Huyện nghèo

“Hồi sinh” những cánh đồng
Trận lũ lịch sử vào cuối tháng 9 năm 2023 ở huyện nghèo vùng cao Quỳ Châu (tỉnh Nghệ An) đã khiến cho gần 200 tỷ đồng bị “trôi sông”. Con số thiệt hại nói trên là hết sức khủng khiếp đối với một huyện nghèo vùng cao mà trung bình mỗi năm thu ngân sách toàn huyện chỉ vỏn vẹn trên 20 tỷ đồng. Nhiều tháng trôi qua sau trận “đại hồng thủy”, người dân và các cấp chính quyền đã hết sức nỗ lực khắc phục hậu quả của thiên tai gây ra. Đặc biệt, đến nay đã khắc phục được hoàn toàn diện tích đất sản xuất.
  • Infographic: Ngân sách trung ương hỗ trợ nhà ở tối đa 40 triệu đồng/hộ nghèo, hộ cận nghèo
    Báo TN&MT xin giới thiệu với bạn đọc rõ hơn về cơ chế thanh toán mức hỗ trợ theo Thông tư số 55/2023/TT-BTC (Bộ Tài chính) quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025, trong đó, quy định mức chi hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo.
  • Nghệ An: Huyện nghèo Quỳ Châu tan hoang sau lũ dữ
    Trận lũ lụt lịch sử chưa từng có đã xảy ra vào ngày 27/9/2023 trên địa bàn huyện miền núi nghèo Quỳ Châu đã khiến cho hàng nghìn hộ dân bị ngập, cô lập, hư hỏng nhiều tài sản, công trình hạ tầng về giao thông, thủy lợi, điện…ước tính thiệt hại có thể lên đến hàng trăm tỷ đồng.
  • Thủ tướng thăm trường dân tộc nội trú tại huyện nghèo của Kon Tum
    Sáng ngày 19/8, trong chương trình công tác tại tỉnh Kon Tum, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm, tặng quà thầy và trò Trường Phổ thông Dân tộc nội trú của huyện Tu Mơ Rông, vùng căn cứ cách mạng, cũng là huyện nghèo miền núi vùng cao của tỉnh Kon Tum; nghe báo cáo, kiểm tra công tác chuẩn bị cho năm học mới 2023-2024 trên địa bàn tỉnh.
  • Sốp Cộp (Sơn La): Khai thác hợp lý tài nguyên gắn với giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Là 1 trong 2 huyện nghèo trên địa bàn tỉnh Sơn La, thời gian qua, huyện vùng biên Sốp Cộp đã nỗ lực đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình, dự án phát triển KT-XH, gắn với quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả tài nguyên đất đai, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó BĐKH vì mục tiêu phát triển bền vững.
  • Cây sâm mang ấm no cho người dân A Lưới
    (TN&MT) - Những tia nắng gắt gao rọi thẳng vào khuôn mặt từng người nông dân ở huyện nghèo A Lưới cũng không khiến họ bận tâm. Họ đang tất bật thu hoạch sâm bố chính. Ai ai cũng hớn hở, cười tươi dù mồ hôi chảy dài trên má. Bởi họ biết rằng, cây sâm đã cho đồng bào dân tộc thiểu số có công ăn việc làm thường xuyên. Dân vùng cao đang rất vui và hạnh phúc, đói khổ dần lùi xa…
  • Bà con vùng cao Thừa Thiên – Huế loay hoay với bài toán giảm nghèo
    Với nhiều xã vùng cao của huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên – Huế), câu chuyện thoát nghèo vẫn là bài toán chưa có lời giải, đời sống của người dân ở vẫn nhiều cơ cực, thiếu thốn. Để công tác giảm nghèo thực sự bền vững, A Lưới còn rất nhiều việc phải làm một cách đúng đắn và phù hợp, qua đó sớm thoát ra khỏi một trong các huyện nghèo nhất cả nước.
  • Bò sữa TH giúp phát triển sinh kế người dân huyện nghèo của tỉnh Lâm Đồng
    Ngày 21/12, Công ty Cổ phần Sữa Đà Lạt (Dalatmilk) và Tập đoàn TH đã ký kết văn bản thỏa thuận khung với UBND huyện Cát Tiên (Lâm Đồng) về liên kết, hợp tác phát triển chăn nuôi bò sữa trên địa bàn huyện giai đoạn 2022-2025 và định hướng đến năm 2030.
  • Nghệ An: Phân bổ gần 700 tấn gạo cứu đói cho người dân
    UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành Quyết định về việc phân bổ gạo hỗ trợ cứu đói cho nhân dân trên địa bàn tỉnh. UBND tỉnh Nghệ An giao các địa phương việc cấp phát gạo cho nhân dân phải hoàn thành trước ngày 15/10/2022.
  • Lạng Sơn: Dự án thủy điện hơn 500 tỷ đồng ở huyện nghèo “đắp chiếu”
    (TN&MT) - Đó là dự án thủy điện Bắc Giang (Vằng Puộc), thực hiện tại xã Quý Hòa (Bình Gia, Lạng Sơn). Dự án này có tổng vốn đầu tư hơn 541 tỷ đồng, khởi công từ năm 2008. Trải qua 14 năm, dự án vẫn trong tình trạng thi công dang dở và “đắp chiếu” từ năm 2019 đến nay, gây lãng phí nguồn lực, cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, khiến nhân dân vùng dự án rất bức xúc.
  • Tiêu chí xác định huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021 - 2025
    (TN&MT) - Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh vừa ký Quyết định 36/2021/QĐ-TTg về tiêu chí xác định huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021 - 2025. Quyết định có hiệu lực từ ngày 28/1/2022.
  • Nghĩa tình đồng bào huyện nghèo Quảng Nam gửi đến người dân vùng dịch Đà Nẵng
    (TN&MT) - Những loại nông sản mà người dân Nam Trà My đóng góp chỉ đơn giản là những quả bí, búp măng rừng, buồng chuối nhưng chất chứa đầy tình cảm sẻ chia với đồng bào ở TP.Đà Nẵng vượt qua dịch bệnh.
  • Than Uyên – Lai Châu:  Huyện nghèo lại "chơi sang"?
    (TN&MT) - Toàn bộ hành lang vỉa hè ở đoạn sân vận động thị trấn và ven hồ Than Uyên đang là gạch tốt, vẫn dùng được, thì nay cho cạy tung gạch “quả trám” lên để lát lại gạch vuông? Khi được hỏi thì lãnh đạo huyện "đùn đẩy" nhau, không chịu trả lời số tiền chi cho dự án là bao nhiêu.
  • Hiệu quả mô hình “3 giúp 1” ở huyện nghèo tỉnh Quảng Nam
    (TN&MT) - Không chỉ hỗ trợ con giống hay cây trồng mà cán bộ, công chức ở huyện miền núi Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam còn xuống tận cơ sở đồng hành, hướng dẫn bà con cách làm ăn theo phương châm “Ba công chức, lao động giúp một hộ thoát nghèo”. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Nam Trà My đã giảm nhanh, từ 71% vào năm 2015 đến nay chỉ còn 35%.
  • Huyện nghèo nhất tỉnh Gia Lai trồng 130.000 cây xanh thì chết đến 77.733 cây
    (TN&MT) - Chủ tịch UBND huyện Ia Pa (Gia Lai) Nguyễn Thế Hùng vừa yêu cầu Phòng NN-PTNT huyện này tổ chức kiểm điểm trong công tác trồng cây xanh nhưng để chết rất nhiều, gây lãng phí cho ngân sách.
  • Tin vui cho người dân huyện nghèo đi xuất khẩu lao động
    (TN&MT) - Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 27/2019/QĐ-TTg về tín dụng đối với người lao động tại huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đến năm 2020. Theo đó, người dân huyện nghèo đi xuất khẩu lao động sẽ được vay 100% vốn ưu đãi.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO