Huy động trí tuệ của các tổ chức, cá nhân vào thiết chế bảo vệ môi trường

Mai Dung (thực hiện) | 05/10/2021, 11:21

(TN&MT) - Trong quá trình xây dựng Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2020, Bộ TN&MT đã nhận được sự chung sức, chung lòng, chung ý chí, trí tuệ của các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là các chuyên gia, nhà khoa học tâm huyết với lĩnh vực môi trường. Để hiểu rõ hơn về những đóng góp này, phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Hưng Thịnh - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT).

Ông Nguyễn Hưng Thịnh - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT).

PV: Xin ông cho biết, Bộ TN&MT đã triển khai những hoạt động gì để huy động trí tuệ của các tổ chức, cá nhân vào việc xây dựng Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2020?

Ông Nguyễn Hưng Thịnh:

Như chúng ta đã biết, Luật Bảo vệ môi trường 2020 được Quốc hội thông qua với nhiều đổi mới. Để sớm đưa các quy định của Luật đi vào cuộc sống, đồng thời bảo đảm các điều kiện cho việc tổ chức thi hành Luật một cách hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ TN&MT tổ chức xây dựng Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2020.

Thực hiện nhiệm vụ này, ngay từ tháng 1/2021, Bộ TN&MT đã thành lập Ban Soạn thảo và Tổ Biên tập Dự thảo Nghị định với sự tham gia của đại diện Văn phòng Chính phủ, đại diện các Bộ; Ủy ban Dân tộc; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; đại diện Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, đại diện Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam; đại diện các Hiệp hội (Nhựa Việt Nam, Dệt may Việt Nam, Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Làng nghề Việt Nam, Giấy và Bột giấy Việt Nam, Thép Việt Nam, Bao bì Việt Nam) và nhiều chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (BVMT).

Trong quá trình xây dựng Dự thảo Nghị định, ngoài việc nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và khu vực, Bộ TN&MT còn thường xuyên làm việc với các Bộ, ngành để thống nhất nội dung đối với các quy định mới; triển khai nhiều hoạt động tham vấn trực tiếp ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, hiệp hội, tổ chức doanh nghiệp và ý kiến của địa phương để hoàn thiện Dự thảo Nghị định.

Cụ thể, Bộ đã tổ chức các Hội thảo trực tuyến, lắng nghe đầy đủ ý kiến của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; phối hợp với VCCI tổ chức Hội thảo trực tuyến tham vấn ý kiến của các Hiệp hội, doanh nghiệp. Bộ trưởng Bộ TN&MT đã trực tiếp gửi thư xin ý kiến các chuyên gia, các nhà khoa học, một số Giám đốc Sở TN&MT 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cá nhân có liên quan đối với Dự thảo Nghị định.

Đặc biệt, ngày 30/8/2021, sau khi hoàn thiện một bước Dự thảo Nghị định, Bộ TN&MT đã tiếp tục tổ chức Hội thảo trực tuyến với hơn 100 doanh nghiệp để trao đổi cũng như tham vấn thêm ý kiến đối với các nội dung đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Đến nay, hơn 250 ý kiến góp ý đã được Bộ TN&MT nghiên cứu để tiếp thu, giải trình và hoàn thiện Dự thảo Nghị định.

Tăng cường công tác bảo vệ môi trường tại các địa phương. Ảnh: MH

PV: Sau khi nhận được các ý kiến đóng góp từ các văn bản gửi đến cũng như các ý kiến đóng góp tại Hội thảo, Bộ TN&MT đã tiếp thu, chỉnh sửa và hoàn thiện Dự thảo Nghị định như thế nào, thưa ông?

Ông Nguyễn Hưng Thịnh:

Sau khi nhận được các ý kiến đóng góp bằng văn bản gửi đến cũng như các ý kiến đóng góp tại Hội thảo, Bộ TN&MT đã rà soát, chỉnh sửa, tập trung làm rõ các nội dung quản lý, xác định rõ vai trò, vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý Nhà nước về BVMT trên nguyên tắc bảo đảm tính thống nhất quản lý Nhà nước về BVMT; tăng cường phân cấp cho địa phương; trách nhiệm, nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức và cá nhân đối với công tác BVMT.

Đồng thời, Bộ TN&MT đã tiếp thu nhiều ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, tổ chức, cá nhân để đưa trí tuệ của các cá nhân, tổ chức vào những quy định có tính chuyên môn, kỹ thuật như: BVMT nước, không khí, đất; phân vùng môi trường, ĐTM, Giấy phép môi trường; BVMT trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; quản lý chất thải; trách nhiệm tái chế, xử lý sản phẩm, bao bì thải bỏ của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu; quan trắc môi trường; phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; công cụ kinh tế và nguồn lực BVMT…

Đặc biệt, Ban Soạn thảo cũng đã nghiên cứu kỹ lưỡng những nội dung được dư luận quan tâm như: Phân loại dự án đầu tư theo tiêu chí môi trường; Giấp phép môi trường; trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu; quan trắc chất thải để có tiếp thu, giải trình đầy đủ từng ý kiến góp ý.

Đến nay, Dự thảo Nghị định đã được tiếp thu hoàn thiện và gửi Bộ Tư pháp thẩm định với 13 chương, 173 điều và các Phụ lục. Các quy định này được xây dựng, hoàn thiện trên quan điểm: Kế thừa những quy định còn phù hợp của pháp luật về BVMT hiện hành để tạo sự ổn định trong hệ thống pháp luật; bổ sung những quy định mới nhằm cụ thể hóa các chính sách mới của Luật Bảo vệ môi trường 2020; có sự phân công, phân quyền hợp lý, hiệu quả; chú trọng các công cụ hậu kiểm thông qua việc tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về BVMT; làm rõ vai trò quản lý tập trung, thống nhất của cơ quan quản lý Nhà nước về BVMT trong một số lĩnh vực cụ thể; quy định rõ các nguồn lực để bảo đảm triển khai nhanh chóng, kịp thời các yêu cầu quản lý Nhà nước về BVMT; đồng thời, phải phù hợp với chủ trương chuyển đổi số, cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính của Chính phủ.

Với tinh thần cầu thị, sau khi gửi thẩm định, Bộ TN&MT đã tiếp tục đăng tải Dự thảo Nghị định trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ để tiếp tục đón nhận ý kiến góp ý từ các doanh nghiệp, hiệp hội, chuyên gia, nhà khoa học quan tâm đến Dự thảo Nghị định.

PV: Như ông đã nói, Bộ TN&MT đã tiếp thu nhiều ý kiến của chuyên gia, nhà khoa học, tổ chức, cá nhân. Vậy ông có thể cho biết một số điểm mới đã được Ban Soạn thảo tiếp thu, chỉnh sửa từ các ý kiến đóng góp này?

Ông Nguyễn Hưng Thịnh:

Trong quá trình hoàn thiện Dự thảo, Ban Soạn thảo đã đặc biệt quan tâm nghiên cứu ý kiến góp ý của tổ chức, cá nhân về một số chính sách mới nhằm cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính (TTHC) đối với doanh nghiệp, đặc biệt là chủ trương tích hợp 7 loại giấy phép, giấy xác nhận, đăng ký vào chung 1 loại là giấy phép môi trường; Xác lập hành lang pháp lý về di sản thiên nhiên, bảo đảm đồng bộ, thống nhất và rõ trách nhiệm quản lý; Xây dựng khung nguyên tắc cơ bản để cụ thể hóa chủ trương thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại nguồn; Cụ thể hóa các chính sách mới về kinh tế tuần hoàn, tín dụng xanh, trái phiếu xanh,…

Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và tham vấn ý kiến các chuyên gia về kinh tế, môi trường, Luật Bảo vệ môi trường 2020 và Dự thảo Nghị định được xây dựng có tổng cộng 35 TTHC, so với pháp luật hiện hành đã giảm được 18 TTHC (giảm 34%). Dự thảo Nghị định đã hoàn thiện khung chính sách chung về BVMT đối với di sản thiên nhiên; đồng thời, đã phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý để bảo đảm không chồng chéo, trùng dẫm tại các cơ quan từ Trung ương đến địa phương.

Một số chính sách mới về kinh tế tuần hoàn, tín dụng xanh, trái phiếu xanh cũng được hoàn thiện, cụ thể hóa trong Dự thảo Nghị định như: Quy định về tiêu chí kinh tế tuần hoàn, lộ trình thực hiện kinh tế tuần hoàn, trách nhiệm thực hiện của Bộ TN&MT, các Bộ, ngành và UBND cấp tỉnh, cơ chế khuyến khích thực hiện kinh tế tuần hoàn; quy định cụ thể về Danh mục dự án đầu tư xanh, việc khuyến khích cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh để tạo nguồn lực xã hội cho BVMT.

Hiện nay tỷ lệ chôn lấp rác thải ở Việt Nam còn cao, một trong các nguyên nhân là do rác thải chưa được phân loại dẫn đến khó khăn trong xử lý. Để khắc phục tình trạng này, Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã quy định việc thu phí rác thải dựa trên khối lượng hoặc thể tích thay cho việc tính bình quân theo hộ gia đình hoặc đầu người như hiện nay. Cơ chế thu phí này sẽ góp phần thúc đẩy người dân phân loại, giảm thiểu rác thải phát sinh tại nguồn. Để cụ thể hóa một bước chủ trương này, làm cơ sở cho Bộ TN&MT hướng dẫn chi tiết theo phân công của Luật, Dự thảo Nghị định đã có các quy định chung về chi phí/giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH; trách nhiệm của UBND các cấp trong quản lý CTRSH trên địa bàn; đồng thời cũng đã quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức liên quan trong quản lý, xử lý CTRSH.

Có thể khẳng định, các ý kiến của các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là các chuyên gia, nhà khoa học tâm huyết với lĩnh vực môi trường đã góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện Dự thảo Nghị định. Từ đó, Dự thảo Nghị định đã được xây dựng theo đúng tinh thần của Luật Bảo vệ môi trường 2020, đồng thời đã bảo đảm được tính đầy đủ, khách quan, khoa học và thực tiễn.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!

Bài liên quan
  • Chàng trai 9x chế tạo ca nô cứu hộ mùa lũ
    (TN&MT) - Sinh ra và lớn lên ở vùng lũ, anh Trần Trung (SN 1991, quê phường Hương Vinh, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế) nhiều lần chứng kiến cảnh bà con di tản một cách khó khăn khi có thiên tai ập đến. Vốn nặng lòng với quê hương, chính vì thế những chiếc ca nô cứu hộ mùa mưa lũ đã được chàng trai trẻ mày mò, chế tạo nên.

(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
Đừng bỏ lỡ
  • Hòa tiếng nói chung nhịp đập xanh
    (TN&MT) - Chuyển đổi xanh, phát triển xanh là xu thế, là tất yếu. Với chức năng định hướng, điều chỉnh dư luận, báo chí - truyền thông đã, đang và sẽ tiếp tục góp phần thay đổi từ tư duy, nhận thức đến hành động của mỗi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và xã hội về chuyển đổi xanh, phát triển xanh.
  • Chủ động ứng phó, phòng chống thiên tai
    (TN&MT) - Ngày 22/9, tại tỉnh Bến Tre đã diễn ra “Hội nghị nhận định tình hình mưa, lũ nửa cuối năm 2023 - El Nino, nguồn nước, hạn mặn mùa khô 2023-2024 ở khu vực Nam Bộ” nhằm giúp các tỉnh, thành khu vực Nam Bộ xây dựng kế hoạch ứng phó, phòng chống thiên tai. Hội nghị do Tổng cục Khí tượng Thủy văn (Bộ TN&MT) kết hợp cùng với UBND tỉnh Bến Tre tổ chức.
  • "Tấm thẻ xanh" để Đắk Nông bứt phá
    (TN&MT) - Chỉ còn hơn 3 tháng, Đắk Nông - địa phương trẻ nhất trong các tỉnh thành trực thuộc Trung ương trên cả nước sẽ đón tuổi 20 - mốc son quan trọng được ghi dấu bằng chặng đường bền bỉ xây giá trị. Những giá trị mang dấu ấn vùng đất, con người Đắk Nông đang được kỳ vọng sẽ tạo đà cho tuổi 20 bứt phá mạnh mẽ trong tương lai.
  • Đồng Nai: Yêu cầu Công ty TNHH CJ Vina Agri - Chi nhánh Đồng Nai tạm ngưng hoạt động nuôi gia công tại 250 trang trại
    (TN&MT) - Sở TN&MT tỉnh Đồng Nai vừa có Công văn số 7604/STNMT-CCBVMT gửi Công ty TNHH CJ Vina Agri - Chi nhánh Đồng Nai về việc tạm ngưng hoạt động nuôi gia công tại các trại chăn nuôi chưa có thủ tục môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
  • Chuyển đổi xanh - một ứng xử văn hóa cấp thiết với thiên nhiên
    (TN&MT) - Gần sáng ngày 11/9/2023, cư dân vùng Derna - Libya đang say ngủ thì đột ngột bị đánh thức bởi một tiếng nổ lớn. Đó là tiếng vỡ khủng khiếp của một con đập. Dòng nước khổng lồ đã cuốn ra biển sinh mạng hơn chục ngàn người. Theo Bộ Quản lý tình trạng khẩn cấp Trung Quốc, lũ lụt, lở đất và các cơn bão đổ bộ vào đại lục mang theo lượng mưa lớn nhất chưa từng thấy trong cả trăm năm qua đều có nguyên nhân cơ bản và sâu xa của gia tăng biến đổi khí hậu. Mà gây ra biến đổi khí hậu lại có phần do con người. Như vậy, trong thiên tai có cả nhân tai.
  • Tuyên truyền, phổ biến Luật Bảo vệ môi trường đến các doanh nghiệp tại miền Trung
    (TN&MT) - Nhằm tuyên truyền, phổ biến, triển khai Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) năm 2020, ngày 22/9, tại TP. Huế, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường (Bộ TN&MT) phối hợp với Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên- Huế tổ chức Diễn đàn “Doanh nghiệp với Luật BVMT khu vực miền Trung”.
  • Cơ quan Khí tượng phân tích nắng nóng giữa mùa Thu ở Hà Nội
    (TN&MT) - Ngày 22/9 là ngày thứ 4 liên tiếp người dân thủ đô Hà Nội trải qua thời tiết nắng nóng, oi bức như đang trong mùa hè, đặc biệt vào thời điểm trưa hoặc đầu giờ chiều ở ngoài trời. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn (KTTV) quốc gia, đây không phải là hiện tượng thời tiết bất thường.
  • Thời tiết ngày 22/9: Ngày nắng, mưa về chiều và đêm
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm nay (22/9), thời tiết chủ đạo ở hầu hết các khu vực trên cả nước là có mây, ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Riêng Thủ đô Hà Nội không mưa, thời tiết ban ngày nắng nóng, có nơi trên 35 độ.
  • Ấn tượng kinh tế tuần hoàn qua ảnh
    (TN&MT) - Ngày 21/9, tại Hà Nội, Tạp chí Môi trường và Tổ chức C asean Việt Nam đã tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi ảnh Kinh tế tuần hoàn năm 2023. Tổng cộng có 9 tác phẩm đạt giải, thể hiện những góc nhìn mới lạ, nghệ thuật và đầy tính sáng tạo về chủ đề kinh tế tuần hoàn.
  • ESG - cánh cửa kết nối doanh nghiệp Việt với thế giới
    (TN&MT) - ESG (môi trường, xã hội, quản trị doanh nghiệp) là bộ tiêu chuẩn đánh giá hoạt động của một công ty mà các nhà đầu tư và đối tác thương mại sử dụng để đánh giá mức độ rủi ro và tính bền vững của một doanh nghiệp phục vụ cho mục đích đầu tư hoặc hợp tác thương mại.
  • Phát triển Hạ tầng Cây xanh - Mặt nước ở Huế
    (TN&MT) - Đó là tên gọi của Hội thảo do Viện Nghiên cứu Phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp cùng các đối tác địa phương thực hiện vào ngày 21/9.
  • Sơn La: Kiểm soát chặt hoạt động gây nuôi động vật hoang dã
    (TN&MT) - Đây là một trong những mục tiêu tỉnh Sơn La đề ra tại Kế hoạch 207/KH-UBND, thực hiện Đề án Tăng cường phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn 2050.
  • Đà Nẵng: Rác và bùn “bức tử” cống thu nước, hố ga
    Rác và bùn đất ngập trong cống thoát nước và hố ga khiến nước không thể thoát. Đây là một trong những nguyên nhân gây ngập tại Đà Nẵng sau những cơn mưa lớn.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO