Hướng về cội nguồn dân tộc

GS.TS Trần Văn Bính - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh | 12/04/2022, 10:07

(TN&MT) - Hai tiếng Hùng Vương từ rất lâu đã in đậm trong tâm thức của mỗi người Việt Nam ta. Hình ảnh ngôi mộ Tổ thiêng liêng trên núi Nghĩa Lĩnh (Việt Trì - Phú Thọ), cạnh khu đền thờ cổ kính trang nghiêm mà nhân dân ta đã xây dựng nên từ mấy trăm năm trước, cùng với câu ca dao quen thuộc “Dù ai đi ngược về xuôi. Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng Ba”, đã như một lời truyền dạy các thế hệ con dân đất Việt về nghĩa vụ đối với tổ tiên.

Cùng với vô số hiện vật đã được giới khoa học khai quật, phản ánh sự phát triển của văn hóa vật chất thời kỳ hoang sơ của lịch sử, là hàng loạt các truyền thuyết, các tín ngưỡng và tập tục lâu đời được đúc kết thành các lễ hội trong dịp thờ cúng tổ tiên, thờ cúng các danh nhân của đất nước. Phải chăng đây cũng là một giá trị văn hóa lớn của dân tộc. Từ hàng ngàn năm qua, việc thắp nén nhang lên bàn thờ tổ tiên, ông bà, cha mẹ, cũng như trên bàn thờ những người có công với đất nước, với cộng đồng, cũng là hành động quen thuộc đối với bất cứ người Việt Nam nào, dù là người dân hay người có trách nhiệm, có vị trí cao trong xã hội.

Cùng với những truyền thuyết, tín ngưỡng, tập tục tốt đẹp, tổ tiên ta từ thời dựng nước đã sớm có một tổ chức Nhà nước khá chặt chẽ, với quốc hiệu là Văn Lang, chia nước ra làm 15 bộ. Cũng đã hình thành các tổ chức quản lý các công việc của đất nước. Nói cách khác, về phương diện quản lý quốc gia, thời Hùng Vương đã đạt được một trình độ khá cao về công tác tổ chức. Đó là việc đặt quốc hiệu, xây dựng bộ máy quản lý xã hội và hình thành các đơn vị hành chính trong một quốc gia thống nhất. Điều này góp phần không nhỏ trong việc sớm hình thành ý thức quốc gia, dân tộc ở nước ta. Khi một dân tộc sớm ý thức được vai trò quốc gia, dân tộc của mình thì ý thức bảo vệ chủ quyền của quốc gia dân tộc chắc chắn sẽ trở thành tài sản quý báu chung cho mọi thế hệ. Cái chân lý “không có gì quý hơn độc lập tự do” chắc chắn cũng được bắt nguồn từ ý thức sơ khai đó của dân tộc ta.

chu-tich-nuoc-nguyen-xuan-phuc-cung-lanh-dao-dang-nha-nuoc-du-le-dang-huong-tuong-niem-cac-vua-hung-tai-khu-di-tich-lich-su-quoc-gia-dac-biet-den-hung-tinh-phu-tho-.-anh-ttxvn.jpg

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng (tỉnh Phú Thọ). Ảnh: TTXVN

Như vậy, trải qua một thời kỳ lịch sử khá dài, Nhà nước Văn Lang không những đã dựng lên một quốc gia dân tộc đầu tiên, mà còn để lại một di sản tinh thần vô giá. Đó là tình nghĩa đồng bào, là sự cưu mang đùm bọc lẫn nhau, là đạo lý uống nước nhớ nguồn, lòng biết ơn, sự thờ phụng tổ tiên và những người có công với đất nước… Phải chăng tất cả những cái đó là cơ sở để hình thành chủ nghĩa nhân văn, tinh thần đoàn kết, chủ nghĩa yêu nước truyền thống của dân tộc Việt Nam. Và phải chăng với ý nghĩa đó, trong “Bài cáo bình Ngô” Nguyễn Trãi đã có thể tự hào khẳng định:

“Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác…”

Suốt mấy ngàn năm qua, các giá trị của văn hóa Hùng Vương vẫn tồn tại qua các thời kỳ lịch sử. Thông qua các truyền thuyết, các tập tục, lễ hội cổ truyền, văn hóa Hùng Vương đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt Nam, tạo nên lớp phù sa màu mỡ nuôi dưỡng nền văn hóa và con người Việt Nam. Đó cũng là sức mạnh nội sinh để dân tộc ta vượt qua các cuộc xâm lăng của các thế lực phản động của lịch sử.

Tuy vậy, để nhận thức giá trị đích thực của thời đại Hùng Vương, của văn hóa Hùng Vương, cũng không phải là công việc giản đơn. Bằng nhãn quan văn hóa và chính trị sâu sắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đầu tiên khẳng định các giá trị to lớn của văn hóa Hùng Vương và vai trò của các giá trị đó đối với lịch sử hiện nay. Trong tác phẩm “Lịch sử nước ta” được viết từ năm 1942, nhằm giáo dục cán bộ, đảng viên và nhân dân, Bác thường xuyên nhắc đến khái niệm Rồng, Tiên (con Rồng cháu Tiên) để nhớ về thời kỳ lịch sử xa xưa của dân tộc, thời kỳ mà con người gắn bó mật thiết với nhau như anh em ruột thịt. Từ đó, Người khuyên mọi người:

Hỡi ai con cháu Rồng Tiên

Mau mau đoàn kết vững bền cùng nhau

Kết thúc tập sách, Bác viết:

Mai sau sự nghiệp hoàn thành

Rõ tên Nam Việt, rạng danh Lạc Hồng

Dân ta xin nhớ chữ đồng

Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh

Như vậy, với truyền thống con Rồng cháu Tiên, Bác Hồ đã phát hiện ra cái triết lý sống, cái đạo lý làm người của dân tộc ta: sự đùm bọc thương yêu lẫn nhau, tinh thần đoàn kết giữa những người cùng chung số phận. 12 năm sau, năm 1954, trên đường về tiếp quản Thủ đô Hà Nội cùng Đại đoàn quân Tiên phong, Bác đã dừng chân tại Đền thờ các vua Hùng ở Phú Thọ. Tại đây, Bác căn dặn các chiến sĩ quân đội: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Đó là mệnh lệnh của lãnh tụ đối với toàn quân, nhưng cũng là lời thề thiêng liêng mà Bác đã thay mặt toàn quân, toàn dân thề trước anh linh của các vua Hùng. Đó cũng là tình cảm và trách nhiệm của thế hệ hôm nay đối với tổ tiên và đối với các thế hệ mai sau. Khái niệm “giữ lấy nước” mà Bác nói ở đây không chỉ có ý nghĩa giữ lấy mảnh đất sinh sống và bờ cõi cương vực của đất nước mà còn là giữ lấy và phát huy những giá trị tinh thần - hồn thiêng của dân tộc.

Cũng cần thấy thêm rằng trong truyền thuyết xa xưa về câu chuyện 50 người con theo mẹ lên núi và 50 người con theo cha xuống biển, phải chăng tổ tiên ta đã nhìn thấy địa bàn sinh sống của con dân đất Việt không chỉ thu hẹp trong vùng đất trung du và đồng bằng, mà còn là miền rừng núi và miền biển. Lịch sử hàng ngàn năm qua đã soi tỏ điều đó. Trong nhiều cuộc chiến tranh giữ nước trước đây, đặc biệt qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cư dân các địa bàn miền núi ngày càng đông và đã trở thành căn cứ vững chắc cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Gần đây, trước yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, một bộ phận khá lớn người dân từ đồng bằng và thành phố đã chuyển lên sinh sống trên miền núi.

Về miền biển cũng vậy. Câu chuyện Mai An Tiêm, đời vua Hùng thứ 18, cũng là dự báo về sự nghiệp làm chủ biển đảo của Tổ quốc, biển đảo phải là nơi cư trú, phát triển kinh tế và là điểm tựa bảo vệ bờ cõi, khẳng định chủ quyền quốc gia.

Cũng cần nói thêm rằng, trong xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường và quá trình toàn cầu hóa hiện nay, thế giới đang trải qua nhiều biến động, đặc biệt, đối với các quốc gia đang phát triển. Mặt trái của kinh tế thị trường cùng với sự tấn công của các luồng thông tin độc hại qua internet, thế hệ trẻ khó tránh khỏi những sợ ngỡ ngàng, lúng túng, đặc biệt trong sự chọn lựa các giá trị, các tiêu chuẩn của lối sống. Người ta đang e ngại có một sự xâm lăng về văn hóa đang diễn ra giữa các nước có ưu thế về kinh tế, về kỹ thuật và công nghệ đối với các nước đang phát triển và chậm phát triển. Trong tình hình đó, sự suy yếu về văn hóa dân tộc, thậm chí sự khủng hoảng về văn hóa cũng có thể diễn ra. Có thể coi đó là một nguy cơ lớn đối với nhiều quốc gia dân tộc. Trước tình hình đó, việc khơi dậy, làm sống lại các giá trị truyền thống tốt đẹp của cha ông, tổ chức giáo dục sâu rộng các giá trị truyền thống đó, hiện đại hóa các giá trị truyền thống và bổ sung những nhân tố mới mang tính thời đại, đó cũng là con đường cứu nguy cho dân tộc. Đó cũng là bệ phóng thần kỳ để đất nước ta, trong một thời gian không xa, có thể sánh vai với các cường quốc năm châu, như Bác Hồ đã từng mong ước.

Bài liên quan
  • Đêm đền Hùng, linh thiêng nhớ Bác
    Sau hai năm ảnh hưởng từ dịch bệnh COVID-19, tối 9/4 (tức mùng 9/3 Âm lịch), tại sân khấu công viên Văn Lang, Ban tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm Nhâm Dần 2022 đã tổ chức Chương trình nghệ thuật “Linh thiêng nguồn cội - Đất Tổ Hùng Vương” gắn với kỷ niệm 10 năm UNESCO ghi danh “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Thành phố Lai Châu – Khát vọng vươn xa
    Tối 29/8, UBND thành phố Lai Châu tổ chức Lễ khai mạc Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch lần thứ I năm 2023 với chủ đề “Thành phố Lai châu – Khát vọng vươn xa”.
  • Chương trình nghệ thuật đặc biệt 'Nắng Ba Đình'
    Tối 29/8, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Nắng Ba Đình” do Báo Đại biểu nhân dân chủ trì, phối hợp tổ chức chào mừng kỷ niệm 78 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9, hướng tới kỷ niệm 35 năm thành lập Báo Đại biểu nhân dân.
  • Thủ tướng: Văn hóa là nền tảng tinh thần, nguồn lực nội sinh, động lực đột phá cho sự phát triển
    Nhấn mạnh văn hóa là nền tảng tinh thần, nguồn lực nội sinh, động lực đột phá cho sự phát triển, Thủ tướng yêu cầu cần khẩn trương hoàn thiện Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam giai đoạn 2026 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
  • Lào Cai: Hấp dẫn chuỗi sự kiện tại Tuần lễ văn hoá Bảo Yên 2023
    (TN&MT) - Nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm giữ gìn, bảo tồn và phát huy vốn văn hóa truyền thống. Đồng thời, thúc đẩy du lịch và quảng bá hình ảnh đất và người Bảo Yên nói riêng và của tỉnh Lào Cai nói chung. Từ 25-31/8, UBND huyện Bảo Yên – Lào Cai tổ chức Tuần lễ Văn hóa - Du lịch Bảo Yên 2023.
  • Tuần Văn hóa – Du lịch Mộc Châu 2023 diễn ra từ 28/8 đến 4/9
    (TN&MT) - Được tổ chức thường niên vào dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, Tuần văn hóa du lịch Mộc Châu (Sơn La) năm nay gồm chuỗi các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, du lịch đặc sắc, hấp dẫn, đậm đà bản sắc văn hóa các dân tộc.
  • Khánh thành “Khu vườn Hội An” tại CHLB Đức
    Ngày 25/8, lãnh đạo UBND TP. Hội An cho biết, tại Công viên Nhân dân thành phố Wernigerode, CHLB Đức đã diễn ra Lễ khánh thành “Khu vườn Hội An” và đặt bảng tên Cầu Hội An vào chiều 24/8. Đây là một trong những hoạt động trọng tâm của Lễ hội đèn lồng Hội An lần thứ 3 diễn ra tại Đức từ ngày 25 - 27/8/2023.
  • Sức hút du lịch Lai Châu
    (TN&MT) - Lai Châu hấp dẫn và lôi cuốn du khách không chỉ bởi cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, những đỉnh núi đẹp, những danh lam thắng cảnh nổi tiếng, mà còn vì những nét độc đáo trong bản sắc văn hóa của các dân tộc với những lễ hội độc đáo đặc sắc, đây chính là những yếu tố tạo nên sức hút cho du lịch Lai Châu.
  • Quảng Nam đề nghị đưa “Nghề chế biến Mỳ Quảng” vào Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Theo Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã ký công văn số 5312/UBND-KGVX ngày 10/8/2023 gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với “Nghề chế biến Mỳ Quảng tại tỉnh Quảng Nam”.
  • Lễ hội Ẩm thực chay Quận 7 - Năm 2023
    Lễ hội ẩm thực chay Quận 7 - năm 2023 sắp diễn ra tại Cầu Ánh Sao - Công viên Cảnh Đồi (quận 7, thành phố Hồ Chí Minh). Với quy mô hơn 200 gian hàng trưng bày, cùng nhiều hoạt động như: cuộc thi “Green Chef 2023”, mâm cỗ chay đặc sắc nhất, chương trình văn nghệ, đại tiệc buffet trên 10.000 người,…
  • Quảng Trị: Vận động xây dựng quỹ "Hoa dâng mộ Liệt sĩ"
    Kỷ niệm 76 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2023), được sự đồng ý của UBND tỉnh Quảng Trị, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Trị phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Trị tổ chức đợt vận động các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong cả nước xây dựng Quỹ “Hoa dâng mộ liệt sĩ” để dâng cúng, gắn bình hoa lên hơn 50.000 phần mộ tại 72 nghĩa trang Liệt sĩ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
  • Thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình
    (TN&MT) - Hoàn thiện môi trường pháp lý; phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; phát triển các nền tảng số, sản phẩm báo chí số; tăng cường hợp tác quốc tế… là những nội dung được đưa ra trao đổi trong “Hội thảo về công tác chuyển đổi số cho các đài phát thanh, truyền hình” với sự tham gia của hơn 200 phóng viên, biên tập viên các đài phát thanh - truyền hình trên cả nước.
  • Hội diễn văn nghệ chào mừng 20 năm thành lập Sở TN&MT TP.Hồ Chí Minh
    (TN&MT) - Với chủ đề “Tự hào – Tiếp bước”, những cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành tài nguyên và môi trường TP.HCM đã cất lên những lời ca, tiếng hát, điệu múa thể hiện niềm tự hào và khát vọng cống hiến cho đất nước, cho thành phố anh hùng.
  • Khởi động hành trình đi tìm Hoa hậu Thiên nhiên Việt Nam
    Ngày 14/7, tại Hà Nội, Ban tổ chức cuộc thi “Miss Nature Việt Nam 2023 - Hoa hậu Thiên nhiên Việt Nam 2023” họp báo thông tin về cuộc thi.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO