Hưởng ứng Tuần lễ Phòng chống thiên tai: Cộng đồng bền vững, thích ứng thiên tai

Thanh Tùng (thực hiện) | 19/05/2022, 11:28

(TN&MT) - Để ứng phó hiệu quả, giảm nhẹ rủi ro thiên tai, một trong những giải pháp quan trọng là dựa vào cộng đồng, huy động sức mạnh của cộng đồng. Đó là lý do Tuần lễ Quốc gia phòng chống thiên tai (PCTT) và kỷ niệm 76 năm Ngày truyền thống PCTT năm nay (22/5/1946 - 22/5/2022) có chủ đề: Cộng đồng bền vững, thích ứng thiên tai.

Phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã phỏng vấn TS. Trần Quang Hoài - Phó Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về PCTT - Tổng Cục trưởng Tổng cục PCTT (Bộ NN&PTNT) xung quanh chủ đề này.

7-1-(1).jpg

TS. Trần Quang Hoài. Ảnh: Trần Văn

PV: Thưa ông, Tuần lễ Quốc gia PCTT và kỷ niệm 76 năm Ngày truyền thống PCTT năm nay có chủ đề: Cộng đồng bền vững, thích ứng thiên tai. Tại sao chúng ta chọn chủ đề này?

Ông Trần Quang Hoài:

Việc lựa chọn chủ đề của Tuần lễ quốc gia PCTT năm nay là “Cộng đồng bền vững, thích ứng thiên tai” nhằm nhấn mạnh mục tiêu nâng cao tinh thần, trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương và sẵn sàng các phương án ứng phó với thiên tai, đặc biệt là mùa mưa bão năm 2022.

Đồng thời, tăng cường công tác thông tin, truyền thông nâng cao năng lực cộng đồng về PCTT đến người dân tại cơ sở, hướng tới xây dựng một xã hội an toàn, bền vững trước thiên tai.

PV: Vai trò của cộng đồng trong PCTT được thể hiện như thế nào trong những năm qua? Và một cộng đồng bền vững là một cộng đồng như thế nào, thưa ông?

Ông Trần Quang Hoài:

Cộng đồng đóng vai trò chủ thể của mọi hoạt động tại địa phương và được thể hiện qua việc: Họ biết rõ các khó khăn, thách thức và nhu cầu, mong muốn của mình cũng như hiểu tiềm năng, lợi thế và đặc biệt, biết cách huy động và gắn kết các thành viên trong cộng đồng lại với nhau. Do đó, sự tham gia của cộng đồng trong công tác PCTT là rất quan trọng.

Chúng ta có thể nhận thấy, trong thời gian qua, bên cạnh sự chỉ đạo quyết liệt của các cơ quan chức năng, chính quyền các cấp, ở những nơi mà người dân tích cực tham gia PCTT và từng hộ gia đình có sự chuẩn bị tốt hơn trước thiên tai thì thiệt hại giảm thiểu đáng kể, đồng thời, góp phần thực hiện hiệu quả phương châm “Bốn tại chỗ”.

Trong PCTT, cộng đồng bền vững là cộng đồng có đầy đủ năng lực để chủ động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai, chuẩn bị tốt phương châm “Bốn tại chỗ”. Ở đây phải kể đến người dân, các cấp chính quyền được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng về PCTT; xây dựng kế hoạch, phương án ứng phó với thiên tai có sự tham gia của cộng đồng; có lực lượng xung kích cơ sở được tập huấn, trang bị các phương tiện, trang thiết bị phù hợp; có hệ thống thông tin, cảnh báo; công trình PCTT như: đê điều, hồ đập, khu neo đậu, tránh trú bão cho tàu thuyền, các tuyến đường giao thông, công trình tránh trú đảm bảo an toàn; ….

Bên cạnh đó, một cộng bền vững còn phải được kể đến các khía cạnh như phát triển sinh kế bền vững, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo y tế, giáo dục, giữ gìn tốt môi trường tự nhiên và văn hóa, phát huy giá trị tri thức bản địa,… để góp phần tăng cường khả năng chống chịu của cộng đồng trước các rủi ro thiên tai.

7-2-.jpg

Từ thực tế công tác PCTT trong những năm qua cho thấy, sự tham gia của cộng đồng là rất quan trọng

PV. Vậy, theo ông chúng ta phải làm gì để nâng cao năng lực cộng đồng, góp phần hình thành cộng đồng bền vững? Và những khó khăn, thách thức đang gặp phải là gì?

TS. Trần Quang Hoài:

Thời gian qua, Nhà nước, nhân dân và các tổ chức quốc tế đã triển khai nhiều giải pháp, hành động nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng và truyền thông về PCTT. Một số hoạt động cụ thể như: Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, cơ chế về nâng cao năng lực cộng đồng, trong đó, phải kể đến Luật PCTT, Chiến lược Quốc gia PCTT đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, đến năm 2030,… Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, giáo dục pháp luật về PCTT. Xây dựng và ban hành các tài liệu hướng dẫn, đào tạo tập huấn, các tài liệu chính khảo và tham khảo về PCTT. Tổ chức đào tạo, tập huấn, diễn tập nâng cao năng lực cộng đồng.

Bên cạnh đó là các hoạt động thúc đẩy, triển khai đánh giá rủi ro thiên tai có sự tham gia của người dân. Đưa giáo dục về PCTT vào hệ thống trường học, trong đó, quan tâm tổ chức các sự kiện, chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức cho đối tượng trẻ em. Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, truyền thông, cải tiến, đổi mới nội dung thông tin, truyền thông đến cộng đồng, nhất là đối tượng dễ bị tổn thương và đồng bào dân tộc thiểu số. Huy động sự hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài nước cho công tác nâng cao năng lực cộng đồng. Lồng ghép các nội dung nâng cao năng lực cộng đồng vào các chương trình mục tiêu quốc gia như “Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới”.

Trong quá trình thực hiện, cũng còn gặp phải một số khó khăn, thách thức như diễn biến thiên tai ngày càng gia tăng cả về cường độ và tính bất thường. Nhận thức của một số bộ phận cộng đồng người dân còn hạn chế, bất cập, thiếu đồng đều; thiếu các hình thức và sự quan tâm cao các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cụ thể cho các nhóm đối tượng, đặc biệt nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, dân tộc thiểu số. Chính sách cụ thể để người dân, trong đó, có các doanh nghiệp chủ động tham gia vào công tác PCTT còn thiếu và bất cập. Nguồn kinh phí cho công tác phòng ngừa, trong đó, có hoạt động nâng cao nhận thức còn hạn chế…

PV: Thời gian tới, Tổng cục có giải pháp nào để tiếp tục thúc đẩy vai trò của cộng đồng trong PCTT, thưa ông?

Ông Trần Quang Hoài:

Trước những thách thức và yêu cầu mới, để tiếp tục thúc đẩy vai trò của cộng đồng trong PCTT, trong thời gian tới, chúng ta cần tập trung thực hiện một số giải pháp: Tăng cường các hoạt động nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền, những người làm công tác PCTT, doanh nghiệp và người dân với phương châm “phòng ngừa là chính”. Đẩy mạnh hỗ trợ, phổ biến kiến thức, kỹ năng về PCTT, xác định các rủi ro thiên tai và giải pháp ứng phó phù hợp cho từng nhóm cộng đồng người dân và khu vực, đặc biệt nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, dân tộc thiểu số.

Đồng thời, đa dạng hóa các hình thức truyền tải, phổ biến như hoạt động đào tạo, tập huấn, diễn tập PCTT; hoạt động thông tin, tuyên truyền, truyền thông, phổ biến kiến thức; hưởng ứng các Ngày lễ về PCTT; các hội thảo, hội nghị, tọa đàm chia sẻ các bài học kinh nghiệm mới và kinh nghiệm dân gian; cập nhật, đổi mới và xây dựng các tài liệu, hướng dẫn kỹ thuật nâng cao nhận thức. Tiếp thu, nghiên cứu và chuyển giao các công nghệ thông tin, các công cụ hỗ trợ cho người dân. Nghiên cứu thí điểm và tổ chức thực hiện xây dựng hệ thống thông tin cảnh báo sớm thiên tai tại cộng đồng, xây dựng và tăng sự tiếp cận sử dụng các bản đồ rủi ro thiên tai, bản đồ quy hoạch, sử dụng đất.

Phát huy, nhân rộng các bài học tốt trong cộng đồng người dân trong đó có các giải pháp truyền thống và giáo dục qua các hình ảnh, tư liệu, sự kiện thiên tai lịch sử. Rà soát, sửa đổi, ban hành các chính sách, các quy định để tăng sự chủ động tham gia, tăng cường khả năng chống chịu cho cộng đồng người dân. Sắp xếp, huy động và xã hội hóa các nguồn lực để thực hiện công tác nâng cao năng lực bao gồm nguồn ngân sách Nhà nước, quỹ PCTT, sự hỗ trợ của các tổ chức, các nhân trong nước và quốc tế, huy động sự đóng góp của doanh nghiệp, người dân; lồng ghép vào các chương trình, dự án có liên quan để triển khai thực hiện: chương trình nông thôn mới,…

Nếu chúng ta tổ chức thực hiện được các giải pháp nêu trên, sẽ góp phần nâng cao nhận thức, sức chống chịu của cộng đồng và góp phần xây dựng một xã hội an toàn hơn trước thiên tai, góp phần phát triển bền vững đất nước.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Lan tỏa tinh thần bảo vệ môi trường của đạo Tin Lành
(TN&MT) - Cộng đồng đạo Tin Lành Việt Nam đang phát huy nhiều sáng kiến, triển khai những mô hình hay nhằm chung tay với các tôn giáo thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Đừng bỏ lỡ
  • Bộ TN&MT làm việc với UBND tỉnh Sóc Trăng: Gỡ vướng khai thác cát phục vụ dự án đường cao tốc vùng ĐBSCL
    (TN&MT) - Chiều 30/3, tại Hà Nội, Bộ TN&MT và đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Sóc Trăng về một số vướng mắc trong công tác quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh và việc khai thác cát phục vụ Dự án thành phần 4 thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, giai đoạn 1.
  • Cắt giảm thủ tục hành chính trong giao khu vực biển
    (TN&MT) - Nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên biển, Chính phủ đã giảm đến mức tối đa các yêu cầu về hồ sơ, cũng như thời gian giải quyết thủ tục hành chính trong giao khu vực biển.
  • TP.Hồ Chí Minh: Quản lý tài nguyên nước phục vụ phát triển kinh tế,  giảm nghèo đa chiều
    Tài nguyên nước có tầm quan trọng đặc biệt đối với phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng đời sống, giảm nghèo bền vững ở TP.HCM. Vì vậy, Thành phố đã đặt ra yêu cầu phải quản lý hiệu quả hơn các hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước và phòng chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra…
  • Thái Bình:  Cần nhiều giải pháp để nước sạch đến với người dân vùng nông thôn
    (TN&MT) - Mặc dù Việt Nam là một quốc gia có mạng lưới sông ngòi và hệ thống ao hồ dày đặc nhưng theo Hiệp hội Tài nguyên nước Quốc tế (IWRA), Việt Nam thuộc nhóm quốc gia "thiếu nước". Điều này cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội và ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của người dân.
  • “Mục sở thị” dự án trăm tỷ thi công ì ạch ở Quảng Trị
    Chỉ còn vài tháng nữa là gói thầu xây lắp dự án đường Hùng Vương kết nối hành lang kinh tế Đông Tây và Khu Kinh tế Đông Nam Quảng Trị (dự án đường Hùng Vương) sẽ hết thời gian thực hiện hợp đồng xây lắp, thế nhưng đến hiện tại thì dự án thi công “chậm như rùa”, khó hoàn thành đúng tiến độ.
  • Bộ TN&MT gỡ vướng về quản lý, khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
    (TN&MT) - Chiều 29/3, tại Hà Nội, Bộ TN&MT làm việc với UBND tỉnh Đồng Tháp để giải quyết một số nội dung khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực quản lý và khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, ông Huỳnh Minh Tuấn chủ trì buổi làm việc.
  • Tiết kiệm nước: Thay đổi nhỏ cho hiệu quả lớn
    (TN&MT) - Ô nhiễm nguồn nước đang là vấn đề gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống con người và hệ sinh thái tự nhiên. Nhất là khi dân số ngày càng tăng nhanh, kéo theo tài nguyên nước càng cạn kiệt và ô nhiễm với tốc độ nhanh hơn. Dù chưa tìm được “đường tắt” để ngăn chặn tình trạng này, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể hành động bảo vệ nguồn nước sạch bằng những thay đổi rất nhỏ trong việc dùng nước hàng ngày.
  • Gỡ vướng trong triển khai hỗ trợ đất ở, đất sản xuất vùng đồng bào DTTS&MN
    (TN&MT) – Những năm qua, Sơn La đã đẩy mạnh rà soát, bố trí quỹ đất để hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho các hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất, góp phần từng bước nâng cao chất lượng sống nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo bền vững. Liên quan đến vấn đề này, Phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Tiến Dương – Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Sơn La.
  • Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Luật Đất đai phải đồng bộ, thống nhất với các luật, lĩnh vực chuyên ngành
    Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thi hành Luật Đất đai năm 2013 và xây dựng Luật Đất đai (sửa đổi) tại cuộc họp Ban Chỉ đạo về kết quả thực hiện kế hoạch lấy ý kiến nhân dân và việc tiếp thu, giải trình ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), chiều 28/3.
  • Làm rõ nguyên tắc, yêu cầu để tổ chức, cá nhân được khai thác khoáng sản đi kèm
    (TN&MT) - Sáng 28/3, tại Hà Nội, Cục Khoáng sản Việt Nam báo cáo Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên về việc triển khai xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết Luật Khoáng sản.
  • Ninh Bình: Chậm thu hồi, đền bù để GPMB dự án xây dựng tuyến đường Đông - Tây
    (TN&MT) - Đến cuối năm 2023, Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Đông – Tây (giai đoạn I) dự kiến thông xe kỹ thuật, nhưng đến nay công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) trên địa bàn huyện Nho Quan rất chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu. Một phần là bởi công tác kê khai, kiểm đếm chậm dẫn đến chưa xong phân loại các loại đất để đền bù, trong khi loại đất ở và tài sản trên đất có quy trình, thủ tục để thu hồi dài hơn đất nông nghiệp…
  • Phù Yên (Sơn La): Đưa 71 thửa đất ra đấu giá tạo nguồn thu ngân sách
    (TN&MT) - UBND huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La vừa phê đuyệt danh sách 71 thửa đất ở tại 2 Khu đô thị sẽ đưa ra đấu giá quyền sử dụng đất lần 1 năm 2023 trong tháng 4/2023.
  • Nhà ở công nhân tại Khu công nghiệp: Cần có các quy định đồng bộ tại 3 Dự thảo Luật
    (TN&MT) - Nhiều ý kiến đánh giá quy định về nhà ở xã hội (NƠXH) trong các Dự thảo Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản (BĐS) có liên quan chặt chẽ với nhau và tác động rất lớn đến thị trường BĐS, NƠXH.
  • Dịch vụ cấp Giấy chứng nhận theo nhu cầu tại Bến Tre: Hơn 96% người sử dụng đất hài lòng
    (TN&MT) - Sau gần 5 tháng triển khai thực hiện, Dịch vụ cấp Giấy chứng nhận theo nhu cầu của người sử dụng đất (SDĐ) trên địa bàn tỉnh Bến Tre đã mang lại hiệu quả thiết thực, tạo sự an tâm, tin tưởng hơn trong việc thực hiện giao dịch đất đai, rút ngắn thời gian đi lại nhiều lần so với trước đây.
  • Thanh Hóa quản lý hiệu quả tài nguyên nước: Nâng chất lượng thẩm định hồ sơ cấp phép
    (TN&MT) - Là một tỉnh đang trên đà phát triển, công tác quản lý và sử dụng tài nguyên nước luôn được các cấp chính quyền quan tâm, chỉ đạo sát sao để tránh lãng phí tài nguyên nước, ngăn chặn các hành vi gây ô nhiễm nguồn nước, vi phạm Luật Tài nguyên nước góp phần bảo vệ và sử dụng bền vững.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO