Hút thuốc lá dễ mắc COVID-19 hơn

Phương Anh | 31/05/2021, 10:33

(TN&MT) - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo, hút thuốc lá sẽ tăng nguy cơ nhiễm COVID-19, ngoài nguy cơ virut xâm nhập đường hô hấp, hành động hút thuốc như đưa tay lên miệng, sử dụng thuốc lá dạng nước, dùng chung ống hút thuốc lào, bình/vòi hút shisha là nguyên nhân lân lan SARS-CoV-2.

WHO đã chọn chủ đề “Cam kết bỏ thuốc lá” cho Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5/2021, kêu gọi các quốc gia tăng cường thực hiện các dịch vụ cai nghiện thuốc lá, khuyến khích người hút thuốc tiếp cận các dịch vụ cai nghiện thuốc lá theo khuyến cáo của WHO.

Covid-19 tấn công và làm suy yếu phổi, khiến những người hút thuốc lá nguy cơ mắc cao hơn và bệnh có thể nặng hơn

Tăng nguy cơ mắc Covid-19 cao gấp 1,5 lần

Thuốc lá hiện đang gây ra 7,1 triệu ca tử vong mỗi năm trên thế giới, trong đó, bao gồm 900.000 ca tử vong gây ra bởi các bệnh do hút thuốc lá thụ động. Cuộc chiến chống thuốc lá đã đến hồi không khoan nhượng. Từ một thói quen phổ biến, “biểu tượng” của trầm lắng - suy ngẫm và hoạt động trí tuệ, hút thuốc đã trở thành có hại, bị đa số lên án, cách ly và ruồng bỏ. Thuốc lá đang là một trong những nguyên nhân gây bệnh tật và tử vong hàng đầu trên thế giới, không dừng ở đó, khói thuốc lá ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái.

WHO khuyến cáo hút thuốc lá, cũng như hút thuốc lá thụ động, làm tăng nguy cơ mắc Covid-19 cao gấp 1,5 lần. Điều này là do Covid-19 tấn công và làm suy yếu phổi, khiến những người hút thuốc lá nguy cơ mắc cao hơn và bệnh có thể nặng hơn khi mắc Covid-19.

Tác hại của việc sử dụng thuốc lá đã được khẳng định rõ ràng. Thuốc lá gây ra cái chết cho 8 triệu người mỗi năm và khi tin tức được đưa ra rằng những người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh nặng với COVID-19 so với những người không hút thuốc, nó đã khiến hàng triệu người hút thuốc muốn bỏ thuốc lá. Bỏ thuốc lá có thể là một thách thức, đặc biệt là khi có thêm căng thẳng về kinh tế và xã hội do hậu quả của đại dịch. Trong số 1,3 tỷ người sử dụng thuốc lá trên toàn cầu, 60% bày tỏ mong muốn bỏ thuốc lá - nhưng chỉ 30% được tiếp cận với các công cụ giúp họ làm điều đó thành công.

Việt Nam đang nằm trong số 15 nước có số người hút thuốc lá cao nhất thế giới với khoảng 15,3 triệu người hút và 33 triệu người bị ảnh hưởng do hít khói thuốc thụ động. Tỉ lệ hút thuốc ở nam giới ở mức 45,3%, nữ 1,1%. Mỗi năm, có khoảng 40.000 người tử vong vì các bệnh có liên quan đến thuốc lá. Dự báo đến năm 2030, con số này có thể tăng lên tới 70.000 người/năm.

Gần đây, nhiều người thôi hút thuốc lá mà chuyển sang hút thuốc lá điện tử với suy nghĩ thuốc lá điện tử không độc hại. Đó là suy nghĩ sai lầm, vì thuốc lá điện tử cũng rất độc hại, thậm chí gây nguy cơ ung thư gấp 15 lần thuốc lá thường.

Khó xử lý vi phạm vì đâu?

Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá có hiệu lực từ ngày 1/5/2013. Tuy nhiên, hiện nổi lên một số vấn đề liên quan tới việc thực thi quy định về các địa điểm cấm hút thuốc.

Bỏ thuốc lá có thể là một thách thức, đặc biệt là khi có thêm căng thẳng về kinh tế và xã hội do hậu quả của đại dịch

Nếu so sánh với Luật phòng chống tác hại của rượu bia, sẽ thấy có một sự khác biệt không hề nhỏ. Được Quốc hội Khóa XIV thông qua vào giữa năm 2019, chính thức có hiệu lực vào đầu năm 2020, Luật phòng chống tác hại của rượu bia song hành với những chế tài mạnh của Nghị định 100 ngay từ những bước đầu tiên, từ đó tạo thành “bàn tay thép”, mạnh mẽ đẩy lùi vi phạm nồng độ cồn ở người tham gia giao thông. Trong khi đó, cũng với tác hại chết người, nhưng khói thuốc chưa được ngăn chặn theo cách này. 

Từ những bước sải đầy dứt khoát của Luật Phòng chống tác hại của rượu bia trong giao thông, soi chiếu trở lại Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá, có thể thấy rõ vấn đề đang nằm ở quy định mới chỉ dừng lại ở mức độ truyền thông, vận động. Luật đã ban hành, nhưng các văn bản dưới luật chưa đủ tạo ra công cụ để “nạn nhân” của khói thuốc lên tiếng trước chất độc chết người đang hàng ngày bủa vây họ.

Đơn cử, Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế có hiệu lực từ ngày 15/11/2020, nhiều quy định mới về xử phạt các hành vi vi phạm liên quan đến việc mua, bán và sử dụng thuốc lá. Cụ thể, hành vi hút thuốc lá ở nơi cấm hút bị phạt 200.000 - 500.000 đồng; không treo bảng “Cấm hút thuốc” ở địa điểm cấm hút thuốc bị phạt từ 3 - 5 triệu đồng. Cũng theo nghị định này, cửa hàng, đại lý bán lẻ thuốc lá không có bảng thông báo “Không bán thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi” bị phạt từ 1 - 3 triệu đồng. Đặc biệt, phạt từ 3 - 5 triệu đồng nếu bán hoặc cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi. Nếu vận động, ép buộc người khác sử dụng thuốc lá; hoặc dùng người chưa đủ 18 tuổi mua thuốc lá bị phạt từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng.

Điều 11 Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá năm 2012 quy định 4 địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và trong phạm vi khuôn viên gồm: bệnh viện, trạm y tế; trường học (trừ trường cao đẳng, học viện); nơi chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành riêng cho trẻ em; khu vực có nguy cơ cháy nổ cao. Ngoài ra có 3 địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà gồm: Cơ quan, công sở, nơi làm việc; trường cao đẳng, đại học, học viện; địa điểm công cộng. Ngoài ra, luật cũng cấm hoàn toàn hút thuốc lá trên máy bay, ôtô, tàu điện.

Luật có, quy định xử phạt có nhưng khó thức thi. Ghi nhận thực tế tại nhiều nơi công cộng, hút thuốc lá như một việc hiển nhiên, thậm chí trong các trụ sở cơ quan, bệnh viện, trạm xe buýt...  dù hàng loạt bảng cấm hút thuốc được gắn nhưng nhiều người vẫn thản nhiên hút thuốc. Có nhiều nguyên nhân khiến cho tình trạng hút thuốc lá nơi công cộng vẫn còn tồn tại như là ý thức chấp hành pháp luật của người dân chưa cao; việc cai nghiện thuốc lá không dễ dàng, người hút thuốc lá khó có thể bỏ thuốc được ngay; thuốc lá được bày bán công khai, ai cũng có thể dễ dàng mua được.

Trong khi đó, việc xử phạt hành vi hút thuốc lá nơi công cộng cũng không dễ bởi việc hút thuốc chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và người hút không cố định thời gian…  Mặt khác, các cơ quan có thẩm quyền lại thiếu lực lượng chuyên trách và không có các thiết bị nghiệp vụ được phép sử dụng làm cơ sở cho việc xử phạt, nên tình trạng trên diễn ra quá phổ biến.

Và khi hút hay không hút, ngăn hay không ngăn vẫn phụ thuộc chủ yếu vào sự tự ý thức, tự điều chỉnh của các chủ thể liên quan, thì phản ứng của nạn nhân cũng chỉ là những tiếng nói yếu ớt, lọt thỏm giữa khói thuốc mịt mùng.

Chừng nào các đánh giá tổng kết về công tác phòng chống tác hại của thuốc lá vẫn ghi nhận “chuyển biến tích cực” một cách cảm quan, e rằng, các giải pháp thực thi sẽ vẫn mơ hồ như làn khói thuốc.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Đẩy mạnh xây dựng phát triển văn hóa người Hà Nội
    (TN&MT) - Thông tin từ Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, theo đó Ban Tuyên giáo Thành uỷ vừa đề nghị các cơ quan báo chí trên địa bàn Thủ đô tăng cường, cũng như đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền xây dựng và phát triển văn hóa Hà Nội.
  • “Mở triệu ước mơ" - thông điệp đẹp, đậm chất nhân văn từ một show ca nhạc
    (TN&MT) - Không theo bất kỳ “công thức thành công” nào của các show âm nhạc, không quảng cáo rầm rộ và chỉ tổ chức trực tuyến, nhưng “NCB Sing & Share Show - Mở triệu ước mơ” lại hút khán giả một cách ấn tượng giữa vô vàn những chương trình giải trí nở rộ thời gian qua. Điều gì làm nên “phép màu âm nhạc” này?
  • Quảng Bình: Nhiều chính sách hỗ trợ ngư dân nghèo yên tâm bám biển
    (TN&MT) - Với 6.792 tàu thuyền đánh bắt thuỷ, hải sản, thu hút trên 24.000 lao động, Quảng Bình là một trong những địa phương có số lượng tàu thuyền thuộc tốp đầu khu vực miền Trung. Chính bởi lẽ đó, trong những năm qua, địa phương này đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ nhằm giúp ngư dân, đặc biêt là ngư dân nghèo yên tâm bám biển phát triển kinh tế.
  • Thanh Hóa: Nông thôn mới thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững
    Chương trình xây dựng NTM nói chung, đã góp phần quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế bền vững tại các vùng nông thôn của tỉnh Thanh Hóa. Để hiểu rõ hơn về sự hiệu quả của chương trình này, Phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Cao Văn Bắc, Chủ tịch UBND xã Hoằng Giang, huyện Hoằng Hóa.
  • Bù Đốp - Bình Phước: Sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp giúp thoát nghèo
    (TN&MT) - Trong chiến lược phát triển kinh tế vùng biên của tỉnh Bình Phước, huyện Bù Đốp đã và đang có nhiều chính sách hỗ trợ để phát huy hiệu quả nguồn lực đất đai trong sản xuất nông nghiệp, từ đó giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ổn định cuộc sống, từng bước vươn lên thoát nghèo.
  • Ba Tri không nghèo nữa

    Ba Tri không nghèo nữa

    20:19 23/03/2023
    Là một trong ba huyện ven biển của tỉnh Bến Tre, trước đây, hình ảnh những căn nhà lá đơn sơ nghèo nàn nép mình bên những rừng cây, con đường làng đã ăn sâu vào ký ức với mỗi ai đã từng đến với xứ sở này. Thế nhưng, sau những nỗ lực giảm nghèo từ những giải pháp thiết thực, hiệu quả đã mang đến diện mạo mới cho miền quê biển Ba Tri, đời sống nhân dân nơi đây ngày càng được cải thiện, đổi thay.
  • Thanh niên Điện Biên sáng tạo xung kích trong chuyển đổi số
    (TN&MT) - Tháng Thanh niên năm 2023, các cấp bộ Đoàn trên địa bàn tỉnh Điện Biên tích cực tham gia công tác chuyển đổi số trên mọi lĩnh vực của Đoàn. Với nền tảng tri thức, đổi mới sáng tạo, thanh niên giữ vai trò xung phong đi đầu trong thực hiện đẩy mạnh chuyển đổi số, vận dụng, ứng dụng công nghệ số trong thực tiễn cuộc sống
  • Nỗ lực đảm bảo quyền tự do tôn giáo, phản bác luận điệu xuyên tạc về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam
    (TN&MT) - Đảng, Nhà nước Việt Nam khẳng định: Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tình thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc, đồng bào các tôn giáo là một bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Việt Nam là Quốc gia đa tôn giáo cùng tồn tại trong lòng dân tộc và bình đẳng trước pháp luật.
  • Triển lãm Nghệ thuật “Sen Việt 2023 – vẻ đẹp thuần khiết”
    (TN&MT) - Triển lãm "Nghệ thuật Sen Việt 2023: Vẻ đẹp thuần khiết" (diễn ra từ ngày 25/3 – 31/3, tại Chùa Quán Sứ, Hà Nội) do Giáo hội Phật giáo Việt Nam, UNESCO phối hợp thực hiện với mong muốn chia sẻ, lan tỏa sự thuần khiết của hoa sen và vẻ đẹp trân quý của Phật giáo.
  • Hà Nội: Điều chỉnh giao thông giảm ùn tắc nút giao Trường Chinh - Tôn Thất Tùng
    (TN&MT) - Thông tin từ Sở Giao thông vận tải thành phố Hà Nội, để đảm bảo trật tự an toàn giao thông, giảm ùn tắc khu vực nút giao Trường Chinh - Tôn Thất Tùng - Lê Trọng Tấn nằm trên địa bàn 2 quận Đống Đa, Thanh Xuân, Sở Giao thông Hà Nội sẽ tiến hành thí điểm điều chỉnh tổ chức lại nút giao nói trên, nút giao Ngã Tư Sở và các nút giao lân cận.
  • Văn Yên (Yên Bái): Tạo sinh kế cho người dân để thoát nghèo
    Năm 2023, huyện Văn Yên (Yên Bái) đặt mục tiêu giảm 4,05% hộ nghèo, tương đương với giảm 1.434 hộ nghèo; giảm tỷ lệ hộ cận nghèo 1,5%, tương đương giảm 528 hộ. Để đạt mục tiêu trên, huyện Văn Yên đã chú trọng thực hiện đa dạng hóa sinh kế, hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo phát triển sản xuất, cải thiện thu nhập, từng bước nâng cao đời sống.
  • Điện Biên: Hiệu quả của Chương trình " Mái ấm nghĩa tình, An sinh xã hội"
    (TN&MT) - Theo Ban Chỉ đạo Chương trình “Mái ấm nghĩa tình, an sinh xã hội” tỉnh Điện Biên, công tác làm nhà cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Điện Biên thời gian qua đã được các cấp lãnh đạo quan tâm triển khai sâu rộng, mang lại hiệu quả thiết thực cho những hộ còn khó khăn của các huyện: Tủa Chùa; Tuần Giáo; Mường Ảng; Điện Biên; Mường Chà; Nậm Pồ và thị xã Mường Lay.
  • Việt Nam đã đạt những thành tựu lớn trong công tác giảm nghèo
    (TN&MT) - Sau gần 10 năm thực hiện 2 giai đoạn của Chương trình giảm nghèo bền vững (giai đoạn 2016 - 2020 và giai đoạn 2021 - 2025), Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu góp phần ổn định, bảo đảm an sinh xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững, giảm nghèo, đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
  • Phụng Hiệp, Hậu Giang: Tập trung hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế, cải thiện đời sống
    (TN&MT)- Từ đầu năm 2023 đến nay, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đã tập trung triển khai các chương trình, dự án, mô hình phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người, góp phần kéo giảm tỉ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện.
  • Sức sống mới ở Khuổi Ma
    (TN&MT) - Đến với thôn Khuổi Ma (xã Hùng Lợi, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang) hôm nay, người ta dễ dàng cảm nhận thấy bầu không khí tươi vui của mùa Xuân vẫn kéo dài tới tận tháng 3 này bởi sự rộng ràng tươi mới của vùng đất đang ngày càng "thay da, đổi thịt"...
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO