Huy động khí cho phát điện giảm ảnh hưởng lớn đến thu ngân sách nhiều địa phương

PV | 17/10/2021, 12:50

(TN&MT) - Trong các tháng gần đây, việc huy động khí cho phát điện giảm đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến nguồn thu ngân sách của các địa phương. Đặc biệt các tỉnh thành trọng điểm phía Nam như: Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Cà Mau ước tính sẽ giảm thu ngân sách đáng kể và cơ bản nguồn huy động khí không đảm bảo theo kế hoạch đã được thống nhất và chỉ đạo của Bộ Công Thương.

Trong tình hình huy động khí cho phát điện giảm sâu, tổng mức đóng góp ngân sách nhà nước năm 2021 của ngành khí có khả năng giảm đến 639 tỷ đồng. Nếu tình hình kéo dài thì năm 2022, dự báo mức đóng của ngành khí cho các địa phương sẽ sụt giảm lớn đến 1.566 tỷ đồng so với năm 2020 (giảm mạnh nhất lần lượt là Bà Rịa – Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh, Cà Mau, Hải Phòng, Đồng Nai, Quảng Ngãi, Thái Bình).

 

Thu ngân sách Bà Rịa - Vũng Tàu dự kiến giảm hơn 430 tỷ đồng

Bà Rịa – Vũng Tàu là một điểm sáng kinh tế trọng điểm Đông Nam bộ, nơi tập trung nhiều dự án lớn phục vụ cho chuỗi năng lượng khí điện như Hệ thống đường ống dẫn khí Cửu Long, Nam Côn Sơn 1 và Nam Côn Sơn 2; Nhà máy xử lý Khí Dinh Cố, Nhà mày xử lý Khí Nam Côn Sơn, Kho Cảng Thị Vải, Hệ thống kho lạnh chứa LPG và kho LNG Thị Vải, Trung tâm Phân phối Khí Phú Mỹ... Với hệ thống cơ sở vật chất này, hàng ngàn lao động, chủ yếu là lao động địa phương và là lao động trình độ cao đang tham gia vận hành, khai thác. Bên cạnh đó, Bà Rịa -  Vũng Tàu cũng là địa bàn có hoạt động Dầu khí đa dạng bao gồm các mỏ khai thác dầu khí ngoài khơi thềm lục địa Việt Nam cũng như có nhiều dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng dầu khí khác, trong đó các dự án nhập khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), bao gồm cả dự án Kho cảng nhập LNG Thị Vải đang được đầu tư xây dựng.

Việc giảm huy động khí cho phát điện sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất khai thác cơ sở vật chất ngành khí, gây lãng phí nguồn lực xã hội

Với cơ cấu chiếm khoảng 80% tổng sản lượng khí tiêu thụ, điện đang là kênh tiêu thụ khí chính. Việc giảm huy động khí cho phát điện sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất khai thác cơ sở vật chất ngành khí, gây lãng phí nguồn lực xã hội cũng như việc làm, thu nhập của người lao động sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đặc biệt, các năm gần đây, việc huy động khí cho phát điện khu vực Đông Nam bộ liên tục giảm. Cụ thể, năm 2019 huy động 6,5 tỷ m3; năm 2020 huy động 5,3 tỷ m3. Năm 2021 ước tính chỉ đạt 4,45 tỷ m3, bằng 86,8% kế hoạch huy động được Bộ Công Thương phê duyệt. Năm 2022, dự báo việc huy động khí cho điện tiếp tục sụt giảm, dự kiến không cao hơn 2,8 tỷ m3. Điều này đã và đang ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, khi dầu khí là ngành đóng góp quan trọng cho ngân sách địa phương.

Năm 2019, ước tính ngành khí đóng góp ngân sách tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hơn 2.300 tỷ đồng. Năm 2020, con số này là 3.100 tỷ đồng. Năm 2021, với tình hình huy động khí như hiện nay thì mức đóng góp ngân sách của ngành khí cho tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ giảm đáng kể so với năm 2020 với mức giảm dự kiến cả năm hơn 430 tỷ đồng. Theo dự báo huy động khí cho năm 2022 thì đóng góp ngân sách của địa phương của ngành khí sẽ tiếp tục sụt giảm mạnh, lên đến cả ngàn tỷ đồng.

Tỉnh Cà Mau kiến nghị tăng huy động điện khí trên địa bàn

Tại Cà Mau, Khu liên hợp công nghiệp Khí – Điện – Đạm Cà Mau đã và đang phát triển nhanh chóng, biến đổi toàn bộ “Bức tranh” công nghiệp tỉnh Cà Mau nói riêng và góp phần tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của toàn khu vực. Trong suốt 10 năm qua, với tổng doanh thu trên 245 nghìn tỷ đồng, Tổ hợp Khí - Điện - Đạm đã đóng góp vào ngân sách của tỉnh Cà Mau hơn 16.500 tỷ đồng, là nguồn đóng góp chiếm tỷ trọng quan trọng giúp địa phương hoàn thành và hoàn thành vượt mức thu ngân sách trong toàn tỉnh, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, tạo công ăn việc làm ở địa phương.

 Cà Mau cũng là địa bàn có hoạt động dầu khí đa dạng bao gồm các mỏ khai thác dầu khí ngoài khơi thềm lục địa Việt Nam đang vận hành và các dự án đang trong giai đoạn phát triển; các nhà đầu tư cũng đang xem xét để triển khai nhiều dự án dầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng dầu khí khác, trong đó các dự án nhập khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG).

Bà Rịa - Vũng Tàu tập trung nhiều các dự án nhập khẩu LNG, bao gồm cả dự án Kho cảng nhập LNG Thị Vải đang được đầu tư xây dựng.

Tương tự như miền Đông Nam bộ, thậm chí trầm trọng hơn, năm 2021 tình hình huy động khí ở khu vực Tây Nam bộ cũng sụt giảm nghiêm trọng, ước tính đạt 1,008 tỷ m3 chỉ bằng 68,3% kế hoạch huy động được Bộ Công Thương phê duyệt. Việc này đã tác động lớn ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách, phục hồi kinh tế địa phương trong bối cảnh đang gặp nhiều khó khăn do tác động của đại dịch Covid -19.

Trước tình hình việc huy động khí giảm, UBND tỉnh Cà Mau đã có văn bản hỏa tốc gửi Bộ Công Thương kiến nghị về việc chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tăng cường huy động sản lượng điện từ Nhà máy điện Cà Mau 1 và 2.

Tỉnh Cà Mau cũng cho biết, 8 tháng đầu năm, khả năng cấp khí của nhà máy trên là 1,01 tỷ m3, tương đương với sản lượng điện sản xuất 4,95 tỷ kWh. Nhưng thực tế chỉ được huy động chưa tới 70%, tương đương 0,71 tỷ m3 khí tiêu thụ (3,49 tỷ kWh điện). Việc huy động thấp khiến Nhà máy dự kiến nộp ngân sách địa phương khoảng 152 tỷ đồng trong năm nay, tương đương 32% so với trung bình hàng năm. Ngoài ra, UBND tỉnh Cà Mau ước tính, việc huy động thấp đã ảnh hưởng tới chỉ tiêu tăng trưởng các ngành công nghiệp, xây dựng 6 tháng đầu năm của tỉnh xuống 5,54% so với năm trước, GRDP của tỉnh chỉ đạt 45,82% kế hoạch.

Không chỉ là tác động đến nguồn thu ngân sách

Tuy nhiên, không chỉ là tác động đến ngân sách các địa phương mà việc này còn gián tiếp ảnh hưởng tăng trưởng kinh tế cũng như việc thực hiện các chương trình phát triển xã hội/cộng đồng tại địa phương, ảnh hưởng đến công ăn việc làm cho người lao động, các hoạt động doanh nghiệp đồng hành cùng địa phương như bảo vệ an ninh và môi trường, hỗ trợ an sinh xã hội, hỗ trợ giáo dục – y tế, mở rộng cơ sở hạ tầng xã hội để phát triển cộng đồng…

Việc giảm huy động khí ảnh hưởng đến thu hút đầu tư phát triển các dự án nhập khẩu LNG phục vụ phát triển nhiệt điện khí sử dụng LNG.

Theo trình tự thời gian, việc xây dựng, định hướng phát triển ngành công nghiệp Khí Việt Nam được Bộ Chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm, chỉ đạo kịp thời, sâu sát. Nghị Quyết số 55/NQ-TW của Bộ Chính trị ngày 11/02/2020, định hướng “Chú trọng phát triển nhanh nhiệt điện khí sử dụng LNG, đưa điện khí dần trở thành nguồn cung cấp điện năng quan trọng, hỗ trợ cho điều tiết hệ thống”. Tuy nhiên, trên thực tế, đặc biệt là trong bối cảnh phụ tải thấp hiện nay, các nhà máy điện khí lại không được ưu tiên huy động với lượng huy động rất thấp, thậm chí có nhà máy gần như không được huy động.

Hiện nay, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vẫn đang thực hiện giảm mạnh huy động khí cho phát điện, không đảm bảo theo kế hoạch đã được thống nhất và chỉ đạo cùa Bộ Công Thương. Cụ thể, huy động khí làm nguồn nguyên nhiên liệu đầu vào sản xuất điện từ khoảng 46% tổng sản lượng điện quốc gia (năm 2010), giảm dần còn 29% (năm 2015), 15% (năm 2020) và khoảng 11% trong 8 tháng đầu năm 2021.

Việc giảm huy động khí cho phát điện sẽ kéo theo việc giảm lượng khí tiêu thụ, giảm khai thác khí ngoài các mỏ dầu khí ngoài khơi, giảm nguồn thu của Nhà nước trong hoạt động khai thác dầu khí thượng nguồn; đồng thời ảnh hưởng đến công tác đầu tư đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò khai thác dầu khí trong nước nói chung và các đặc biệt tại vùng nước sâu, xa bờ, nhạy cảm nói riêng.

Đặc biệt, hiệu quả thấp của điện khí cũng sẽ tác động đến việc thu hút đầu tư phát triển các dự án nhập khẩu LNG phục vụ phát triển nhiệt điện khí sử dụng LNG. Trong khi đó, không chỉ ở Việt Nam mà các quốc gia trên thế giới, trong xu hướng chuyển dịch năng lượng, khí được xem là nguồn năng lượng của tương lai với giá cạnh tranh, khả năng sử dụng linh hoạt ở nhiều lĩnh vực và ít phát thải khí nhà kính. Đây là những lợi ích, cũng là những tác động mà các địa phương trực tiếp hưởng thụ hoặc chịu ảnh hưởng đầu tiên của quá trình huy động khí cho phát điện trong hiện tại và cho phát triển năng lượng lâu dài.

 

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • Nhà đầu tư sành sỏi "đứng trên vai người khổng lồ" khi thị trường biến động
    (TN&MT) - Lựa chọn sản phẩm tiềm năng, chủ đầu tư uy tín là những yếu tố được các nhà đầu tư lão luyện đặt lên hàng đầu trước khi quyết định “xuống tiền”, đặc biệt là trong bối cảnh thị trường biến động.
  • WinCommerce ký kết hợp tác tiêu thụ nông sản với các doanh nghiệp, hợp tác xã tỉnh Nghệ An
    WinCommerce (đơn vị chủ quản chuỗi bán lẻ WinMart/WinMart+/WIN)  cam kết phối hợp nghiên cứu xây dựng chương trình tập huấn, đào tạo cho nông hộ, hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất kỹ thuật canh tác rau củ quả công nghệ cao; thông tin về các tiêu chuẩn hàng hóa tiêu thụ trên hệ thống bán lẻ hiện đại, cũng như các quy định, xu hướng về sản xuất, phân phối và tiêu thụ sản phẩm.
  • PV GAS tham gia chuyến thăm quân dân quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK1
    (TN&MT) - Từ ngày 21 - 27/5/2023, Đoàn công tác của Đảng bộ Khối doanh nghiệp Trung ương, trong đó có các đại diện của Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) đã có chuyến thăm và động viên cán bộ, chiến sỹ quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1, đồng thời gửi quà động viên, thăm hỏi các cán bộ, chiến sỹ nơi đây với tổng trị giá là 150 triệu đồng.
  • Nắng nóng gay gắt, điện tiêu thụ miền Bắc tiếp tục tăng cao
    (TN&MT) - Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) cho biết, diễn biến thời tiết nắng nóng gay gắt diện rộng ở miền Bắc trong những ngày gần đây đã làm sản lượng điện tiêu thụ của miền Bắc tiếp tục tăng rất mạnh.
  • Đổi mới sáng tạo để nâng cao năng lực chuyển đổi số, phát triển xanh
    (TN&MT) - Ngày 02/6/2023, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia đã diễn ra Diễn đàn Phát triển kinh tế với chủ đề “Đổi mới công nghệ, Chuyển đổi số, Bảo vệ tài nguyên và môi trường” năm 2023. Nhiều phát kiến đổi mới sáng tạo, chuyển đổi công nghệ nâng cao năng suất chất lượng, các mô hình hay, các sản phẩm thân thiện môi trường đã được chia sẻ, giới thiệu và vinh danh tại Diễn đàn.
  • Dự báo giá điện sản xuất kinh doanh sẽ tăng
    (TN&MT) - Căn cứ kế hoạch phát triển nguồn điện năm 2025 trong Quy hoạch điện 8, ước tính giá điện sản xuất kinh doanh năm 2025 có thể sẽ tăng đáng kể so với hiện nay, trong khoảng 2.195 – 3.481 VNĐ/kWh.
  • Giá xăng tiếp tục tăng, giá dầu giảm nhẹ
    Từ 15h ngày 1/6, Liên Bộ Tài chính - Bộ Công Thương điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu theo chy kỳ. Giá xăng đồng loạt tăng, trong đó giá xăng E5 RON 92 tăng 390 đồng/lít, xăng RON 95 tăng 520 đồng/lít.
  • EVNGENCO1: Hướng về người lao động
    Bám sát chủ đề "Kết nối công nhân, xây dựng tổ chức", trong Tháng Công nhân năm 2023, các cấp Công đoàn Tổng công ty Phát điện 1 (EVNGENCO1) tập trung triển khai nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả, có tính hành động cao, hướng về cơ sở, quan tâm người lao động để động viên khích lệ tinh thần hăng say lao động sản xuất bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đặc biệt trong những tháng cao điểm mùa khô năm 2023.
  • 6 doanh nghiệp Dầu khí được vinh danh Top 50 Công ty Đại chúng uy tín và hiệu quả 2023
    Công ty CP Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) vừa công bố Bảng xếp hạng VIX50 - Top 50 Công ty Đại chúng uy tín và hiệu quả năm 2023. Trong đó, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) có 6 đơn vị được vinh danh; Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP (PVFCCo) và Tổng công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS) đứng trong Top 20.
  • 5 công trình khoa học ngành Dầu khí đạt giải thưởng VIFOTEC 2022
    Tại Lễ trao Giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam (VIFOTEC) năm 2022, ngành Dầu khí có 5 công trình khoa học đạt giải. Đặc biệt, trong 4 giải Nhất có 2 công trình đến từ Công ty Điều hành Dầu khí Biển Đông (BIENDONG POC) và Viện Dầu khí Việt Nam (VPI).
  • PV GAS khẳng định vị thế tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh LNG
    Đầu tháng 5/2023, Bộ Công Thương đã ban hành quyết định chứng nhận Tổng công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS) đủ điều kiện là thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu LNG, đánh dấu một bước phát triển mới của PV GAS trong lĩnh vực kinh doanh khí. Với quyết định này, PV GAS tự hào là đơn vị đầu tiên có đủ điều kiện để thực hiện các hoạt động xuất, nhập khẩu và kinh doanh, phân phối LNG cho thị trường Việt Nam.
  • Đề xuất gỡ vướng nhà ở xã hội tại TP.HCM: Xây dựng để cho thuê
    (TN&MT) - Tại TP.HCM, nhiều doanh nghiệp bất động sản (BĐS) hiện đang triển khai xây dựng các dự án nhà ở xã hội (NOXH) giúp các hộ gia đình có thu nhập thấp cải thiện nhà ở. Song, theo các chuyên gia, giá NOXH tại đô thị lớn như TP.HCM hiện vẫn còn rất cao so với khả năng của người có thu nhập trung bình, thấp.
  • Thay đổi mô hình chăn nuôi thoát nghèo
    Trong khi nhiều thanh niên nông thôn tìm cách ly hương để hy vọng đổi đời thì anh Nguyễn Văn Hân, sinh năm 1994, trú tại thôn Yên Long, xã Quang Diệm, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) lại quyết tâm gắn bó với mảnh đất quê mình và thành công với mô hình chăn nuôi Dúi.
  • Kiến tạo thịnh vượng của Bất động sản Thành Đông
    Có thể nói khu Đô thị mới của Công ty Cổ phần Bất động sản Thành Đông không chỉ là những không gian sống đáng mơ ước mà còn là dấu ấn kiến tạo thịnh vượng, góp phần làm thay đổi diện mạo của các vùng đất nơi Công ty đầu tư.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO