Huyện Điện Biên: 17 thôn bản nằm trong vùng nguy cơ lũ ống và sạt lở đất đá

24/06/2019, 17:34

(TN&MT) – Với địa bàn huyện là vùng núi, độ dốc địa hình lớn, hệ thống sông suối dày đặc nên một số địa phương trên địa bàn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên thường xuyên bị ảnh hưởng do mưa lũ gây ra.

Hiện trên địa bàn huyệnĐiện Biên có 17 thôn, bản nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở, lũ ống, lũ quét.
Hiện trên địa bàn huyệnĐiện Biên có 17 thôn, bản nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở, lũ ống, lũ quét.

Qua rà soát tại các xã, huyện Điện Biên có 17 thôn, bản, đội nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở đất đá, lũ ống, lũ quét; bao gồm: bản Tâu 1, 2, 3, bản Co Pục, xã Hua Thanh; đội 8a, 10a, 10b xã Thanh Luông; đội 9a, 9b, 9c xã Thanh Xương; bản Phủ, xã Noong Hẹt; bản Lọng Quân, xã Sam Mứn; bản Pá Ngam 1, Na Sang 2, Ten Núa, xã Núa Ngam; bản Phiêng Ban, bản Sáng 2, bản Noong Ứng 2 xã Thanh An; bản Pa Xa Xá, xã Pa Thơm.

Ông Ngô Xuân Chinh, Phó Chủ tịch UBND huyện Điện Biên chia sẻ: Công tác vận động, tuyên truyền người dân di rời khỏi vùng có nguy cơ lũ ống, lũ quét gặp phải nhiều khó khăn. Do nhận thức của phần lớn người dân trong vùng có nguy cơ lũ ống, lũ quét còn hạn chế, chưa chủ động ứng phó với nguy cơ xảy ra thiệt hại đến tài sản và tính mạng; sau khi được vận động, tuyên truyền nhiều hộ dân muốn di dời nhưng không có quỹ đất để di chuyển đến nơi an toàn.

Theo quy định chính sách hỗ trợ cho hộ nằm trong vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi thiên tai khi di chuyển đến nơi ở mới là 20.000.000 đồng/hộ, mức kinh phí hỗ trợ trên không đủ để tháo dỡ, di chuyển đến nơi ở mới; san gạt mặt bằng, dựng lại nhà,... trong khi người dân không có tiền để di chuyển, nên nhiều hộ gia đình không có khả năng di chuyển đến nơi an toàn. Một số địa điểm có đủ các điều kiện cần thiết về hạ tầng để bố trí dân thì thì lại không bố trí được đất sản xuất, đất sản xuất tại nơi ở cũ cách khá xa (khoảng 4-5km) so với nơi ở mới nên người dân không đồng ý di dời.

Hơn 60 hộ dân bản Pa Xa Xá, xã Pa Thơm nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở.
Hơn 60 hộ dân bản Pa Xa Xá, xã Pa Thơm nằm trong vùng có đá lăn.

Bản Pa Xa Xá, xã Pa Thơm, huyện Điện biên là địa phương nằm trong vùng có nguy cơ đá lăn. Sau nhiều lần xảy ra đá lăn vào các năm 2017, 2018, mỗi khi mùa mưa lũ đến là 62 hộ dân với gần 300 nhân khâu của bản Pa Xa Xá, xã Pa Thơm, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên luôn sống trong tâm lý lo sợ vì tình trạng đá trên vách núi cao hàng chục mét phía sau bản sạt lở, đe dọa tài sản tính mạng người dân nơi đây.

Được biết, trong năm 2018, UBND huyện Điện Biên đã có phương án để sớm di dời người dân đến bãi Púng Min nằm ở ngay đầu xã, khu vực này quy hoạch là điểm dân cư nông thôn trong quy hoạch xây dựng nông thôn mới của UBND xã Pa Thơm. Địa điểm này tạo mặt bằng rất là thuận tiện, do đó chi phí san tạo mặt bằng thấp, việc đầu tư xây dựng, lắp đặt các hạng mục đường, điện, nước sinh hoạt rất thuận lợi bởi vị trí khu vực này giáp ngay đường chính nối vào trung tâm xã, đường điện chạy qua khu vực đã sẵn có. Tuy nhiên người dân không đồng ý vì lý do khu vực này gần Nhà máy xử lý rác thải, người dân sợ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Huyện Điện Biên kiên quyết sơ tán những hộ dân nằm trong vùng nguy hiểm trong các đợt mưa lũ.
Huyện Điện Biên kiên quyết sơ tán những hộ dân nằm trong vùng nguy hiểm trong các đợt mưa lũ.

Ông Ngô Xuân Chinh cho biết thêm: Để đảm bảo an toàn cho người dân trong mùa mưa lũ, Ban chỉ huy PCTT-TKCN huyện Điện Biên đã phân công nhiệm vụ cho Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT-TKCN huyện, các đồng chí lãnh đạo các phòng, ban phụ trách địa bàn các xã trực tiếp xuống chỉ đạo các cấp, các ngành kiểm tra, rà soát phương án phòng chống lụt, bão, nhất là công tác 4 tại chỗ ở vùng có nguy cơ cao về thiên tai, đảm bảo cụ thể, sát thực, phù hợp với nguồn lực của từng đơn vị.

Chỉ đạo tất cả các ngành, các cấp quán triệt và thực hiện nghiêm túc phương châm “4 tại chỗ”: Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư - phương tiện và kinh phí tại chỗ; hậu cần tại chỗ và “3 sẵn sàng”: Chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả. Yêu cầu các cơ quan, đơn vị, UBND các xã chủ động xây dựng kế hoạch PCTT-TKCN trong đó phân công nhiệm vụ cụ thể, hợp lý cho các thành viên Ban chỉ huy để chỉ đạo, điều hành từng lĩnh vực, từng địa bàn, phương án huy động lực lượng, các trang thiết bị, máy móc khi có thiên tai xảy ra.

Cùng với đó, xây dựng kế hoạch dự trữ lương thực thực phẩm các nhu yếu phẩm cần thiết, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng dịch để đề phòng các tình huống xấu do mưa lũ gây ra, nhất là các xã còn khó khăn về đường giao thông, đi lại trong mùa mưa lũ. Tăng cường cảnh báo, thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông để nhân dân biết và chủ động phòng tránh; chủ động kiểm tra, rà soát, xác định các vùng, điểm dân cư trọng yếu có nguy cơ cao có thể xảy ra các hiện tượng sạt, xói, lở đất, ngập úng... để xây dựng phương án phòng ngừa, phương án sơ tán dân khẩn cấp khi có tình huống xấu xảy ra nhằm chủ động ứng phó kịp thời, hiệu quả các tình huống có thể xảy ra. Kiên quyết sơ tán những hộ dân nằm trong vùng nguy hiểm trong các đợt mưa lũ.


(0) Bình luận
Nổi bật
Đại biểu Vương Thị Hương: Tháo gỡ vướng mắc chính sách để hỗ trợ đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Phát biểu thảo luận tổ sáng 24/5, đại biểu Vương Thị Hương (Đoàn ĐBQH Hà Giang) cho rằng bên cạnh những chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thì vẫn còn một số bất cập, vướng mắc đề nghị Chính phủ tiếp tục tháo gỡ để đạt được các mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
  • Nguy cơ bệnh tật tăng theo nhiệt độ
    (TN&MT) - Theo Cục Quản lý môi trường Y tế (Bộ Y tế), hiện nay, tình trạng nắng nóng gay gắt xuất hiện tại nhiều địa phương, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân và người lao động. Các vấn đề thường gặp phải là say nắng, say nóng, đột qụy do nắng nóng.
  • Phòng, chống thiên tai: Các địa phương chủ động, linh hoạt ứng phó
    (TN&MT) - Thời gian qua, mặc dù thiên tai diễn ra bất thường, cực đoan, trái quy luật, nhưng các bộ, ngành, lực lượng vũ trang đã khắc phục khó khăn, đặc biệt là sự chủ động của các địa phương và cộng đồng nên công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2022 và các tháng đầu năm 2023 đã đạt được những kết quả toàn diện, góp phần giảm thiểu thiệt hại.
  • Ngân hàng ADB tài trợ Dự án biến đổi khí hậu nhằm giải quyết các rủi ro về thiên tại Thanh Hóa
    Vừa qua, đoàn công tác của Ngân hàng ADB do ông Keiju Mitsuhashi, Quyền Giám đốc Quốc gia, ADB Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến làm việc với UBND tỉnh Thanh Hóa về Dự án biến đổi khí hậu.
  • Hội thảo chính sách và công nghệ tái chế phế liệu nhựa thực hiện kinh tế tuần hoàn
    (TN&MT) Ngày 18/5, tại thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường (Bộ TN&MT) đã tổ chức hội thảo “Chính sách và công nghệ tái chế phế liệu nhựa để sản xuất hạt nhựa tái sinh, thực hiện mục tiêu kinh tế tuần hoàn theo quy định của Luật BVMT 2020".
  • Quảng Bình: Phát triển du lịch thích ứng biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Nhờ vị trí địa lý tự nhiên và địa hình đa dạng, Quảng Bình có tiềm năng lớn về phát triển du lịch. Tuy nhiên, tỉnh cũng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, biến đổi khí hậu. Làm thế nào để phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển du lịch bền vững, thích ứng với thiên tai đang là bài toán đặt ra bức thiết với địa phương này.
  • Châu Âu đối mặt với hạn hán: Nhiều quốc gia thiếu nước nghiêm trọng
    (TN&MT) - Thời gian qua, hạn hán đã khiến phần lớn các nước ở châu Âu trải qua tình trạng khô hạn và thiếu nước nghiêm trọng trong bối cảnh giới khoa học lo ngại hiện tượng El Nino mạnh có thể khiến nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng kỷ lục.
  • Bến Tre: Chú trọng phòng, chống thiên tai hướng đến cuộc sống an toàn, bền vững
    (TN&MT) - Là tỉnh ven biển với bờ biển dài cùng với hệ thống sông rạch chằng chịt, Bến Tre thường xuyên chịu ảnh hưởng khá nặng nề bởi các loại hình thiên tai gây ra. Để hướng đến cuộc sống an toàn, tạo sinh kế bền vững cho người dân địa phương, tỉnh Bến Tre đã có nhiều giải pháp nhằm nâng cao năng lực, chủ động phòng chống thiên tai. PV Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Đoàn Văn Đảnh, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bến Tre xung quanh nội dung này.
  • Giảm nhiệt đô thị bằng giải pháp làm mát bền vững
    (TN&MT) - Trong giai đoạn 2022-2024, 3 thành phố: TP. Cần Thơ, TP. Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam) và TP Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) sẽ tham gia chương trình “Làm mát đô thị bền vững tại khu vực đô thị ở Việt Nam”.
  • Dự báo thời tiết ngày 17/5, cả nước nắng nóng gay gắt
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTVQG, ngày 17/5, khu vực Hà Nội và Bắc Bộ có mây, ngày nắng nóng và nắng nóng gay gắt. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng, có nơi nắng nóng; chiều tối có mưa rào rải rác và có nơi có dông, đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió tây nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
  • Xây dựng Chương trình Làm mát xanh quốc gia
    (TN&MT) - Ngày 11/5, tại Hà Nội, Cục Biến đổi khí hậu phối hợp cùng Chương trình Đối tác chuyển dịch năng lượng Đông Nam Á (ETP) đã tổ chức Hội thảo khởi động “Nghiên cứu xây dựng Chương trình Làm mát xanh quốc gia”. Nghiên cứu là cơ sở đề xuất phương án xây dựng Chương trình Làm mát xanh quốc gia nhằm thúc đẩy chuyển đổi sang công nghệ hiệu suất năng lượng cao và các-bon thấp, đồng thời tăng cường tiết kiệm năng lượng trong lĩnh vực làm mát.
  • An toàn cho dân trước thiên tai là ưu tiên hàng đầu của Quảng Trị
    (TN&MT) - Trước tình hình thiên tai ngày càng diễn biến phức tạp, nhất là mùa mưa bão gần đến, tỉnh Quảng Trị đã và đang triển khai nhiều biện pháp và xây dựng các kịch bản ứng phó kịp thời, hiệu quả. Để rõ hơn về vấn đề này, PV Báo TN&MT có cuộc trao đổi với ông Hồ Xuân Hòe - Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Trị.
  • Inforgraphic: Nhân rộng các mô hình sinh kế thích ứng biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Thực hiện hợp phần “Thích ứng dựa vào hệ sinh thái (EbA/CSA) và quản lý rủi ro khí hậu có sự tham gia cho các hộ thuộc các huyện dễ bị tổn thương tỉnh Hà Tĩnh” (gọi tắt là SIPA Hà Tĩnh), thuộc dự án “Hỗ trợ Việt Nam thực hiện Thỏa thuận Paris” (VN - SIPA),  trong 2 năm 2021 – 2022, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh đã hỗ trợ các hộ nông dân triển khai các mô hình sản xuất theo hướng an toàn, thích ứng và giảm thiểu sự tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH).
  • Yên Bái: Gần 100 đoàn viên chăm sóc cây xanh vào "ngày thứ Bảy cùng dân"
    (TN&MT) -  Tỉnh Đoàn Yên Bái đã phối hợp với huyện đoàn Trấn Yên, Đoàn thanh niên Công an tỉnh Yên Bái tham gia chương trình “Ngày thứ bảy cùng dân” chăm sóc đồi cây do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát động trồng vào dịp xuân Kỷ Hợi năm 2019 tại xã Việt Cường, huyện Trấn Yên (Yên Bái).
  • Gặp mặt kỷ niệm 15 năm thành lập Cục Biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Chiều ngày 9/5, tại Hà Nội, Cục Biến đổi khí hậu đã tổ chức buổi gặp mặt truyền thống kỷ niệm 15 năm ngày thành lập (12/5/2008-12/5/2023). Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành tới dự buổi gặp mặt.
  • Đại hội Công đoàn Cục Biến đổi khí hậu: “Dân chủ - Đổi mới - Đoàn kết - Sáng tạo”
    (TN&MT) - Chiều 9/5, tại Hà Nội, Cục Biến đổi khí hậu tổ chức Đại hội Công đoàn lần thứ V, nhiệm kỳ 2023-2028. Đồng chí Vũ Thị Mai Lan, Phó Chủ tịch Thường trực Công đoàn Bộ TN&MT dự và chỉ đạo Đại hội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO