Huyện Phúc Thọ - Hà Nội đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “3 sạch”

PV | 20/07/2020, 16:53

(TN&MT) - Được phát động từ tháng 6/2017 đến nay, cuộc vận động “3 sạch” giai đoạn 2017 - 2020 trên địa bàn huyện Phúc Thọ gắn với Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới đã thu hút đông đảo cán bộ và các tầng lớp nhân dân hưởng ứng, bước đầu cho nhiều kết quả khả quan.

Đến nay, cuộc vận động “3 sạch”- nước sạch, nông nghiệp sạch, môi trường sạch đã đi sâu vào đời sống người dân trên địa bàn huyện. Có được kết quả “3 sạch” bên cạnh công tác tuyên truyền, vận động phong trào còn được gắn với trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trong triển khai. Nhân dân phát huy tinh thần tự quản, sáng tạo, chủ động tham gia cuộc vận động một cách thiết thực... Qua đó, giúp thay đổi nhận thức của người dân trong việc sản xuất, sinh hoạt, bảo vệ môi trường mà còn đưa Phúc Thọ trở thành vành đai xanh của Thủ đô Hà Nội.

Ông Doãn Trung Tuấn - Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ cho biết: Đối với nước sạch hiện nay, trên toàn huyện Phúc Thọ, tỷ lệ người dân được sử dụng nước hợp quy chuẩn Bộ Y tế đạt 100% và nước sạch đạt khoảng 57%. Huyện đã xây dựng được 4 trạm cấp nước sạch đang hoạt động, với công suất từ 500 - 2.500 m3/ngày - đêm. Ngoài ra, Huyện còn có đường trục cấp nước sạch của Công ty nước sạch đô thị Sơn Tây nên cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước sạch của nhân dân trong huyện. Mục tiêu đến năm 2020, huyện Phúc Thọ phấn đấu 100% hộ dân trên địa bàn được sử dụng nước sạch.

 

Để hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp sạch và phát triển hiệu quả, bền vững, huyện Phúc Thọ xác định cần có những giải pháp đồng bộ, trong đó đẩy mạnh phát triển các chuỗi liên kết giá trị; thu hút doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn huyện; tập trung đẩy mạnh công tác tổ chức lại sản xuất. Phúc Thọ đã phát triển sản xuất theo vùng, liên vùng; đồng thời triển khai 2 Đề án “Cơ giới hoá nông nghiệp” và “Thí điểm ứng dụng khoa học công nghệ sản xuất nông nghiệp trong nhà màng, nhà lưới”... từ đó đã mở ra hướng đi mới cho ngành nông nghiệp của huyện. Duy trì, phát triển các nhãn hiệu đã được công nhận, xây dựng mới nhãn hiệu, thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực. Phấn đấu mỗi xã có ít nhất 1-2 mô hình sản xuất nông nghiệp an toàn tiêu biểu.

Cùng với đó, huyện Phúc Thọ đã chú trọng đưa một số loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và từng bước mở rộng quy mô.Đến nay, trên địa bàn huyện đã áp dụng thành công mô hình trồng rau sạch, trồng hoa trong nhà màng, nhà lưới, áp dụng các hệ thống tưới, màng nilon che phủ. Diện tích sản xuất ứng dụng công nghệ cao trong nhà màng nhà lưới cũng tăng đáng kể, từ 7,7 ha năm 2016, đến nay đã đạt trên 10.27 ha, góp phần tạo ra các sản phẩm rau quả an toàn, chất lượng với giá trị kinh tế cao cho thu nhập 600-800 triệu đồng/ha/năm. Đặc biệt mô hình trồng hoa ly ở xã Tam Thuấn cho thu lãi 2,8-3 tỷ đồng/ha/năm, cao gấp 60 lần trồng lúa; mô hình sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao tại các xã Võng Xuyên, Thọ Lộc, Hát Môn, Ngọc Tảo, Phụng Thượng... Đồng thời triển khai thành công mô hình khảo nghiệm các giống lúa tiến bộ kỹ thuật mới như: Giống lúa Sơn Lâm 1 và Sơn Lâm 2 tại các xã Hát Môn, Tích Giang và Ngọc Tảo; mô hình cánh đồng lúa cấy một giống gắn với tiêu thụ sản phẩm diện tích 20 ha tại Ngọc Tảo. Huyện đã xây dựng được các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh tập trung, quy mô lớn đem lại giá trị kinh tế cao và khẳng định được thương hiệu trên thị trường như: Vùng trồng bưởi Phúc Thọ hơn 280ha ở các xã Vân Hà, Tam Thuấn, Thanh Đa, Vân Phúc, Hiệp Thuận, Liên Hiệp; vùng trồng táo đại 50ha ở các xã Thanh Đa, Tam Thuấn, Thượng Cốc; vùng trồng chuối tiêu hồng, chuối tây Thái Lan trên diện tích 20ha tại xã Vân Nam...

Đặc biệt, Huyện đã nỗ lực hướng dẫn, khuyến khích người dân, doanh nghiệp thực hiện quy trình sản xuất nông sản sạch, an toàn áp dụng tiêu chuẩn VietGAP. Huyện đã triển khai nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng kĩ thuật mới như: mô hình sử dụng chế phẩm sinh học xử lý rơm rạ; mô hình ngâm nước đất trồng để xử lý sâu bệnh hại trong đất trồng rau quy mô 0,11ha; mô hình trồng rau thủy canh tại Hiệp Thuận… Ngoài diện tích 480ha rau an toàn đã được Thành phố công nhận trước đó, nhiều diện tích sản xuất rau an toàn, áp dụng các tiêu chuẩn an toàn như VietGAP, sản xuất hữu cơ. Huyện phấn đấu mỗi năm có thêm 50 ha rau sản xuất theo quy trình sạch, an toàn.

Thực hiện cuộc vận động “3 sạch” gắn với xây dựng, nâng cao chất lượng NTM, thời gian qua, huyện Phúc Thọ đã tuyên truyền các hộ dân ưu tiên sử dụng các loại phân bón vi sinh, chế phẩm vi sinh trên cây trồng; hỗ trợ lắp đặt được 1.960 thùng chứa bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, bảo đảm hợp vệ sinh tại 8 xã nằm trong vùng sản xuất rau an toàn; tổ chức thu gom được 3.599 kg vỏ thuốc bảo vệ thực vật trên các sứ đồng; vận động được gần 4.900 hộ dân ký cam kết sản xuất nông nghiệp an toàn;  Không sử dụng thuốc diệt cỏ có chứa hoạt chất 2,4-D và Paraquat trong sản xuất trồng trọt; nói không với chất cấm, chất tạo nạc, kích thích tăng trưởng. “Vấn đề cấp bách được đặt ra hiện nay là phải hành động ngay để cải thiện chất lượng cuộc sống. Chỉ khi nào nguồn nước sạch được bảo vệ và sử dụng một cách hợp lý, môi trường sống xanh sạch đẹp, thực phẩm phong phú và an toàn thì sức khỏe, tinh thần của nhân dân mới thực sự được đảm bảo” - Ông Doãn Trung Tuấn chia sẻ  thêm.

Cuộc vận động “3 sạch” được các cấp, các ngành và nhân dân đồng tình ủng hộ. Trong chăn nuôi, huyện Phúc Thọ đã tổ chức thu gom, tiêu hủy vỏ hóa chất tiêu độc khử trùng, vac xin; hỗ trợ xây dựng, lắp đặt các công trình xử lý chất thải trong chăn nuôi (591m3 bể biogas và 21 bình composite) tại xã Thọ Lộc - xã nằm trong chương trình vùng sản xuất chuyên canh tập trung nhằm giảm tình trạng ô nhiễm môi trường. 100% các cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y được ký cam kết không buôn bán sử dụng chất cấm và các chất không được phép sử dụng trong chăn nuôi, 78% số hộ chăn nuôi ký cam kết không sử dụng chất cấm, chất tạo nạc, không lạm dụng chất kích thích sinh trưởng… Với việc đầu tư đồng bộ cho sản xuất nông nghiệp hướng đến một nền nông nghiệp sạch, bền vững, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của huyện ngày càng giàu mạnh, nâng cao thu nhập cho người dân.

 

Qua cuộc vận động “3 sạch”, vệ sinh môi trường theo tiêu chí: sạch nhà, sạch ngõ, sạch thôn, tổ dân phố; mỗi năm mỗi xã, thị trấn có ít nhất 2 đoạn đường nở hoa hoặc có tường bích họa và thực hiện cải tạo, nạo vét ít nhất 1 hồ hoặc ao.  Nhiều thôn, làng, tổ dân phố trên địa bàn huyện đã duy trì tốt nề nếp vệ sinh vào thứ 7, chủ nhật hàng tuần; rác thải sinh hoạt được thu gom 2 - 3 lần/tuần. Nhiều xã, thị trấn đã thành lập tuyến đường tự quản do Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân quản lý đảm bảo xanh - sạch - đẹp. Với những nỗ lực không ngừng của chính quyền và nhân dân, 20/20 xã của huyện đã đạt chuẩn Nông thôn mới, đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương, Thành phố xem xét công nhận huyện đạt chuẩn NTM trong năm 2020.

Sau một thời gian triển khai, cuộc vận động “3 sạch” trên địa bàn huyện Phúc Thọ đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Đời sống của người dân huyện Phúc Thọ, TP Hà Nội đã được nâng cao, môi trường, diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc.Không dừng lại ở đó, Phúc Thọ tiếp tục xác định mục tiêu phấn đấu xây dựng thành công huyện NTM “điển hình tiên tiến”, trở thành một vùng nông thôn trù phú, kinh tế khá giả, môi trường xanh, nông nghiệp sạch, văn hóa đẹp, người dân sống thân thiện, mến khách.

Bài liên quan
  • Nâng cao năng lực phòng chống thiên tai trong xây dựng nông thôn mới
    (TN&MT) - Để củng cố lực lượng phòng chống thiên tai từ cơ sở, Trung tâm Chính sách Kỹ thuật Phòng chống thiên tai (PCTT) – Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ NN&PTNT) đã tổ chức tập huấn nâng cao năng lực PCTT trong xây dựng nông thôn mới cho lực lượng xung kích PCTT tại xã Tân Quới, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp.

(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • Chúng ta cùng hành động
    (TN&MT) - Diễn ra vào ngày 5/6 hằng năm, ngày Môi trường thế giới năm 2023 được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) phát động với chủ đề "Giải pháp cho ô nhiễm nhựa”, trọng tâm là tập trung vào thực hiện chiến dịch “Chống ô nhiễm nhựa”. Lựa chọn của UNEP không nằm ngoài dự đoán của các quốc gia, đồng nghĩa với nhận định cùng với biến đổi khí hậu, ô nhiễm nhựa đang là mối nguy hàng đầu đe dọa nặng nề tương lai trái đất.
  • Du lịch Thích ứng BĐKH ở Bến Tre: Phát triển mô hình sinh thái - xanh - bền vững
    (TN&MT) - Là tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu (BĐKH) gây ra, tuy nhiên, với địa hình và vị trí tự nhiên đa dạng phong phú, thời gian qua, tỉnh Bến Tre đã tận dụng thế mạnh địa phương, tập trung đầu tư, phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái theo hướng xanh, bền vững, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống, vật chất và tinh thần của người dân địa phương.
  • Sơn La: Xây dựng những miền quê đáng sống
    (TN&MT) - Với 188/204 xã khu vực nông thôn, thời gian qua, tỉnh Sơn La đã quan tâm chỉ đạo các cấp, ngành, các địa phương nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường nông thôn, đặc biệt là tại các xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM).
  • Chống rác thải nhựa: Cần sự vào cuộc của các bộ, ngành
    (TN&MT) - Tại nội dung chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang về việc đồng ý chủ trương Việt Nam tham gia đàm phán Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa đã chỉ rõ trách nhiệm của các bộ, ngành tham gia hoạt động đàm phán với việc phân công trách nhiệm, chủ trì đàm phán rõ ràng để đảm bảo tính khả thi của cam kết khi thực thi một Thỏa thuận có tính chất pháp lý toàn cầu về rác thải nhựa.
  • Việt Nam tham gia thỏa thuận toàn cầu về rác thải nhựa đại dương: Chuẩn bị tốt điều kiện và nguồn lực
    (TN&MT) - Ngày 16/8/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1407/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Việt Nam chủ động chuẩn bị và tham gia xây dựng Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa đại dương. Với Quyết định này, Việt Nam đã thể hiện sự cam kết mạnh mẽ với các quốc gia trên thế giới và thực hiện những bước đi tiên phong trong cuộc chiến với rác thải nhựa đại dương.
  • Sông Đà mùa nước cạn
    (TN&MT) - Sông Đà được mệnh danh là con sống lớn nhất Khu vực Tây Bắc… và hung dữ nhất trong các hệ thống sông ngòi của Việt Nam với diện tích lưu vực 52,500km2, cung cấp 55% lượng nước và là chi lưu lớn nhất của hệ thống sông Hồng là một trong những yếu tố làm nên 50% trận lũ lụt sông Hồng hàng năm. Nhưng đến nay, con sông này đã đổi thay, nước đang cạn trơ đáy…
  • Quảng Trị: Cứu hộ thành công một cá thể vích quý hiếm
    Ngày 30/5, theo thông tin từ Ban quản lý Khu bảo tồn biển (BQL KBTB) đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị), đơn vị vừa cứu hộ và thả trở lại về biển một cá thể vích có trọng lượng khoảng 15 kg.
  • Phù Yên (Sơn La): Chủ động phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm môi trường
    (TN&MT) - Là địa phương đang trên đà phát triển, những năm qua, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đã triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường; đặc biệt, ưu tiên công tác phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát nguy cơ ô nhiễm, đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
  • Sơn La: Phát động mỗi địa phương có 1 mô hình Chống ô nhiễm nhựa
    (TN&MT) - Đây là một trong những hoạt động nhằm hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5/6, Tháng hành động vì môi trường 2023, theo nội dung Công văn số 1755/STNMT- QLMT của Sở TN&MT tỉnh Sơn La.
  • Thích ứng BĐKH ở Bến Tre: Phát triển du lịch sinh thái, nâng cao đời sống người dân
    (TN&MT) - Trong thời gian qua, là một tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu (BĐKH) gây ra, nhưng với địa hình và vị trí tự nhiên có nhiều tiềm năng, tỉnh Bến Tre đã tập trung đầu tư, phát triển du lịch, nhất là du dịch sinh thái theo hướng xanh, bền vững, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống, vật chất và tinh thần của người dân địa phương.
  • Du lịch sinh thái gắn với bảo vệ đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Ba Bể
    (TN&MT) - Những năm gần đây, Vườn quốc gia (VQG) Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn) tập trung phát triển du lịch sinh thái và ngày càng thu hút đông du khách đến tham quan. Báo Tài nguyên và Môi trường đã phỏng vấn ông Phạm Văn Nam - Phó Giám đốc Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Bể để hiểu rõ hơn về kinh nghiệm lồng ghép công tác bảo tồn đa dạng sinh học với phát triển du lịch, vừa tăng thu nhập cho người dân vừa tạo điểm nhấn cho du lịch địa phương.
  • Lào Cai: Triển khai đồng bộ giải pháp bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Nhằm hưởng ứng tháng hành động về môi trường và truyền thông tới người dân chung tay bảo vệ môi trường và bảo tồn, phục hồi đa dạng sinh học. Vừa qua UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành công văn triển khai đồng bộ giải pháp bảo vệ môi trường.
  • Giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành nông nghiệp
    (TN&MT) - Với thực trạng phát thải khoảng 1 triệu tấn chất thải nhựa/năm, ngành nông nghiệp đang thúc đẩy các giải pháp giảm thiểu chất thải nhựa một cách có hệ thống, hướng tới nền kinh tế nông nghiệp tuần hoàn, thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
  • Vinh danh các thương hiệu kinh doanh xanh toàn cầu
    (TN&MT) - Dự kiến vào tháng 7/2023, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Diễn đàn Kinh tế toàn cầu và Lễ công bố Thương hiệu xuất sắc toàn cầu 2023. Một trong các hạng mục chính là Nhãn xanh toàn cầu 2023.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO