các nước có...

(TN&MT) - Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết thế giới đang phải đối mặt với thiên tai nếu những nước gây ra phần lớn sự ấm lên toàn cầu không hỗ trợ các nước có thu nhập thấp.
 
Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã nói với các nước giàu có rằng họ phải làm nhiều hơn nữa để giúp các nước nghèo ứng phó với biến đổi khí hậu, nếu không sẽ chịu sự tăng trưởng yếu hơn của toàn cầu và các luồng di cư cao hơn.
 
IMF cho biết các nước có thu nhập thấp góp phần rất ít vào sự gia tăng nồng độ khí nhà kính và không có khả năng giải quyết vấn đề từ nguồn lực ít ỏi của họ.
 
Theo IMF, nhiệt độ tăng cao sẽ gây ra những ảnh hưởng bất bình đẳng trên toàn thế giới, với những tác động xấu đến những người ít có khả năng chi trả.
 
"Cộng đồng quốc tế sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và điều phối các hình thức hỗ trợ tài chính và các hình thức hỗ trợ khác cho các quốc gia có thu nhập thấp. Với nền kinh tế thị trường tiên tiến và đang nổi góp phần lớn vào sự nóng lên toàn cầu cho đến nay và dự kiến sẽ tiếp tục, việc giúp các nước có thu nhập thấp đối phó với hậu quả của biến đổi khí hậu là một yêu cầu nhân đạo và chính sách kinh tế toàn cầu.
 
Sử dụng những giả thuyết bảo thủ, IMF cho biết vào năm 2100 thu nhập bình quân đầu người ở một quốc gia có thu nhập thấp sẽ giảm 9% so với mức tăng nhiệt độ. Theo IMF, giá trị hiện tại của những tổn thất này sẽ làm mất đi cả một năm sản lượng kinh tế hiện tại của một quốc gia nghèo.
 
Một gia đình nấu thức ăn trên giường ở Lalmonirhat, Bangladesh - quốc gia dễ bị tổn thương nhất do hậu quả của biến đổi khí hậu. Hình ảnh: Zakir Chowdhury / Barcroft Images
Một gia đình nấu thức ăn trên giường ở Lalmonirhat, Bangladesh - quốc gia dễ bị tổn thương nhất do hậu quả của biến đổi khí hậu. Hình ảnh: Zakir Chowdhury / Barcroft Images
 
Tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu có thể kéo dài và sẽ được nhận thấy thông qua sản lượng nông nghiệp thấp hơn, giảm năng suất trong các ngành chịu ảnh hưởng của thời tiết, đầu tư yếu kém và sức khoẻ kém. “Nhiệt độ cao hơn đã hạn chế tăng trưởng ở các vùng nóng của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển đáng kể so với các khu vực nóng của các nước giàu, qua đó, cho thấy tầm quan trọng của việc phát triển trong việc giảm tính dễ tổn thương”, IMF nhấn mạnh.
 
Các nước có thu nhập thấp có nhu cầu chi tiêu rất lớn và nguồn lực khan hiếm để thực hiện các khoản đầu tư cần thiết cho việc ứng phó với biến đổi khí hậu. Liên Hiệp Quốc đã thông qua một loạt các mục tiêu phát triển bền vững sẽ được đáp ứng vào năm 2030, nhưng để đạt được các mục tiêu này, đòi hỏi các nước nghèo phải tăng chi tiêu công lên tới 30% tổng sản phẩm quốc nội. Theo IMF, điều này rất khó thực hiện đối với hầu hết các quốc gia.
 
“Hơn nữa, chính sách trong nước không thể bảo vệ các nước có thu nhập thấp khỏi những hậu quả của biến đổi khí hậu khi nhiệt độ cao đẩy giới hạn sinh lý của các hệ sinh thái trong các quốc gia này, gây ra các đợt dịch bệnh, nạn đói và các thảm hoạ thiên nhiên khác cũng như áp lực di cư và nguy cơ xung đột” – IMF cho biết.
 
IMF cảnh báo "các dòng di cư đáng kể, có khả năng vượt qua biên giới quốc gia, có thể nảy sinh nếu biến đổi khí hậu khiến mực nước biển tăng lên đáng kể". Theo dự báo về sự nóng toàn cầu hiện nay, hàng trăm triệu người ở các vùng thấp có thể dễ bị lũ lụt, buộc họ phải rời bỏ nhà cửa.
 
IMF cho biết, các tác động lan rộng quốc tế từ các nước dễ bị tổn thương nhất có thể sẽ rất lớn thông qua các hoạt động kinh tế trì trệ và các dòng chảy xung đột và di cư. "Để hướng về tương lai, nỗ lực toàn cầu duy nhất để chứa lượng khí thải cácbon phù hợp với mức tăng nhiệt độ có thể chấp nhận được có thể hạn chế nguy cơ lâu dài của biến đổi khí hậu" – IMF khẳng định.
 
Mai Đan
Tổng hợp từ Guardian
 
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
IMF: Các nước giàu cần giúp các nước nghèo ứng phó với BĐKH
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO