Hữu Lũng (Lạng Sơn): Gần 10 ha đất rừng bị san ủi trái phép, chính quyền làm ngơ?

Hoàng Nghĩa | 24/03/2020, 19:31

(TN&MT) - Ước tính khoảng 5 - 7 ha đất rừng ở thôn Ngọc Thành và thôn Đồng Lai, xã Đồng Tân (Hữu Lũng, Lạng Sơn) bị san ủi trái phép. Hàng triệu m3 đất được vận chuyển đi nơi khác để bán kiếm lời trước dấu hiệu làm ngơ của chính quyền cũng như ngành chức năng địa phương.

Bất chấp pháp luật

Theo phản ánh của người dân xã Đồng Tân, ngày 23/3, PV Báo TN&MT có mặt tại địa điểm khai thác đất trái phép thuộc khu vực Chùa Đẩu, thôn Ngọc Thành và Đồng Lai để tìm hiểu sự việc. Tại đây, mặc dù không ghi nhận hoạt động san ủi nhưng trên bãi đất rộng gần chục héc ta đã được san phẳng vẫn còn mới nguyên những vết bánh xe tải, vết gầu máy xúc. Vị trí khu đất bị khai thác trái phép nằm ngay cạnh Quốc lộ 1A.

Các vị trí khai thác vẫn mới nguyên vết gầu máy xúc, vết bánh xe.

Trao đổi với PV, người dân 2 thôn Ngọc Thành và Đồng Lai cho biết: Việc san ủi, khai thác đất ở đây diễn ra từ giữa năm 2019. Tuy nhiên rầm rộ, công khai nhất là từ tháng 2/2020 đến nay. 

Ông H.V.T cho biết, ở vị trí khai thác luôn có 4 máy xúc công suất lớn hoạt động liên tục 24/24h. Lượng đất sau khi san ủi được múc lên những chiếc xe tải ben cỡ lớn rồi vận chuyển về Bắc Giang tiêu thụ. Theo ông T, mỗi ngày có hàng trăm lượt xe nườm nượp đến đây “ăn đất”.

“Việc này (khai thác đất - PV) nó làm hỏng cảnh quan môi trường. Các xe tải ben chở đầy đất, thường xuyên rơi vãi là nỗi ám của chúng tôi mỗi khi ra đường. Nắng thì bụi mù, mưa thì lầy lội, trơn trượt, rất nguy hiểm. Chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị lên xã,  lên huyện nhưng không thấy ai kiểm tra, xử lý.” – ông T bức xúc.

Tiếp xúc với PV, nhiều người dân ở thôn Ngọc Thành đều khẳng định, khi thấy san ủi với diện tích rất lớn, người dân đã phản ánh lên chính quyền thôn, xã và Phòng TN&MT huyện Hữu Lũng nhưng không thấy các cơ quan này đứng ra giải quyết.

“San ầm ầm cả ngày lẫn đêm như vậy chẳng lẽ từ xã đến huyện không ai biết? Trong khi đó chỉ cần một hộ dân san lấp mấy chục mét vuông để làm nhà thì ngay lập tức bị lập biên bản và xử phạt. Chắc chắn chính quyền và ngành chức năng huyện Hữu Lũng đã làm ngơ và tiếp tay nên mới có thể san đồi và bán đất trắng trợn được như thế. Đây là hành vi bất chấp và coi thường pháp luật. Đề nghị lãnh đạo và ngành chức năng tỉnh Lạng Sơn cần xử lý nghiêm vụ việc này để đảm bảo pháp luật được thượng tôn.” – bà L.T.L nêu ý kiến.

Toàn cảnh khu đất bị khai thác trái phép (ảnh Hoàng Nghĩa).

Theo thông tin từ người dân thôn Ngọc Thành và Đồng Lai cung cấp cho PV, khu đất khai thác trái phép kể trên thuộc sở hữu của ông Lê Minh Tuân, thường trú tại xã Đồng Tân. Ông này thường xuyên đi mua gom đất đồi của các hộ dân, sau đó thuê san lấp mặt bằng tại nhiều vị trí ở huyện Hữu Lũng nhằm phục vụ cho các mục đích khác nhau.

Trưởng thôn Ngọc Thành và Đồng Lai cho biết, khu đất bị san ủi trái phép được ông Lê Minh Tuân mua gom từ các hộ dân trong thôn với giá khoảng 30 triệu 1 sào. Trong đó chỉ một số hộ có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, còn hầu hết là không có. Việc mua bán cũng không thông qua thôn nên thôn không nắm được. Chỉ khi thấy người dân phản ánh san ủi quá rộng và gần sát đập thủy lợi Hố Lỷ nên lãnh đạo thôn đi kiểm tra thì mới phát hiện sự việc này và báo lên xã.

Xã bất lực, huyện làm ngơ?

Làm việc với UBND xã Đồng Tân, ông Chủ tịch xã Linh Văn Hiền và ông Phó Chủ tịch xã Chu Văn Chức đều khẳng định, có tình trạng khai thác đất như người dân phản ánh và cho biết, khu đất nói trên là của ông Lê Minh Tuân và hoạt động san ủi, khai thác đất này không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.

Theo lãnh đạo xã Đồng Tân, ban đầu ông Lê Minh Tuân được UBND huyện Hữu Lũng cho phép san lấp, cải tạo mặt bằng với diện tích 2.000 m2 thuộc thửa đất số 40, tờ bản đồ số 53 tại thôn Ngọc Thành để sản xuất kinh doanh (Quyết định số 5654 ngày 17/12/2019 của UBND huyện Hữu Lũng). Tuy nhiên, ông Tuân không tuân thủ theo Quyết định của huyện và đã san ủi vượt mốc giới cho phép 305m2. Sự việc này được UBND xã và ngành chức năng huyện Hữu Lũng lập biên bản ngày 4/2/2020, trong đó yêu cầu ông Tuân dừng ngay hoạt động san ủi trái phép.

Những tưởng ông Tuân sẽ chấp hành, chính quyền sẽ mạnh tay xử lý, nhưng không, kể từ đó đến nay hoạt động san ủi trái phép vẫn diễn ra liên tiếp và hậu quả là khoảng 5 - 7 ha đất rừng đã bị san phẳng, hàng triệu m3 đất đã được vận chuyển về xuôi bán kiếm lời. Theo thông tin từ UBND xã Đồng Tân, hoạt động san ủi này còn làm lấp hơn 1.000 m2 đất trồng lúa.

Ước tính khoảng 5 -7 ha đất rừng đã bị san phẳng, hàng triệu m3 đất đã được vận chuyển đi nơi khác bán kiếm lời (ảnh Hoàng Nghĩa).

Khi được hỏi san lấp với diện tích rất lớn như vậy xã có biết và có biện pháp gì ngăn chặn không thì lãnh đạo xã khẳng định: “Có biết và biện pháp duy nhất chỉ là lập biên bản”. Ngoài cung cấp biên bản được lập ngày 4/2/2020 thì UBND xã cung cấp cho PV thêm một biên bản ghi ngày tháng kiểm tra là 6/2/2020 thế nhưng có điều lạ và vô cùng khó hiểu là nội dung sự việc xảy ra lại là ngày 16/3/2020?! Phải chăng, những người có trách nhiệm ở xã Đồng Tân đã “tiên đoán” được sự việc nên đã lập biên bản trước… 40 ngày?!!!

Biên bản lập ngày 6/2/2020 nhưng nội dung sự việc lại là ngày 16/3/2020

Lãnh đạo UBND xã Đồng Tân cũng khẳng định, khi phát hiện sự việc ngoài lập biên bản, xã đã báo cáo bằng điện thoại cho ông Cường - chuyên viên và ông Cao Văn Hòa - Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng TN&MT huyện Hữu Lũng. Vậy, vì sao ngành chức năng của huyện này không có động thái ngăn chặn, xử lý? Hay biết nhưng đã cố tình làm ngơ trước hoạt động san ủi trái phép nêu trên?

Báo TN&MT sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Quy định nghiêm ngặt về phát triển du lịch trong khu bảo tồn
(TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Lê Lan Hương (Lâm Đồng) hỏi: Hiện nay, xu thế vừa phát triển, vừa bảo tồn tại Vườn quốc gia đang thịnh hành. Xin hỏi, Nhà nước có chính sách và quy định cụ thể nào liên quan đến việc đầu tư, phát triển kinh tế, phát triển du lịch trong hệ thống các Vườn quốc gia để bảo đảm phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học?
Đừng bỏ lỡ
  • Dân “tố” Công ty cấp nước sạch vu khống người dân ăn cắp nước
    Nhiều hộ dân ở xã Chân Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam bị Công ty TNHH Đồng Tiến Thành Hà Nam tự ý đưa công nhân đến đào bới khu đường ống dẫn nước, mặc dù chưa chứng minh được sự việc “ăn cắp nước”, công ty này đã yêu cầu các hộ dân đền bù hàng chục triệu đồng rồi sau đó xé biên bản?!
  • Tiếp bài Công ty Phượng Hoàng xây dựng quán Bar không phép: TP. Bắc Ninh đang “hợp thức hóa” sai phạm?
    (TN&MT) - Như Báo Tài nguyên và Môi trường đã phản ánh về việc Công ty Phượng Hoàng xây dựng không phép, phá vỡ quy hoạch đồi Pháo Thủ, phường Đáp Cầu, TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Tuy nhiên, thay vì xử lý nghiêm sại phạm UBND TP. Bắc Ninh lại tổ chức hội nghị để xin điều chỉnh quy hoạch theo đề xuất của doanh nghiệp này.
  • Vi phạm tại Điểm du lịch Suối Chiếu (Sơn La): Dừng hoạt động cơ sở, làm rõ trách nhiệm tham mưu quản lý
    (TN&MT) - Liên quan đến thông tin phản ánh Dự án Điểm du lịch Suối Chiếu (xã Mường Thải, huyện Phù Yên) đi vào hoạt động khi chưa đảm bảo quy định về đất đai, xây dựng, UBND huyện Phù Yên đã yêu cầu HTX Ban Mai – chủ đầu tư Dự án dừng hoạt động điểm du lịch này; giao các phòng ban chuyên môn, UBND xã Mường Thải rà soát, kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng đất; xem xét, xử lý trách nhiệm tham mưu quản lý (nếu có).
  • Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh): Cần xem xét giải quyết nguyện vọng chính đáng cho người dân
    Cho rằng “vướng quy hoạch”, nhiều diện tích đất của hộ dân được giao khai hoang xây dựng đồng ruộng theo chủ trương phát triển Khu kinh tế mới ở Nam Sơn, xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) sử dụng ổn định nay biến thành đất lâm nghiệp.
  • Cơ chế đặc thù trong cấp phép khai thác khoáng sản tỉnh Bến Tre
    (TN&MT) - Theo kiến nghị của cử tri tỉnh Bến Tre: Bộ TN&MT xem xét, sớm phản hồi Tờ trình số 8261/TTr-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2022 của UBND tỉnh Bến Tre về việc xem xét kiến nghị Chính phủ cho phép tiếp tục thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên cát lòng sông trên địa bàn tỉnh Bến Tre đến năm 2020.
  • Tiếp bài "Cấp trên chỉ đạo, cấp dưới có trây ì ở Đan Phượng (Hà Nội)": Khi nào người dân được trả lại quyền lợi?
    (TN&MT) - Như Báo Tài nguyên và Môi trường đã có bài viết về việc bà Nguyễn Thị Loan (Cụm 3, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Hà Nội) phản ánh: Năm 2008, gia đình bà được chính quyền huyện Đan Phượng đồng ý cho đổi đất ruộng từ xứ đồng Bãi Tổng sang xứ đồng Trẫm Sau. Tuy nhiên, năm 2019, UBND huyện Đan Phượng lại ra thông báo hủy bỏ việc chuyển đổi đất nông nghiệp năm 2008 nhưng lại quên hoàn trả lại đất cho người dân, khiến người dân bức xúc kéo dài.
  • Quảng Ninh: Nghịch lý “đất vàng” bỏ hoang người dân lĩnh đủ
    (TN&MT) - Nhiều năm qua, một khu đất rộng hơn 1.000m2, trị giá triệu đô, nằm giữa trung tâm TP. Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh nhưng đang bị bỏ hoang, để cỏ mọc, gây lãng phí đất đai.
  • Thừa Thiên- Huế: Dự án "rùa bò" ở Khu quần thể sân golf Huế hơn 1.800 tỷ đồng
    (TN&MT) - Suốt một thời gian dài và qua 3 lần điều chỉnh giấy phép, đến nay Dự án Khu quần thể sân golf Huế vẫn chậm tiến độ nhiều hạng mục, chưa được cấp phép xây dựng. Điều này kéo theo nhiều hệ lụy, lãng phí tài nguyên đất đai.
  • Vĩnh Lộc (Thanh Hóa): Cần xem xét cấp phép mỏ đất tại xã Vĩnh Thịnh
    Thời gian gần đây Báo Tài nguyên và Môi trường liên tục nhận được phản ánh của người dân xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) về việc UBND huyện Vĩnh Lộc đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa đưa 6 ha đất đồi tại núi Côn Sơn để quy hoạch mỏ đất san lấp thông thường. Điều đáng nói là khi đưa vào quy hoạch các cấp chính quyền không tổ chức họp lấy ý kiến người dân, khiến cho người dân cảm thấy hoang mang do khu vực trên có nhiều khu lăng mộ và gần nhà dân sẽ gây ra nhiều hệ lụy về môi trường, giao thông...
  • Quảng Bình: Giám định nguyên nhân vụ sập sảnh trước Trung tâm Văn hoá huyện Tuyên Hoá
    Sau khi xảy ra sự việc sập sảnh trước công trình xây dựng Trung tâm Văn hoá huyện Tuyên Hoá (tỉnh Quảng Bình), ngày 18/9, Sở Xây dựng Quảng Bình đã gửi công văn đến UBND huyện Tuyên Hóa thông báo kế hoạch giám định nguyên nhân sự cố này.
  • TP. Thanh Hóa: Người dân bức xúc về Dự án khu dân cư tại phường Quảng Thắng
    Mặc dù chưa hoàn thành công tác GPMB Dự án hạ tầng kỹ thuật khu dân cư, tái định cư thuộc khu danh lam thắng cảnh Mật Sơn, song đơn vị thi công đã tự ý san lấp đất nông nghiệp, gây bức xúc trong nhân dân. Ngoài ra, người dân phường Quảng Thắng, TP. Thanh Hóa cũng đã phản ánh, kiến nghị về mức đền bù giá đất không thỏa đáng đối với Dự án này.
  • Hà Nội: Tổng kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với chung cư mini
    (TN&MT) - Ngày 15/9, UBND thành phố Hà Nội ban hành kế hoạch số 234/KH-UBND, tổng kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với loại hình nhà ở nhiều căn hộ (chung cư minni), cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ trên toàn địa bàn thành phố. Thời gian kiểm tra từ ngày 15/9 đến trước ngày 30/10.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO