Hương vị Tết trong thơ xưa

Nhà thơ Nguyễn Thanh Tâm | 22/01/2023, 01:17

(TN&MT) - Mùa xuân năm 1932, khi bài thơ Tình già của Phan Khôi được công bố trên “Tập văn Mùa xuân” của báo Đông Tây cùng với bài viết Một lối thơ mới trình chánh giữa làng văn, Thơ Mới chính thức được khai sinh. 90 năm sau, cũng trong không khí của mùa xuân, khí vị ôn hòa đầu năm gợi cho chúng ta hương sắc và thanh âm ngày cũ. Hương sắc ấy hiện về từ chính những phong tục ngày xuân mà thi nhân xưa ghi lại trên từng nhịp điệu thi ca.

Tết đến, xuân về, nhịp hân hoan của trời đất và lòng người hiện ra một cách cụ thể qua việc chuẩn bị Tết của bà của mẹ. Những phiên chợ cuối năm đông vui, nhộn nhịp là dịp để người người, nhà nhà sắm sửa việc Tết. Dường như, những bận bịu cuối năm khác hẳn với cái bận bịu lo toan thường ngày. Vào thời điểm này, ai cũng muốn sắm sửa cho bản thân và gia đình một mùa xuân đủ đầy, đầm ấm.

88-1-.jpg

Những vật phẩm chuẩn bị cho ngày Tết về căn bản vẫn là nông sản của vườn nhà, quê kiểng. Những thức món chưng biện trên mâm cỗ ngày xuân cho thấy tấm lòng của con người đối với tổ tiên, gia đình và môn khách. Món ăn ngày Tết thể hiện mối liên hệ mật thiết của đời sống sinh hoạt, kinh kế - xã hội trong truyền thống nông nghiệp của người Việt: Giết lợn, đồ xôi, lại giết gà/ Cỗ bàn xong cả từ hôm qua/ Suốt đêm giao thừa mẹ tôi thức/ Lẩm nhẩm cầu kinh Đức Chúa Ba (Tết của mẹ tôi - Nguyễn Bính).

Ngày Tết, phong tục xin chữ, cho chữ, viết câu đối, khai bút đầu xuân còn đọng lại trong một vài bài thơ mới, mà mỗi khi đọc lại đều gieo vào lòng người mối hoài cảm vàng son đã nhạt phai. Bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên là một khoảnh khắc như thế: Mỗi năm hoa đào nở/ Lại thấy ông đồ già/ Bày mực tàu giấy đỏ/ Bên phố đông người qua.

Tập tục viết câu đối, xin chữ ngày xuân, khai bút đầu năm là gửi gắm cảm xúc, tâm tình, suy tư, hi vọng của mình vào trong câu chữ. Con chữ đầu năm như đường cày tịch điền của vua, ẩn chứa biết bao ý vị của người cầm bút: Thày tôi lấy một tờ hoa tiên/ Bút lông dầm mực viết lên trên/ Trên những gì gì tôi không biết/ Giữa đề năm tháng, dưới đề tên (Tết của mẹ tôi - Nguyễn Bính).

Thường thì, hi vọng một mùa xuân mới an lành, trọn vẹn, người ta kiêng tránh những cãi cọ, đổ vỡ ngày đầu năm. Sáng mùng một Tết, đường sá trong làng, ngoài phố dường như tĩnh lặng. Tín ngưỡng xông đất đầu năm khiến cho việc đến nhà ai đó vào buổi sớm đầu xuân luôn được tính toán, thậm chí là dặn trước. Do đó, cứ phải sau chín, mười giờ, không khí xuân Tết mới tràn ngập các con đường (lúc ấy hoạt động xông đất gần như đã hoàn tất, việc đến chúc Tết đầu năm diễn ra thông thuận, thoải mái hơn, ít kiêng dè vì tập tục đầu năm): Sáng ngày mồng Một sớm tinh sương/ Mẹ tôi cấm chúng tôi ra đường/ Mở hàng mỗi đứa năm xu rưỡi/ Rửa mặt hoa mùi đượm nước hương (Tết của mẹ tôi - Nguyễn Bính).

Ngày Tết là dịp để mọi người sum vầy, đoàn tụ. Đây là thời điểm cháu con báo hiếu ông bà cha mẹ, về quê nhận mặt họ hàng, thăm hỏi đôi bên nội ngoại. Hoạt động này đến nay vẫn được lưu truyền bởi ý nghĩa thiết thực và giá trị kết nối con người, họ hàng, huyết thống: U tôi ngày ấy mỗi mùa xuân/ Dặm liễu mây bay sắc trắng ngần/ Lại dẫn chúng tôi về nhận họ/ Bên miền quê ngoại của hai thân (Đường về quê mẹ - Đoàn Văn Cừ). Mùng một Tết cha, mùng hai Tết mẹ, mùng ba tết thầy là một phong tục thể hiện rõ đạo lí uống nước nhớ nguồn của người Việt Nam. Tuy không hẳn nhất nhất tuân theo tuần tự ngày mồng như thế, nhưng phong tục này từ xưa đến nay vẫn được duy trì.

88-2-.jpg

Phong tục ngày xuân trong Thơ Mới thể hiện rõ nhất qua các hoạt động du xuân, chơi Tết, thăm viếng họ hàng, lễ chùa,… Trong không khí ngày xuân, hoa đào khoe sắc, người người nô nức chơi xuân, áo khăn dập dìu rộn rã: Ngày xuân trẻ bức tranh gà/ Cụ già quần nhiễu đỏ lòa sang nhau/ Đàn ông khăn nhiễu đội đầu/ Đôi giày da láng, khăn trầu đỏ loe/ Đàn bà yếm đậu vàng hoe/ Hàm răng đen nhức, váy lê thẹn thùng (Chơi xuân - Đoàn Văn Cừ); Chiều xuân sang chuyến đò đông/ Trai tơ khăn lục, gái hồng thắm môi (Chiều xuân Trung Kì - Hồ Dzếnh)…

Trong sắc thắm của hoa đào, trên màu khăn áo tươi tắn, trong nụ cười, câu chúc, trong tiếng pháo nổ vang, trên má hồng thiếu nữ, trong dáng vẻ thành kính của người già, vẻ hoạt bát nhanh nhẹn của trẻ nhỏ… ẩn chứa ý niệm về một mùa xuân sung túc, an vui, tràn đầy hi vọng: Trên đường cát mịn một đôi cô/ Yếm đỏ khăn thâm trầy hội chùa/ Gậy trúc dắt bà già tóc bạc/ Tay lần tràng hạt miệng nam mô (Xuân về - Nguyễn Bính).

Phong tục từ xưa xem việc đi lễ chùa đầu năm nhằm cầu chúc an lành, may mắn cho một năm mới: Ngày xưa còn nhỏ, ngày xưa/ Tôi đeo khánh bạc lên chùa dâng nhang/ Lòng vui quần áo xênh xang/ Tay cầm hương, nến, đinh vàng mới mua (Rằm tháng Giêng - Hồ Dzếnh). Lễ hội mùa xuân thường có hai phần: Lễ và Hội. Phần lễ thể hiện tín ngưỡng dân gian trong việc thờ cúng các vị thần, thành hoàng, cầu mong hay tạ ơn sự phù hộ độ trì của thần thánh cho cuộc sống con người. Sau phần lễ là phần hội, ngoài việc mang đến cho con người khoảng thời gian thảnh thơi, nhàn nhã, với hi vọng năm mới sẽ không tất bật, bận bịu, còn là dịp để mọi người gặp gỡ, giao lưu, thăm hỏi lẫn nhau: Mùa xuân ấy, ông tôi lên tận tỉnh/ Đón tôi về xem hội ở làng bên/ Suốt ngày đêm chiêng trống đánh vang rền/ Người lớn bé mê man về hát bội/ Những thằng cu tha hồ khoe áo mới/ Và tha hồ nô nức kéo đi xem (Đám hội - Đoàn Văn Cừ). Mùa xuân là mùa của sự sống, sinh sôi và nảy nở. Có lẽ vì thế, du xuân, lễ hội cũng là dịp để trai gái gặp nhau, tỏ bày tình cảm, giao duyên, hẹn ước. Sau những hẹn hò trong buổi du xuân, đám cưới ngày xuân cũng tưng bừng như góp thêm sắc xuân, tình xuân vào cảnh xuân tươi thắm của đất trời: Người cô dâu hôm nay coi choáng lộng/ Vành khuyên vàng, áo mớ, nón quai thao/ Các bạn cô bằng tuổi cũng xinh sao/ Hai má thắm ngây thơ nhìn trời biếc (Đám cưới mùa xuân - Đoàn Văn Cừ).

Mùa xuân đi trên những sinh hoạt của con người, đọng dấu lại nơi từng phong tục. Sau mấy ngày ăn Tết, chơi Tết, du xuân, nhà nhà lại tiễn ông vải, tổ tiên về “thế giới bên kia”: Cây nêu - dấu Phật đuổi hung thần/ Cỗ mũ trên bàn cúng Táo quân/ Mùng bốn Tết xong làm lễ tiễn/ Giấy tiền ông vải đốt đầy sân (Năm mới - Đoàn Văn Cừ). Tục lệ này đến giờ vẫn còn bởi gắn liền với sinh hoạt ngày Tết: đón - đưa ông vải. Tết đến, sự sum vầy không chỉ giữa người sống, mà còn là sự hiện diện, chứng kiến của tổ tiên trong không gian thờ tự. Bởi thế, ngày tết vừa rất vui tươi, rộn rã nhưng cũng rất thiêng liêng trang trọng.

Xuân, Tết là ý niệm của con người về thời gian. Ngày xuân, đọc lại mấy vần thơ của thi nhân xưa, như một nhịp lắng đọng, chúng ta nhận ra những dáng xuân trong từng lời thơ thuở trước. Tại đây, những phong tục tập quán ngày xuân còn phong nguyên những nền nếp xưa cũ đã từng tồn tại trên mảnh đất này. Sắc thái ấy nói lên sự gắn bó một cách tự nhiên của con người với các giá trị truyền thống, hình thành nên văn hóa Việt Nam, chảy tự ngọn nguồn lịch sử.

Bài liên quan
  • Tăng cường phòng, chống dịch dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2023
    (TN&MT) - Bộ Y tế vừa ban hành Công văn số 155/BYT-DP về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2023, gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương; các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur; các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế.

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Đảm bảo cho ngư dân vươn khơi, bám biển, giữ vững chủ quyền 
    (TN&MT) - Những năm qua, Đảng Nhà nước ta có nhiều chủ trương, chính sách phát triển ra hướng biển, từ đó các tỉnh, thành đã tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chính phủ về phát triển kinh tế biển, từng bước đảm bảo cho ngư dân vươn khơi, bám biển, giữ vững chủ quyền
  • Phát triển kinh tế rừng – góp phần vào công cuộc xóa đói – giảm nghèo
    Xác định kinh tế rừng đóng vai trò quan trọng, thời gian qua, nhiều địa phương trên cả nước đã tập trung quản lý hiệu quả diện tích đất đồi rừng. Đồng thời, chính quyền các cấp đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân phát triển trồng rừng gỗ lớn… Từ đó, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần vào công cuộc xóa đói – giảm nghèo.
  • Những triệu phú ở xã đào Xuân Quang
    Con đường nhựa láng mịn, thênh thang dẫn về Xuân Quang, xã bán sơn địa, bám dọc Quốc lộ 70. Cùng với trí sáng tạo, quyết tâm cao và bàn tay lao động cần cù, khéo léo hàng trăm người nông dân nơi đây trở thành triệu phú nhờ trồng cây đào cảnh.
  • Đà Nẵng: Thúc đẩy giảm thiểu rác thải nhựa, hướng đến cuộc sống phát triển bền vững
    TP. Đà Nẵng đang phải đối mặt với tình trạng rác thải nhựa ngày một gia tăng, ảnh hưởng đến môi trường sống và hệ sinh thái. Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, Đà Nẵng đã thông qua nhiều chương trình, dự án thúc đẩy hoạt động phân loại, tái chế và giảm thiểu rác thải nhựa, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế.
  • Đẩy mạnh xây dựng phát triển văn hóa người Hà Nội
    (TN&MT) - Thông tin từ Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, theo đó Ban Tuyên giáo Thành uỷ vừa đề nghị các cơ quan báo chí trên địa bàn Thủ đô tăng cường, cũng như đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền xây dựng và phát triển văn hóa Hà Nội.
  • “Mở triệu ước mơ" - thông điệp đẹp, đậm chất nhân văn từ một show ca nhạc
    (TN&MT) - Không theo bất kỳ “công thức thành công” nào của các show âm nhạc, không quảng cáo rầm rộ và chỉ tổ chức trực tuyến, nhưng “NCB Sing & Share Show - Mở triệu ước mơ” lại hút khán giả một cách ấn tượng giữa vô vàn những chương trình giải trí nở rộ thời gian qua. Điều gì làm nên “phép màu âm nhạc” này?
  • Quảng Bình: Nhiều chính sách hỗ trợ ngư dân nghèo yên tâm bám biển
    (TN&MT) - Với 6.792 tàu thuyền đánh bắt thuỷ, hải sản, thu hút trên 24.000 lao động, Quảng Bình là một trong những địa phương có số lượng tàu thuyền thuộc tốp đầu khu vực miền Trung. Chính bởi lẽ đó, trong những năm qua, địa phương này đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ nhằm giúp ngư dân, đặc biêt là ngư dân nghèo yên tâm bám biển phát triển kinh tế.
  • Thanh Hóa: Nông thôn mới thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững
    Chương trình xây dựng NTM nói chung, đã góp phần quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế bền vững tại các vùng nông thôn của tỉnh Thanh Hóa. Để hiểu rõ hơn về sự hiệu quả của chương trình này, Phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Cao Văn Bắc, Chủ tịch UBND xã Hoằng Giang, huyện Hoằng Hóa.
  • Bù Đốp - Bình Phước: Sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp giúp thoát nghèo
    (TN&MT) - Trong chiến lược phát triển kinh tế vùng biên của tỉnh Bình Phước, huyện Bù Đốp đã và đang có nhiều chính sách hỗ trợ để phát huy hiệu quả nguồn lực đất đai trong sản xuất nông nghiệp, từ đó giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ổn định cuộc sống, từng bước vươn lên thoát nghèo.
  • Ba Tri không nghèo nữa

    Ba Tri không nghèo nữa

    20:19 23/03/2023
    Là một trong ba huyện ven biển của tỉnh Bến Tre, trước đây, hình ảnh những căn nhà lá đơn sơ nghèo nàn nép mình bên những rừng cây, con đường làng đã ăn sâu vào ký ức với mỗi ai đã từng đến với xứ sở này. Thế nhưng, sau những nỗ lực giảm nghèo từ những giải pháp thiết thực, hiệu quả đã mang đến diện mạo mới cho miền quê biển Ba Tri, đời sống nhân dân nơi đây ngày càng được cải thiện, đổi thay.
  • Thanh niên Điện Biên sáng tạo xung kích trong chuyển đổi số
    (TN&MT) - Tháng Thanh niên năm 2023, các cấp bộ Đoàn trên địa bàn tỉnh Điện Biên tích cực tham gia công tác chuyển đổi số trên mọi lĩnh vực của Đoàn. Với nền tảng tri thức, đổi mới sáng tạo, thanh niên giữ vai trò xung phong đi đầu trong thực hiện đẩy mạnh chuyển đổi số, vận dụng, ứng dụng công nghệ số trong thực tiễn cuộc sống
  • Nỗ lực đảm bảo quyền tự do tôn giáo, phản bác luận điệu xuyên tạc về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam
    (TN&MT) - Đảng, Nhà nước Việt Nam khẳng định: Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tình thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc, đồng bào các tôn giáo là một bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Việt Nam là Quốc gia đa tôn giáo cùng tồn tại trong lòng dân tộc và bình đẳng trước pháp luật.
  • Triển lãm Nghệ thuật “Sen Việt 2023 – vẻ đẹp thuần khiết”
    (TN&MT) - Triển lãm "Nghệ thuật Sen Việt 2023: Vẻ đẹp thuần khiết" (diễn ra từ ngày 25/3 – 31/3, tại Chùa Quán Sứ, Hà Nội) do Giáo hội Phật giáo Việt Nam, UNESCO phối hợp thực hiện với mong muốn chia sẻ, lan tỏa sự thuần khiết của hoa sen và vẻ đẹp trân quý của Phật giáo.
  • Hà Nội: Điều chỉnh giao thông giảm ùn tắc nút giao Trường Chinh - Tôn Thất Tùng
    (TN&MT) - Thông tin từ Sở Giao thông vận tải thành phố Hà Nội, để đảm bảo trật tự an toàn giao thông, giảm ùn tắc khu vực nút giao Trường Chinh - Tôn Thất Tùng - Lê Trọng Tấn nằm trên địa bàn 2 quận Đống Đa, Thanh Xuân, Sở Giao thông Hà Nội sẽ tiến hành thí điểm điều chỉnh tổ chức lại nút giao nói trên, nút giao Ngã Tư Sở và các nút giao lân cận.
  • Văn Yên (Yên Bái): Tạo sinh kế cho người dân để thoát nghèo
    Năm 2023, huyện Văn Yên (Yên Bái) đặt mục tiêu giảm 4,05% hộ nghèo, tương đương với giảm 1.434 hộ nghèo; giảm tỷ lệ hộ cận nghèo 1,5%, tương đương giảm 528 hộ. Để đạt mục tiêu trên, huyện Văn Yên đã chú trọng thực hiện đa dạng hóa sinh kế, hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo phát triển sản xuất, cải thiện thu nhập, từng bước nâng cao đời sống.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO